Chương 2: Đặc điểm của câu chữ “把”
1.2. Các thành phần câu chữ “把”
1.2.2. Thành phần vị ngữ trong câu chữ “把”
Không phải tất cả mọi động từ đều có thể cấu tạo thành câu chữ “把”. Câu chữ “把” rất kén động từ. Động từ chính trong câu chữ “把” thông thường có những yêu cầu, điều kiện sau:
1) Động từ chính trong câu chữ “把” phải là động từ cập vật và phải có khả năng làm cho tân ngữ thay đổi vị trí, biến hoá hình thái hoặc chịu ảnh hưởng nhất định của động từ mà sinh ra một kết quả nào đó. Cho nên, các động từ sau đây không dùng câu chữ “把”: động từ biểu thị sự tồn tại như
“有”, “ 在”,“是” (có, tại, là); động từ biểu thị hoạt động tâm lý hoặc cảm
giác như: “爱”,“恨”,“讨厌”, “喜欢”, “觉得”, “感觉”... (yêu, ghét, thích, cảm thấy…); động từ chỉ xu hướng như “来”, “去” (đến, đi).
2) Vị ngữ động từ trong câu chữ “把” thường là động từ cập vật biểu thị động tác, có khả năng xử lý, chi phối tân ngữ của giới từ “把”. Sở dĩ nói như vậy là vì, có một số động từ cập vật không thể dùng trong câu chữ “把”, lý do là chúng không có tác dụng xử lý ảnh hưởng, chi phối, ví dụ các động từ:
“有”, “在”, “像”,“是”, “认为”, “相信”, “走”, “上”, “下”...”
(có, ở/tại, giống/như, là, nhận thấy/cho rằng, tin tưởng/tin rằng, đi, lên, xuống...). Ví dụ, các câu dưới đây không dùng câu chữ “把”:
(1) 这个 路线 把 我们 民族 走向 社会主义 道路。(*)
Bởi vì động từ “走“ (đi) không có khả năng xử lý hoặc chi phối ảnh hưởng tới tân ngữ “我们 民族” (dân tộc ta)
(2) “ 我 把 他 相信 了”. (*)
Ví dụ (2) sai vì động từ “相信” (tin tưởng) không tạo ra một ảnh hưởng nào đó đối với “anh ấy”.
3) Khi sử dụng câu chữ “把”, sau động từ nhất định phải có thành phần khác nói rõ kết quả hoặc ảnh hưởng mà động tác của động từ tạo ra. Cái gọi là thành phần khác gồm: trợ từ động thái “了”,“着” (rồi, đang) để biểu thị sự hoàn thành hoặc phương thức tồn tại của động tác, hoặc sử dụng hình thức lặp lại của động từ, hoặc tân ngữ, bổ ngữ… cần lưu ý là, sau động từ không mang bổ ngữ khả năng vì bổ ngữ khả năng biểu thị một khả năng nào đó chứ không
biểu thị kết quả của động tác. Sau động từ cũng không mang trợ từ động thái
“ 过” biểu thị sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:
(3) 我 已经 把 行李 托运了。
(Tôi đã gửi hành lý đi rồi) (4) 请 把 窗户 打开。
(Xin hãy mở cửa sổ ra)
(5) 妹妹 把衣服 洗 干净 了。
(Em gái đã giặt sạch quần áo rồi) (6) 你把 身上 的 雪 扫 一 扫。
(Cậu hãy phủi tuyết ở trên người đi) (7) 我把 练习 作。(*)
(8)他把 北京 去过 了。(*)
(9) 我没 把 这个 问题 听 得 清楚。(*)
Trong các ví dụ trên, từ câu (3~6) là câu đúng, vì sau động từ đều mang thành phần khác như trợ từ động thái “了”, bổ ngữ kết quả “开”, “干净”, động từ lặp lại “扫一扫“. Còn câu (7~9) là câu sai. Câu (7) sau động từ không có thành phần khác, câu (8) động từ mang trợ từ động thái “过”; câu (9) sử dụng hình thức động từ mang bổ ngữ khả năng. Ba câu này về ý nghĩa ngữ pháp đều không phù hợp với yêu cầu điều kiện của câu chữ “把” mà nên sửa là:
(7) 我把 练习 作完 了。
(Tôi đã xem xong bài tập rồi) (8) 他 还没 去过 北京 呢。
(Anh ấy chưa từng đến Bắc Kinh) (9) 这个 问题 我 听 不 清楚。
(Vấn đề này tôi nghe không rõ)
