THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 63 - 70)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

2.1.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT

Thị trường KH – CN phát triển qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn trước 2000: Giai đoạn hình thành thị trường KH - CN.

Trước khi có đường lối đổi mới 1986 nền kinh tế nước ta là nễn kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, thực hiện đồng loạt việc hành chính hóa, Nhà nước hóa các hoạt động KT - XH trong các lĩnh vực bao gồm cả KH - CN.

Việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động KH - CN theo kiểu mệnh lệnh hành chính hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tổ chức và quản lý trong thời kỳ này.

Trong thời kỳ này có một văn bản quy phạm pháp luật về KH - CN mang tính đổi mới là quyết định 175/cp ngày 29/5/1981 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Đây là mầm mống cho sự phát triển của KH - CN.

Sau đổi mới đến năm 2000, đổi mới các cơ chế chính sách KT – XH nói chung và cơ chế chính sách KH - CN nói riêng không ngừng được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường và HNKTQT.

Có một số văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KH - CN, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH - CN như quyết định số 134/HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội Đồng Bộ Trưởng về biện pháp khuyến khích hoạt động KH -CN, Pháp lệnh CGCN nước ngoài vào Việt Nam năm 1988, pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, Hiến pháp 1992 quy định KH – CN giữ vai trò then chốt trong sự phát triển KT - XH. Bộ luật dân sự năm 1995 quy định khá chi tiết về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và CGCN.

Như vậy, giai đoạn này đã có đầy đủ các yếu tố để thị trường KH - CN hình thành.Quan niệm cũ trước đây coi đầu tư cho KH - CN , phát triển KH - CN, tổ chức triển khai nghiên cứu ứng dụng kết quả KH - CN chỉ là việc của Nhà nước, từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, và biện pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển KH - CN theo yêu cầu phát triển nền KTTT và HNKTQT.

- Giai đoạn 2000 đến nay: Giai đoạn phát triển thị trường KH - CN.

Trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về KH - CN như : Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung, luật KH - CN 2000, luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, luật chuyển giao công nghệ 2006, luật chất lượng

sản phẩm hàng hóa 2007, luật công nghệ cao 2008...và hàng loạt các văn bản về KH - CN khác. Công tác tổ chức, quản lý KH - CN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH - CN được đổi mới theo hướng có trọng tâm trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển KT - XH. Cơ chế quản lý các hoạt động KH - CN đã từng bước được đổi mới theo hướng xã hội hóa và gắn kết giữa sản xuất với kinh doanh. Cơ chế chính sách cho KH - CN cũng được đổi mới theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho KH - CN trong tổng ngân sách nhà nước. Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình thành. Các quy định pháp lý về hợp đồng KH - CN, hoạt động CGCN, SHTT đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hóa các thành quả KH - CN. Chợ công nghệ thiết bị đã được tổ chức ở nhiều địa phương và phạm vi quốc gia hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt đông mua bán thiết bị và các sản phẩm KH - CN. Trong giai đoạn này nước ta đã tích cực thực hiện các cam kết đã ký kết ở giai đoạn trước, gia nhập nhiều công ước, hiệp định mới như tham gia hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu tài sản trí tuệ của WTO tháng 1 năm 2007, công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học...Như vậy cùng với sự ra đời của luật KH - CN 2000 và một số văn bản pháp luật khác, đã tạo ra đầy đủ các yếu tố cho thị trường KH - CN phát triển.

* Nhận xét về thị trường khoa học - công nghệ Việt Nam

Thị trường KH - CN là một bộ phận của nền kinh tế có vai trò to lớn trong việc phát triển KT - XH. Thị trường KH - CN ở nước ta dù đã có nhưng chỉ tự phát nên còn rất mới mẻ với cả bên cung và bên cầu công nghệ. Bên cung là những tổ chức nghiên cứu KH - CN chưa có thói quen tiếp thị trau chuốt hàng hóa chất xám của mình. Bên cầu rất lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho mình vì không có thói quen tìm kiếm thông tin trước

khi quyết định, không biết cách định giá, đánh giá công nghệ cần mua.

