NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 27 - 34)

1.1. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ

1.1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ

Phát triển thị trường khoa học - công nghệ là các hoạt động của các chủ thể trên thị trường (đặc biệt là nhà nước) nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ khoa học-công nghệ; làm cho các hoạt động trên thị trường tuân thủ ngày càng đầy đủ hơn yêu cầu của các quy luật thị trường.[28, tr. 33-34]

Trên thị trường KH - CN có các chủ thể chính tham gia là người cung, người cầu sản phẩm khoa học, dịch vụ KH - CN. Người cung sản phẩm KH - CN là các tổ chức cá nhân, các nhà sáng chế độc lập hoạt động trong lĩnh vực KH - CN. Nguồn cầu về các sản phẩm KH - CN trên thị trường KH - CN là doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức xã hội và các nhân khác. Các chủ thể trên thị trường KH - CN không ngừng giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ KH - CN làm cho số lượng giá trị hàng hóa được giao dịch tăng lên, số lượng các chủ thể tham gia trị trường ngày càng nhiều làm cho quy mô thị trường KH - CN tăng trưởng nhanh chóng. Sự gia tăng về số lượng, giá trị sản phẩm KH - CN và các loại giao dịch trên thị trường thể hiện ở sự tăng trưởng có tốc độ và biên độ đều, liên tục, ổn định hàng năm các loại hình sản phẩm KH - CN như đối tượng sở hữu công nghiệp, máy móc, thiết bị, công nghệ thuần túy...Chính hoạt động của các chủ thể trên thị trường đã mở rộng hàng hóa và dịch vụ KH - CN. Nhu cầu các sản phẩm KH - CN ngày càng nhiều do đó nguồn cung hàng hóa dịch vụ KH - CN cũng phong phú. Các doanh nghiệp tổ chức cá nhân KH - CN cạnh tranh nhau để cung cấp các sản phẩm mới tiên tiến hiện đại làm cho chất lượng hàng hóa dịch vụ KH -CN ngày được nâng cao. Việc gia tăng nhanh chóng nhu cầu về sản phẩm KH - CN đặc biệt là nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp cũng làm gia tăng quy mô của thị trường KH - CN. Như vậy, hoạt động của các chủ thể trên thị trường KH - CN làm cho hàng hóa, dịch vụ KH - CN mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng do đó làm gia tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường KH - CN làm cho thị trường KH - CN không ngừng phát triển. Hoạt động của các chủ thể trên thị trường làm cho các hoạt động trên thị trường tuân thủ ngày càng đầy đủ hơn yêu cầu của các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị...Các chủ thể trên thị trường KH - CN đặc biệt là Nhà nước đã xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ cho phát

triển thị trường KH - CN trên các lĩnh vực về SHTT, CGCN, và cạnh tranh.

Nhiều văn bản dưới dạng các luật, nghị định, thông tư...được ban hành như luật KH - CN năm 2000, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Luật CGCN năm 2006; Luật tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;

Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; Luật công nghệ cao năm 2008;...và các văn bản dưới luật để quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật nói trên như các nghị định thông tư. Nhà nước cũng điều tiết cung cầu hàng hóa KH - CN, thực hiện các chính sách hỗ trợ thị trường và làm cầu nối găn kết các chủ thể trên thị trường KH - CN. Nhờ có Nhà nước và các chủ thể trên thị trường KH - CN mà hoạt động trên thị trường KH - CN ngày càng sôi động, hiệu quả và tuân thủ đúng các văn bản pháp luật đã ban hành, tuân thủ đúng các quy luật của thị trường. Nhờ đó thị trường KH - CN ngày càng phát triển.

Như vậy, phát triển thị trường KH - CN tức là phát triển những yếu tố và thể chế cần thiết, thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng sự đa dạng của các hàng hóa và giao dịch hoạt động mua bán công nghệ và các yếu tố liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng của các bên tham gia cũng như yêu cầu phát triển KT - XH chung của đất nước và địa phương phù hợp với cơ chế thị trường.

Những nội dung chủ yếu của phát triển thị trường khoa học-công nghệ là:

Thứ nhất, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường khoa học-công nghệ.

Cụ thể là xây dựng hệ thống luật pháp về SHTT, luật pháp về CGCN, và luật pháp về cạnh tranh. Luật pháp về SHTT của mỗi một quốc gia là khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất với những nguyên tắc chung của tổ chức SHTT thế giới và các quy định trong hiệp định thương mại liên quan đến SHTT của WTO. Nếu sản phẩm KH - CN được bảo hộ quyền SHTT thì sẽ có

