CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung vai trò của Nhà nước đối với KH - CN tạo khả năng cung cho thị trường KH - CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém còn có khoảng cách khá xa so với trình độ thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng động lực cho phát triển KT - XH và thúc đẩy thị trường KH - CN phát triển. Quản lý thị trường KH - CN ở nước ta còn nhiều bất cập làm cho thị trường KH - CN nước ta chậm phát triển.
Thứ nhất, công tác quản lí khoa học công nghệ nói chung và thị trường KH - CN nói riêng còn nhiều bất cập
Các doanh nghiệp KH - CN còn quá ít, hiệu quả chưa cao. Các tổ chức KH - CN là kênh chính cung cấp hàng hoá KH - CN ở Việt Nam, tuy đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nghiên cứu triển khai nhưng việc
chuyển giao các công nghệ, thương mại hoá các công nghệ, cũng như khả năng ứng dụng các chương trình, đề tài nghiên cứu vào thực tiễn còn thấp.
Tình trạng bao cấp đối với các tổ chức KH - CN còn lớn; việc chuyển đổi một số tổ chức KH - CN sang hình thức công ty KH - CN còn nhiều bất cập, tốc độ chuyển đổi còn chậm.
Về trình độ, năng lực nghiên cứu của nguồn nhân lực khoa học-công nghệ chưa cao. Nguồn nhân lực khoa học-công nghệ Việt Nam ít có khả năng làm việc tập thể; tính năng động còn thấp. Cơ cấu nguồn nhân lực khoa học- công nghệ chưa hợp lý: thiếu những chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ sư thực hành, công nhân bậc cao...
Khả năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn nhỏ bé. Điều này làm cho các hoạt động giao dịch trên thị trường KH - CN diễn ra yếu ớt.
Thứ hai, các tổ chức trung gian môi giới ra đời và phát triển nhưng hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, các chính sách không tạo ra đông lực cùng nhiều thủ tục rắc rối nên các tổ chức trung gian môi giới xuất hiện chưa nhiều, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các hoạt động giao dịch trên thị trường.
Các tổ chức hỗ trợ thị trường còn nhiều hạn chế như: Tính chuyên nghiệp chưa cao, năng lực các cơ quan tư vấn, người làm tư vấn, giám sát, kiểm định chưa đạt được trình độ tương đương khu vực và quốc tế, các thể chế hỗ trợ về tài chính tín dụng chủ yếu mới ở trên giấy tờ.
Việc đảm bảo thực thi quyền SHTT còn yếu, tình trạng vi phạm quyền SHTT bị xử lý chưa tương xứng với những vi phạm nảy sinh, chưa có chế tài và các biện pháp đủ mạnh có hiệu quả để giảm bớt tình trạng này tình trạng đặc biệt nghiêm trọng là lĩnh vực bản quyền phần mềm. Việt Nam là nước luôn đứng đầu thế giới về tỷ lệ vi phạm.
Thứ ba, Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện các yếu tố về thể chế hỗ trợ thị trường nhưng hiệu quả thực thi còn thấp chưa thúc đẩy hoạt động của thị trường KH - CN.
Hệ thống pháp luật về SHTT nằm rải rác, tản mạn trong nhiều văn bản, các quy định thiếu đồng bộ, chồng chéo, nên hiệu lực điều chỉnh các vi phạm còn yếu, chưa thực sự tương thích với tập quán quốc tế. Hiện tại nước ta còn quá nhiều cơ quan có quyền thực thi giải quyết các vụ tranh chấp về vi phạm quyền SHTT nhưng lại chưa quy định thật rõ ràng về quyền hạn của từng tổ chức nói trên. Các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh nên chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền SHTT. Ngoài ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về SHTT kém, nhận thức của các tổ chức KH - CN của doanh nghiệp và dân chúng về SHTT còn hạn chế cũng làm cho hiệu lực thực thi của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này còn rất thấp. Hệ thống luật pháp về mua bán và CGCN còn nhiều bất hợp lý. Các quy định về hoạt động CGCN trong nước chưa rõ ràng, cụ thể nên khó thực thi, các quy định về dịch vụ hỗ trợ mua bán công nghệ còn thiếu...