Qua những phân tích trên cho thấy, khi sử dụng câu chữ “把” cần phải hết sức chú ý tới vị ngữ động từ. Căn cứ vào mức độ năng lực cấu thành câu chữ “把”, có thể chia các động từ có khả năng cấu thành câu chữ “把” thành 7 loại sau:
Loại 1 (V1)
Các động từ cập vật (động từ có khả năng mang tân ngữ) biểu thị động tác cụ thể. Loại động từ này có ảnh hưởng rất lớn đối với tân ngữ của giới từ
“把”. Đặc biệt là các động từ cập vật đơn âm tiết. Sau khi tác động vào người hoặc vật, các động từ này có tác dụng làm cho tân ngữ thay đổi vị trí, biến hoá hình thái hoặc nảy sinh một kết quả nào đó. Vì vậy mà khả năng cấu
thành câu chữ “把” của loại động từ này là mạnh nhất. Đó là các động từ
“打”, “折”, “杀”,“切”,“抓”, “剪”, “饮”, “咬”, “埋”, “挖”,
“送”,“收”,“拾”... (đánh, tháo, giết, thái, bắt, cắt, uống, cắn, chôn, đào, tặng, nhận, nhặt…)
Loại 2 (V2)
Là những động từ biểu thị các hoạt động bình thường, có ảnh hưởng tương đối với tân ngữ của giới từ “把”. Sau khi tác động vào người, sự vật, các động từ này cũng có tác dụng cho nảy sinh một kết quả, phát sinh một sự thay đổi hoặc ở vào trạng thái nào đó. Các động từ thuộc nhóm này cũng tương đối nhiều, đa phần là động từ song âm tiết.
Ví dụ:
“处理”,”办理”, “调查”, “研究”, “分析”, “欺骗”, “调动”,
“调整”, “学习”, “领导”, “讨论”, “商量”, “控制”, “增加”, “省略”...
(xử lý, làm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, lừa gạt, điều động, điều chỉnh, học tập, lãnh đạo, thảo luận, thương lượng, khống chế, gia tăng, tỉnh lược…)
Loại 3 (V3)
Các động từ cập vật mang ý nghĩa kết hợp hoặc phân ly thường ảnh hưởng đến tân ngữ của giới từ “把”, cũng có thể trở thành câu chữ “把”. Ví dụ các động từ : “结合”, “联系”,“改成”, “割开”, “分开”... (kết hợp, liên hệ, sửa thành, chia cách, phân chia…)
Loại 4 (V4)
Động từ cập vật mang ý nghĩa tường thuật như “告诉”, “叙述”,“通 知”,“转告”, “说”... (nói với, thuật lại, thông báo, chuyển lời, nói…)
cũng có thể tạo thành câu chữ “把”, nó có tác dụng làm cho tân ngữ có sự thay đổi, sinh ra kết quả nào đó…
Loại 5 (V5)
Động từ cập vật biểu thị hoạt động tâm lý, thị giác, thính giác… Tuy không trực tiếp tác động tới tân ngữ của “把”, nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định. Nếu đặt chúng vào ngữ cảnh cụ thể để liên hệ với các cấu trúc câu trên dưới với nhau, chúng cũng có ảnh hưởng nhất định tới tân ngữ của “把”, tạo ra một sự thay đổi nào đó. Nhưng nhìn chung thì loại động từ này tần số sử dụng ít, phải có điều kiện ngữ cảnh cụ thể.
Loại 6 (V6)
Các động từ biểu thị kết quả có cấu trúc như:( V 成, V 为, V 作...). Ví dụ:( “做成”, “当成”, “视为”,‟当作”,”看作”...)(xem là, coi là, xem là, coi như, xem như …). Đó cũng là các động từ có thể cấu tạo thành câu chữ “把”, nhưng sau chúng bắt buộc phải có một tân ngữ khác.
Ví dụ:
(10) 你不要 把这个 家 当成 旅馆。
(Mày không thể coi cái nhà này như cái nhà trọ được) (11) 直到 现在我 仍然 把他 当成 我哥哥。
(Đến tận bây giờ, tôi vẫn coi anh ấy như anh trai của tôi vậy)
Trong ví dụ (10, 11) sau động từ mang tân ngữ (nhà trọ, anh trai) thì câu mới có thể đứng vững.