khả năng kích thích mạnh mẽ hoạt động mua bán chuyển giao các sản phẩm KH - CN. Việc xác lập quyền SHTT đồng thời cũng tạo ra địa vị độc quyền của chủ sở hữu sản phẩm KH - CN trên thị trường. Vì vậy trong rất nhiều trường hợp đã xẩy ra hành vi lạm dụng quyền SHTT để chống cạnh tranh. Vì vậy song song với thiết lập luật pháp về SHTT các nước đồng thời phải xây dựng luật pháp về cạnh tranh. ở nhiều nước công nghiệp quyền SHTT tuân thủ luật canh tranh chung kể cả các điều khoản luật định, cũng như các hướng dẫn khác. Các quyền SHTT và hiệu lực thi hành chung trở thành vấn đề trung tâm trong luật cạnh tranh. ở các nước đang phát triển, luật pháp và chính sách cạnh tranh thường không đầy đủ và thiếu các thể chế để giải quyết vấn đề lạm dụng độc quyền đối với quyền SHTT nên đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội do hành vi độc quyền gây nên. Luật pháp về CGCN bao gồm các dạng hợp đồng KH - CN. Theo luật pháp Việt Nam hợp đồng KH - CN bao gồm : hợp đồng nghiên cứu và phát triển công nghệ, hợp đồng CGCN và hợp đồng dịch vụ KH - CN. Để thị trường KH - CN vận hành và phát triển cần thực thi nghiêm túc hệ thống luật pháp hỗ trợ thị trường KH - CN.

Thứ hai, tăng cung về hàng hoá khoa học - công nghệ.

Hàng hóa KH - CN bao gồm sản phẩm KH - CN và dịch vụ KH - CN.

Sản phẩm KH - CN là kết quả hoạt động của bộ óc con người thu được qua quá trình nghiên cứu sáng KH - CN và có một giá trị sử dụng nhất định. Dịch vụ KH - CN là hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra và lưu thông sản phẩm của KH - CN trên thị trường. Hàng hóa KH - CN là một loại hàng hóa đặc biệt khác với nhiều loại hàng hóa thông thường khác bởi hàng hóa KH - CN là những sản phẩm vô hình chúng chỉ được vật chất hóa khi con người sử dụng, nhiều hàng hóa KH -CN mang tính chất của hàng hóa công cộng. Để phát triển thị trường KH - CN cần phải tăng cường các hoạt động mua bán hàng hóa KH - CN, đặc biệt sản xuất nhiều hàng hóa KH - CN mới và tiên

tiến. Cung hàng hóa KH - CN sẽ tăng lên khi các sản phẩm KH - CN được bảo hộ bằng quyền SHTT. Bởi vì khi người chủ sở hữu không sợ bị ăn cắp khi nó được sử dụng rộng rãi. Đồng thời Nhà nước phải có nhiều chính sách nguồn cung sản phẩm KH - CN ngày càng nhiều trên thị trường. Chủ thể cung sản phẩm KH - CN trước hết là các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH - CN, người cung sản phẩm KH - CN không bó hẹp trong khuôn khổ các tổ chức nghiên cứu khoa học của Nhà nước như trước đây mà vai trò của các tổ chức tư nhân đặc biệt các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Điều đó đã được chứng minh qua thực tế ở nhiều nước trên thế giới. Trên thị trường KH - CN các nhà sáng chế độc lập cũng là những người cung sản phẩm KH - CN. Ngày nay trong điều kiện toàn cầu hóa và HNKTQT nguồn cung các sản phẩm KH - CN không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn hết sức dồi dào và đa dạng có nguồn xuất xứ rất đa dạng và phong phú từ các nhà cung cấp nước ngoài. Như vậy nguồn cung về hàng hóa KH - CN rất đa dạng phong phú vì vậy chỉ cần có chính sách thích hợp nhất định sẽ tăng được nguồn cung về KH - CN.

Thứ ba, tăng cầu về hàng hoá khoa học-công nghệ.

Để thị trường KH - CN phát triển chúng ta cần phải tăng cầu về hàng hóa KH - CN. Nhu cầu càng nhiều thì cung càng nhiều và ngược lại. Cầu về sản phẩm KH - CN càng cao thì giá hàng hóa ngày càng thấp. Cầu về hàng hóa KH - CN phụ thuộc vào năng lực khai thác của người mua và chính yếu tố đó quyết định phương thức thanh toán và phương pháp tính giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa KH – CN. Về cơ bản có hai phương pháp tính giá là trọn gói và từng phần. Phương pháp trọn gói là tính một lần do bên mua chịu trách nhiệm về những rủi ro và giá tương đối thấp. Phương thức tính giá từng khâu thì những rủi ro do cả hai bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao cùng chịu nên giá cả có thể cao hơn. Người có nhu cầu về sản phẩm KH - CN gồm:

doanh nghiệp, chính phủ, hộ nông dân, nông trại, và các tổ chức xã hội cá nhân. Để tăng cầu về hàng hóa KH - CN kích thích nhu cầu đổi mới hoạt động KH - CN của các doanh nghiệp. Hoạt động đổi mới là hoạt động thực tiễn liên ngành, đa ngành xuất phát từ động cơ lợi nhuận giá trị gia tăng về kinh tế và thường do các doanh nghiệp tiến hành. Do đó cầu về sản phẩm KH - CN trước là của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Cầu về sản phẩm KH - CN là cầu dẫn xuất của cầu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Khi xã hội nền kinh tế cần có những sản phẩm mới dịch vụ mới thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất và sẽ xuất hiện cầu về sản phẩm KH - CN.