Hầu hết công nghệ, thiết bị sử dụng trong các ngành ở Việt Nam có xuất xứ nhập khẩu từ nước ngoài. Tri thức công nghệ được chuyển giao thông qua kênh này thường là các kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm đạt năng suất, chất lượng, chi phí ở mức độ hợp lý.

Trong thời gian qua Việt Nam đã nhập khẩu một số lượng lớn công nghệ mới từ nước ngoài. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công nghệ tiên tiến được đưa vào còn chưa nhiều. Một nghiên cứu mới đây về chất lượng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam cho thấy, trên 727 thiết bị và 3 dây chuyền sản xuất nhập khẩu trong 42 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có 76 % thiết bị được sản xuất từ những năm 1950 - 1960, 50% là các máy móc đã quá hạn sử dụng. Điển hình về công nghệ lạc hậu không thích hợp như công nghệ chế biến đường, công nghệ sản xuất xi măng lò đứng 8 vạn tấn/ 1 năm của Trung Quốc. Theo JETRO Nhật Bản, trong nhiều ngành của Việt Nam còn nhập thiết bị lạc hậu, chảng hạn nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhập công nghệ thiết bị đã gần 10 tuổi thuộc dạng phế thải của Hàn Quốc. Các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu thiết bị máy móc, tỉ trọng giá trị phần mềm chiếm khoảng 17% tổng giá trị nhập khẩu.

Thiết bị công nghệ nội sinh thường ở quy mô nhỏ, hầu hết từ các kết quả của các đề tài nghiên cứu. Việc mua bán, dịch vụ kỹ thuật cũng mới chỉ xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng. Dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực khác, đặc biệt khu vực kinh doanh nhỏ và vừa, khu vực nông nghiệp nông thôn hầu như chưa phát triển. Dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D) theo đặt hàng của doanh nghiệp, của khu vực nhà nước trong mấy năm gần đây tuy đã xuất hiện nhưng còn rất hạn chế. Hoạt động tư vấn, dịch vụ giám định, đánh giá công nghệ chưa phát triển. Chưa có tổ chức nào được công nhận rộng rãi, có uy tín. Dịch vụ của nước ngoài đòi hỏi chi phí cao, không phù

hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc CGCN đặc biệt CGCN gắn với sáng chế, giải pháp hữu ích còn ít. Nội dung chủ yếu thường là truyền đạt kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất, kỹ năng giám định chất lượng...

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị các điều kiện cho HNKTQT mấy năm gần đây nhiều hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH - CN được triển khai. Đáng chú ý là sự xuất hiện một số chợ công nghệ và thiết bị (techmart). Chợ công nghệ và thiết bị được tổ chức trên cơ sở xác lập thông tin về cung và cầu công nghệ của các tổ chức cá nhân tham gia giao dịch mua bán công nghệ. Đây được xem là một trong những giải pháp cần thiết để tạo môi trường gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý, với nhà kinh doanh, sản xuất, trong đó cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò hỗ trợ tạo lập và thúc đẩy phát triển thị trường KH - CN. Do tác dụng của nó đối với thực tiễn nên Techmart được phát triển nhiều về tổ chức, quy mô, và phạm vi hoạt động. Theo số liệu thống kê từ năm 1999 đến nay đã có trên 30 Techmart được tổ chức thu hút sự tham dự của hàng nghìn công nghệ thiết bị , giải pháp phần mềm, dịch vụ công nghệ và tổng giá trị đã kí kết mua bán lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Cùng với chợ công nghệ và thiết bị, trên mạng ( Techmart ảo) đã xuất hiện. Chợ hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Công cụ này cho phép mở rộng giới hạn về không gian và thời gian giao dịch. Có thể nói đây là một công cụ hữu hiệu nhằm xúc tiến chuyển giao công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp và quảng bá tuyên truyền các thành quả KH - CN. Việc sử dụng techmart ảo trợ giúp đáng kể chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch công nghệ.

Các tổ chức cá nhân có thể nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhất, tìm đối tác và bán hàng một cách nhanh chóng, tăng cường khả năng lựa chọn công nghệ thích hợp để đổi mới công nghệ và hoàn thiện các kết quả nghiên cứu

KH - CN.