Loại 7 (V7)
Các động từ không biểu đạt ý nghĩa cụ thể như “作”, “进行”, “加以”,
“予以” (làm, tiến hành, thêm, cho…) sau nó thường mang động từ làm tân ngữ mới mang ý nghĩa cụ thể, sẽ khiến cho các động từ này có ảnh hưởng tới tân ngữ của giới từ “把”. Trong những trường hợp như vậy cũng có thể sử dụng câu chữ “把”.
Ví dụ:
(12) 必须把 新 富农 和旧 富农 加以 区别。 (毛 泽东)
(Cần phải tăng cường phân biệt tầng lớp phú nông mới và phú nông cũ) Trong ví dụ trên, động từ “区别” (khu biệt/ phân biệt) đứng sau động từ
“加以” (tăng cường) làm cho động từ này có ảnh hưởng tới tân ngữ (tầng lớp phú nông mới và phú nông cũ) của giới từ “把”. Nên câu đó là câu chuẩn ngữ pháp.
* Nhận xét
1/ Qua phân tích trên đây, có thể thấy rằng, các động từ thuộc nhóm (V1†V7) đều có thể cấu thành câu chữ “把”. Trong đó, các động từ thuộc nhóm V1 có năng lực hoạt động mạnh nhất, các động từ thuộc nhóm (V1+V2) kết hợp lại có số lượng nhiều nhất, cơ bản nhất của câu chữ “把”. Câu chữ
“把” do các động từ thuộc các nhóm này cấu thành là loại câu điển hình, có thể gọi là câu chữ “把” thuộc “mô hình mạnh”.
Các động từ thuộc nhóm (V3†V7) có số lượng ít hơn, khi tạo câu chữ
“把” phải chịu sự hạn chế nhất định của một số điều kiện, không được hoàn
toàn tự do. Đây có thể coi là câu chữ “把” thuộc “mô hình yếu”. Đặc biệt là (V6, V7), câu chữ “把” mà chúng cấu thành có thể coi là “mô hình câu đặc thù”.
2/ Những động từ sau không thể dùng trong câu chữ “把”:
(1) Những động từ bất cập vật, lý do là vì những động từ này không ảnh hưởng đến người, vật, không dẫn đến kết quả hoặc thay đổi trạng thái, tính chất của sự vật.
Ví dụ:
“醒”,“游行”, “示威”,“奋斗”, “合作”,“闭幕”,“毕业”...
(tỉnh giấc, biểu tình, thị uy, phấn đấu, hợp tác, bế mạc, tốt nghiệp…) (2) Những động từ cập vật biểu thị trạng thái, phán đoán.
Ví dụ:
“在”,“像”,“有”,“存在”,“属于”,“含有”,“好像”,“好似”,
“消失”,“出现”,“存在”... (ở, giống, có, tồn tại, thuộc về, chứa đựng, dường như, hình như, biến mất, xuất hiện, tồn tại…)
(3) Một bộ phận động từ cập vật biểu thị hoạt động hành vi, thính giác, thị giác hoặc hoạt động tâm lý cũng không có khả năng cấu thành câu chữ “把”.
Ví dụ:
“参加”, “鼓励”, “离开”, “到达”, “接近”, “感到”, “知道”,
“看到”, “遇到”, “听见”, “希望”, “同情”, “怀念”, “主张”, “要 求”, “讨厌”,“爱”,“相信”,“信任”...(tham gia, cổ vũ, rời xa, đạt đến,
tiếp cận, cảm thấy, biết, gặp phải, nghe thấy, hy vọng, thông cảm, nhớ nhung, chủ trương, yêu cầu, ghét, yêu, tin tưởng, tín nhiệm…).
(4) Động từ năng nguyện và động từ biểu thị xu hướng cũng không có khả năng làm ảnh hưởng đến sự thay đổi trạng thái hoặc nảy sinh kết quả nên cũng không thể cấu thành câu chữ “把”.
Ví dụ:
“能”,“能够”,“愿”,“愿意”,“情愿”, “敢”, “会”, “应该”,
“要”, “可能”, “可以”,“必须”,“得”,“来”, “去”,“上”,“下”,
“进”,“近来”, “进去”, “过来”, “回来”... (có thể, nguyện, sẵn lòng, tình nguyện, dám, biết, nên, phải, cần phải, có lẽ, có thể, đến, đi, lên, xuống, vào, lại, về…).