Chính phủ cũng có nhu cầu cao về sản phẩm KH -CN để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính chất hàng hóa công cộng trang bị cơ sở vật chất cho các tổ chức kinh tế xã hội. Ngoài ra để đổi mới hoạt động của bộ máy công quyền phục vụ cho xã hội Chính phủ cũng rất cần đến các sản phẩm công nghệ mới. Vì vậy, tăng chi của chính phủ cho các sản phẩm KH - CN cũng là việc kích cầu hàng hóa KH - CN. Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng cần đến các sản phẩm và dịch vụ KH - CN để duy trì đẩy mạnh sản xuất. Đặc biệt ngày nay trong điều kiện quỹ đất đai ngày càng thu hẹp, trong khi dân số và thu nhập ngày càng tăng lên, nên nhu cầu về số lượng và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên đáng kể, đòi hỏi người nông dân phải không ngừng ứng dụng các tiến bộ KH - CN vào sản xuất. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân áp dụng công nghệ vào sản xuất.

Đây cũng là biện pháp tăng cầu về hàng hóa KH - CN mà Nhà nước cần làm.

Như vậy, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cầu về hàng hóa KH - CN.

Thứ tư, xây dựng các tổ chức môi giới trên thị trường.

Các tổ chức trung gian ,môi giới trên thị trường bao gồm người cung cấp các dịch vụ và người môi giới trên thị trường KH - CN. Các dịch vụ trên thị

trường KH - CN bao gồm các dịch vụ về hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ về thông tin, dịch vụ tài chính , dịch vụ về pháp lý, dịch vụ giám định công nghệ và nhiều loại dịch vụ khác nhằm xúc tiến thúc đẩy các giao dịch trên thị trường KH - CN ...Do hàng hóa KH - CN có nhiều đặc điểm gây nhiều cản trở các giao dịch mua bán, do đó để loại bỏ những cản trở này trên thị trường cần có các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ và môi giới. Vai trò của các tổ chức trung gian môi giới thể hiện ở việc điều tiết quan hệ cung cầu, lan truyền, phổ biến công nghệ, cụ thể: Tập hợp các dạng hàng hóa KH - CN phân tán bởi các nhà sản xuất khác nhau để có thể cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu; Làm cầu nối giữa cung và cầu hàng hóa KH - CN như cung cấp thông cần thiết, môi giới trong đàm phán ký kết hợp đồngmua - bán công nghệ...; Điều hòa về mặt số lượng, chất lượng, thời gian, không gian của hàng hóa KH - CN đã được tập hợp để đi đến cân bằng cung cầu; Phân phối, mở rộng hàng hóa công nghệ một cách đúng lúc đúng nhu cầu của người mua. Như vậy, các tổ chức trung gian, môi giới làm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu suất trên thị trường nên để thị trường KH - CN phát triển cần xây dựng các tổ chức môi giới trên thị trường.

Thứ năm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

SHTT là công cụ thúc đẩy phát triển của thị trường KH - CN. Bất kỳ một thị trường KH - CN nào mà không có hệ thống SHTT sẽ rơi vào tình trạng không có giao dịch trên thị trường và cạnh tranh sẽ không lành mạnh. Bảo hộ SHTT là việc luật pháp bảo đảm các điều kiện để chủ SHTT có thể thực thi các quyền của mình, đồng thời ngăn chặn, xử lý mọi hành vi vi phạm các quyền nói trên nếu không được phép của chủ sở hữu. Các chính sách bảo hộ quyền SHTTkhông tĩnh mà luôn được sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển của thị trường KH - CN. Nếu sản phẩm KH - CN được bảo hộ quyền SHTT thì sẽ có khả năng kích thích mạnh mẽ hoạt động mua bán chuyển giao các sản phẩm KH - CN.

Thứ sáu, điều tiết, hỗ trợ thị trường.

Thị trường KH - CN cũng giống như thị trường khác, cung ở nơi này nhiều nhưng cầu lại ít và ngược lại, các chủ thể trên thị trường không gắn kết được với nhau.... Vì vậy Nhà nước điều tiết cung cầu và gắn kết các chủ thể trên thị trường KH - CN thông qua những công cụ và chính sách điều tiết của mình.

Thông qua chính sách hỗ trợ như chính sách thuế, tín dụng và chính sách ưu đãi, đầu tư đối với các hoạt động KH - CN, Nhà nước có thể thúc đẩy cung, cầu về hàng hóa KH - CN trên thị trường hoặc làm cầu nối trung gian giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp. Đặc biệt Nhà nước thông qua các chính sách điều tiết, hỗ trợ để khắc phục các khuyết tật của thị trường. Do đó phải thực thi các chính sách điều tiết hỗ trợ thị trường mới phát triển.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)