Vai trò của Nhà nước trong thị trường khoa học - công nghệ còn nhiều yếu kém là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đường lối chính sách phát triển thị trường KH - CN của Đảng và Nhà nước chưa được quán triệt đầy đủ và chậm được triển khai trong thực tiễn. Các quan điểm KH - CN là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng nhưng trên thực tế chưa được các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt đầy đủ và triển khai trong thực tiễn phát triển KT - XH. Nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường KH - CN chậm được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, việc tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế. Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý KH - CN các cấp còn yếu kém.
Thứ ba, chậm đổi mới tư duy, cơ chế và phương pháp quản lý KH - CN trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và HNKTQT. Thực tế cho thấy cơ chế kế hoạch hóa, tập chung quan liêu, bao
cấp đang còn ăn sâu trong tiềm thức và thói quen của không ít cán bộ KH - CN và quản lý KH - CN đã tạo ra sức ỳ không dễ khắc phục khi thực thi cơ chế mới, chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới quản lý KH - CN phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, TCH và HNKTQT.
Thứ tư, chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH - CN mà Nhà nước cần đầu tư phát triển. Điều đó biểu hiện: Chậm làm rõ các lĩnh vực KH - CN trọng điểm, ưu tiên, nghiên cứu chiến lược chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu mang tính công ích... Cũng chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động KH - CN. Quản lý Nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH - CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH - CN còn mang nặng tính hành chính.
Thứ năm, Nhà nước ta chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hình tiên tiến trong việc gắn kết giữa nghiên cứu KH - CN với giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh.
*
* *
Trong thời gian vừa qua thị trường KH - CN ở Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể: Cung cầu trên thị trường KH - CN ngày càng tăng, các tổ chức trung gian môi giới đã hình thành và phát triển khắp cả nước, hệ thống pháp luật cho thị trường KH - CN ngày càng hoàn thiện...Để có được những thành tựu này vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển thị trường KH - CN Việt Nam đã có nhiều đóng góp đáng kể đó là Nhà nước đã có nhiều các văn bản chính sách pháp luật về thị trường KH - CN và việc thực thi các văn bản pháp luật đạt hiệu quả cao. Nhà nước còn khắc phục được nhiều khuyết tật của thị trường KH - CN đặc biệt là hiện tượng thông tin bất cân xứng về hàng hóa KH - CN làm cho cầu về hàng hóa này tăng lên đáng kể. Nhà nước cũng có những chiến lược định hướng đúng đắn cho thị trường KH - CN nên thị trường này phát triển nhanh và đóng góp nhiều sản phẩm KH - CN đáng
kể. Hoạt động kiểm tra giám sát của Nhà nước cũng thu được nhiều thành tựu.
Nhờ hoạt động này mà các chính sách điều tiết, hỗ trợ thị trường được thực hiện dúng đắn, hệ thống pháp luật được thực thi đặc biệt là bảo hộ được quyền SHTT. Tuy nhiên vai trò của Nhà nước đối với thị trường KH - CN vẫn còn nhiều hạn chế như hệ thống pháp luật về thị trường KH - CN vẫn còn thiếu, thực thi pháp luật chưa nghiêm, vẫn tồn tại một số khuyết tật của thị trường KH - CN chưa khắc phục được. Nhà nước còn chưa có định hướng rõ ràng cụ thể cho sự phát triển của thị trường KH - CN; hoạt động kiểm tra thanh tra thị trường KH - CN chưa sát sao, vẫn còn nhiều hiện tượng đáng cắp bản quyền SHTT. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân chủ quan trọng đó nguyên nhân cơ bản chủ yếu là do những bất cập trong hệ thống pháp luật, chính sách phát triển thị trường KH - CN của Nhà nước như chính sách thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ còn nhiều bất hợp lý chưa tạo ra sự bình đẳng cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp; cơ chế quản lý các tổ chức KH - CN chậm được đổi mới và vẫn bị ảnh hưởng của tư tưởng bao cấp...Vì vậy Nhà nước cần khắc phục những hạn chế để thị trường KH – CN ngày càng phát triển.
Chương 3