Nguyên nhân gây lỗi

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 133 - 137)

Chương 3: Cõu chữ “把” đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán: lỗi và cách khắc phục

3. Nguyên nhân gây lỗi và cách khắc phục

3.1. Nguyên nhân gây lỗi

Qua phân tích thực tế lỗi của sinh viên Việt Nam khi sử dụng câu chữ

“把 ” , chúng tôi thấy có một số nguyên nhân như sau:

1/ Do sự chuyển di tiêu cực giữa tiếng Việt và tiếng Hán

Đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán mà nói, khi học một kết cấu ngữ pháp tiếng Hán nào, các em thường tiến hành so sánh kết cấu này với các kết cấu tương đương trong tiếng Việt. Chẳng hạn trong tiếng Hán có kết cấu

“连。。。也”, các em liền nghĩ ngay tới kết cấu “ngay cả đến/đến… cũng”

trong tiếng Việt. Nhưng thực tế ngôn ngữ lại không như vậy, không phải kết cấu nào có trong tiếng Hán đều có kết cấu tương đương trong tiếng Việt.

Chẳng hạn, tiếng Việt không có kết cấu cố định nào tương đương với câu chữ

“把” trong tiếng Hán. Có những câu trong tiếng Việt khi dịch sang tiếng Hán bắt buộc phải sử dụng câu chữ “把”. Lại có những câu dùng câu chữ “把”

cũng được, không dùng cũng được. Một số sinh viên nhầm tưởng rằng giới từ

“把” trong câu chữ “把” có ý nghĩa tương đương với động từ “cầm”, “mang”,

“đem” trong tiếng Việt, trên thực tế lại không phải như vậy. Giới từ “把”

trong tiếng Hán ngoài nghĩa tương đương với “đem”, “mang” trong tiếng Việt còn mang các nét nghĩa khác như “对” hoặc “将” trong tiếng Hán.

Ví dụ:

(1) 我把 那本书 还给他了。

Có thể dịch là: “Tôi đem cuốn sách đó trả cho anh ấy rồi”

Trên thực tế có một số câu chữ “把” cũng bao hàm ý “đem, mang”

nhưng loại câu này không nhiều. Có một số câu chữ “把” không thể dịch như vậy. Chẳng hạn:

(2) 我们 应该 把 汉语 学好。(Chúng ta cần học tốt tiếng Hán)

Nếu dịch là: “Chúng ta nên đem tiếng Hán học tốt.” thì rất gượng gạo, có nghĩa là nếu cứ ép buộc nghĩa của giới từ “把” tương đương với nghĩa

“đem”, “mang” trong tiếng Việt thì e rằng có rất nhiều câu rất khó lý giải.

Hơn nữa, nếu lý giải như vậy thì phạm vi sử dụng của câu chữ “把” rất hạn hẹp. Đó chính là hiện tượng phức tạp của câu chữ “把”, khó có thể liên tưởng

với tiếng mẹ đẻ. Nếu cứ liên tưởng như vậy cũng rất dễ mắc phải những lỗi sai khi sử dụng.

Câu chữ “把” trong tiếng Hán có tác dụng nhấn mạnh xử lý, nhưng trong tiếng Việt rất khó biểu đạt ý nghĩa nhấn mạnh đó. Cho nên, có một số sinh viên hiểu lầm câu chữ “把” cũng giống như câu bình thường, nếu không muốn dùng câu chữ “把” thì sử dụng câu bình thường. Nhưng trên thực tế, trong tiếng Việt có những câu khi dịch sang tiếng Hán bắt buộc phải sử dụng câu chữ “把”. Hiện tượng hiểu sai như vậy cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên Việt Nam khi sử dụng câu chữ “把” mắc phải lỗi sai.