Tuy nhiên cả chợ công nghệ và kỹ thuật thật và chợ công nghệ và kỹ thuật ảo không phải hoàn toàn có ưu điểm mà không có mặt hạn chế.

Techmart thật thường chỉ có thể diễn ra và kéo dài trong 3-4 ngày, không thể tổ chức thường xuyên và khắp mọi nơi được. Còn techmart ảo thì không phải ai cũng có điều kiện lên mạng.

Để khắc phục hạn chế này, gần đây đã xuất hiện một hình thức tổ chức mới là Trung tâm giao dịch công nghệ. Sự ra đời của công cụ này nhằm hình thành một nơi giao dịch công nghệ cố định, thường xuyên mà vẫn hội tụ tất cả các công việc cần phải chuẩn bị cho Techmart mà không bị hạn chế về không gian và thời gian. Có thể nói Trung tâm giao dịch công nghệ có khả năng lồng ghép cả ba chức năng: Nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm công nghệ, thiết bị;

nơi truy cập vào Techmart ảo; nơi tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng công nghệ. Trung tâm mặc dù mới ra đời và đưa vào hoạt động nhung đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tóm lại, thị trường KH - CN nước ta còn rất mới, đang trong quá trình hình thành và còn ở mức độ sơ khai. Lượng giao dich chủ yếu giữa các đối tác trong nước và nước ngoài trên thị trường công nghệ còn rất ít, đơn điệu và còn mang tính tự phát. Nói một cách khác, nước ta hầu như chưa có thị trường KH - CN theo đúng nghĩa hay đang trong quá trình hình thành. Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường công nghệ còn rất sơ khai, hiệu lực của pháp luật còn bị coi nhẹ. Cơ chế, chính sách thúc đẩy cung cầu hàng hóa công nghệ nhận thức chưa rõ, nên chưa thực sự khuyến khích tạo ra nhiều hàng hóa công nghệ và hình thành thị trường KH - CN. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đổi mới công nghệ và chưa coi đó là yếu tố quyết định trong phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chi tiêu của khu vực doanh nghiệp cho nghiên cứu triển khai rất ít. Những chính sách ưu đãi

khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng KH - CN quá phức tạp rườm rà. Nói cách khác, cầu về hàng hóa công nghệ trong mối quan hệ cung cầu hàng hóa công nghệ còn thấp, cản trở sự hình thành và phát triển thị trường KH - CN. Việc hình thành các bộ phận nghiên cứu triển khai tại Việt Nam đối với các công ty nước ngoài hầu như không có. Các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và xuyên quốc gia chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam, trong số hơn 5000 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, hiện chỉ có khoảng 80 công ty ở Việt Nam. Hầu như rất ít tổ chức nghiên cứu triển khai hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở quy mô thử nghiệm, không được sản xuất ở quy mô công nghiệp do thiếu sự liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp.

Sự chậm trễ trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn hình thành và phát triển thị trường KH - CN vừa qua là nguyên nhân cản trở việc khai thác và phát huy tiềm lực KH - CN, cản trở việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và chậm thu hẹp khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ của nước ta so với các nước trong khu vực và thế giới.

Như vậy, thị trường KH - CN đã đạt được nhiều kết quả như : Các sản phẩm và dịch vụ KH - CN trên thị trường ngày càng nhiều; Chủ thể tham gia thị trường KH - CN ngày càng tăng; các yếu tố thể chế hỗ trợ thị trường KH - CN ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán CGCN. Tuy nhiên, thị trường KH - CN cũng còn nhiều hạn chế là sản phẩm dịch vụ là hàng hóa KH - CN còn quá nghèo nàn, ít về số lượng và thiếu đa dạng về chủng loại, năng lực của các chủ thể tham gia vào thị trường KH - CN còn hạn chế; các yếu tố về thể chế hỗ trợ trị trường tuy đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện nhưng hiệu quả thực thi còn thấp. Những hạn chế này chủ yếu là do vai trò của Nhà nước đối vời thị trường này còn rất mờ nhạt vì vậy cần tăng cường vai trò của Nhà nước đối với thị trường này.

2.2. Vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển thị trường khoa học -công nghệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)