Như vậy, từ sự phân biệt giữa hai ngôn ngữ Việt – Hán mà dẫn đến chuyển di tiêu cực trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là khó khăn chủ yếu của sinh viên Việt Nam khi sử dụng loại câu đặc thù này. Nhưng sự chuyển di tiêu cực chỉ là một nguyên nhân, ngoài ra còn những nguyên nhân khác như: do cách nhìn nhận về câu chữ “把” không giống nhau, do sinh viên chưa nắm chắc lý thuyết… cũng dẫn đến những lỗi sai khi sử dụng câu chữ “把”.

2/ Do cách nhìn nhận về câu chữ “” không giống nhau

Khi học về câu chữ “把”, có một số sinh viên còn tham khảo thêm một số sách ngữ pháp, nhưng do cách giải thích của các sách không giống nhau, dẫn đến sự hiểu lầm của người học và dẫn đến lỗi sai khi sử dụng. Thực ra, về vấn đề câu chữ “把”, ý kiến của các nhà ngữ pháp vẫn còn những điểm chưa thống nhất, nhưng vấn đề chủ yếu là các học giả xem xét câu chữ “把” từ góc

độ nào. Hiện nay, một số nhà ngữ pháp nhìn nhận câu chữ “把” từ hai góc độ.

Đó là: ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.

Từ góc độ hình thức ngữ pháp xem xét thì mô hình câu chữ “把” là:

Từ góc độ ý nghĩa ngữ pháp mà xét thì mô hình câu chữ “把” là:

Thành phần sau giới từ “把” có người gọi là tân ngữ của giới từ “把”, lại có người gọi là “đối tượng xử lý”. Muốn tìm hiểu về vấn đề này chúng ta phải xuất phát từ giới từ “把”. Chữ “把” là một giới từ, nó giống như mọi giới từ bình thường, đều do động từ chuyển biến thành.

Ví dụ:

(3) 两手 把着 冲锋枪。 (现代汉语词典)

(Hai tay nắm chắc khẩu súng)

“把” ở đây được dùng như một động từ. Trên thực tế không phải chỉ riêng thành phần sau giới từ “把” mà thành phần sau các giới từ khác mọi người đều quen gọi là tân ngữ của giới từ. Điều này thể hiện câu chữ “把” là một trong những câu do kết cấu giới từ làm trạng ngữ.

Chủ ngữ + “” + tân ngữ + động từ + thành phần khác

Chủ thể thi hành động tác + “” + đối tượng chịu sự chi phối của động tác + động từ + thành phần khác

Từ góc độ ý nghĩa ngữ pháp xem xét, câu chữ “把” có tác dụng giới thiệu, đưa tân ngữ của động từ lên trước động từ để nhấn mạnh nghĩa xử lý, cho nên thành phần sau chữ “把” được gọi là đối tượng xử lý cũng rất dễ lý giải.

Như vậy, dù xem xét ở góc độ nào, ý nghĩa ngữ pháp hay hình thức ngữ pháp thì câu chữ “把” cũng không phải là vấn đề khó. Trong bản luận văn này, chúng tôi cũng xem xét câu chữ “把” từ góc độ hình thức ngữ pháp. Điều này có liên quan đến một số lỗi sai mà sinh viên Việt Nam trong quá trình học tiếng Hán, khi sử dụng câu chữ “把” thường mắc phải.

3/ Do sinh viên chưa nắm chắc lý thuyết

Chúng tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng mà sinh viên Việt Nam khi sử dụng câu chữ “把” thường mắc lỗi sai là: họ chưa nắm chắc một cách hệ thống từ khái niệm, đặc điểm đến đặc trưng ngữ nghĩa, bối cảnh ngữ dụng và đặc biệt là hình thức kết cấu, mô hình câu chữ “把”, yêu cầu điều kiện, chức năng biểu đạt của câu chữ “把”… Vì vậy mà khi sử dụng gượng ép, lẫn lộn, mắc những lỗi sai về ý nghĩa, về kết cấu và ngữ dụng như đã trình bày ở trên. Có thể nói rằng việc nắm chắc lý thuyết về loại hình câu này là hết sức quan trọng để hạn chế phần nào những lỗi sai trong quá trình sử dụng, giúp người học tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi sử dụng câu chữ “把”

nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn như mong muốn.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)