1.1. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ
1.1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển KH - XH là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế gắn với sự hoàn thiện cơ cấu thể chế kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế một mặt tạo ra những điều kiện vật chất để đầu tư cho KH - CN, làm tăng cung về KH - CN. Mặt khác, phát triển kinh tế còn làm tăng cầu về KH - CN do nhu cầu của doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ tăng lên. Tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia có tác động rất lớn đến sự phát triển thị trường KH - CN. Mức tăng trưởng cao, ổn định sẽ tác động tích cực đến sự phát triển thị trường KH - CN vì nó tác độngtrực tiếp đến khả năng mua hàng hóa KH - CN của tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Những nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định gắn với mỗi mức tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ ở mỗi quốc gia thì tiềm lực KH - CN cũng như sự phát triển của thị trường KH - CN cũng có mức tăng trưởng tương ứng.
Trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường trực tiếp quyết định sự phát triển của thị trường KH - CN. Nguyên nhân là, thị trường KH - CN là bộ phận của nền kinh tế thị trường, có quan hệ chặt chẽ với các thị trường bộ phận khác: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường sản phẩm...
Bên cạnh tác động của sự phát triển kinh tế, sự phát triển xã hội tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH - CN. Từ đó, tác động tích cực đến khả năng sáng tạo trong hoạt động KH - CN và ứng dụng tiến bộ KH - CN. Văn hóa xã hội luôn là nền tảng, là điểm tựa cho mọi quá trình kinh tế. Các nguồn lực kinh tế phát huy được hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Lịch sử của sự phát triển thần kỳ Nhật Bản, của các con rồng Châu Á, của Trung Quốc... đã khẳng định yếu tố văn hóa - xã hội là một trong những nguồn lực quyết định sự phát triển của cả nền kinh tế, trong đó có KH - CN. Yếu tố văn hóa - xã hội phản ánh đặc điểm và chất lượng nguồn lực con người. Trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình TCH, cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nguồn nhân lực KH - CN đang trở thành mấu chốt quan trọng nhất cho sự phát triển thị trường KH - CN. Nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH của một đất nước vì vậy để phát triển thị trường KH - CN, Nhà nước ta phải không ngừng phát triển KH - XH.
Thứ hai, sự phát triển của các thể thế kinh tế
Thể chế cho việc phát triển thị trường là tập hợp các quy tắc, các cơ chế thi hành và các tổ chức giao dịch thị trường [55,tr4]. Thể thế hỗ trợ thị trường KH - CN tạo điều kiện cho người mua và người bán có thể gặp nhau và thoả thuận được với nhau. Các thể chế này còn giúp cho các hoạt động giao dịch được thực hiện theo các nguyên tắc thị trường. Thể chế cho việc phát triển thị trường KH - CN gồm có: Tập hợp các quy tắc hỗ trợ thị trường KH - CN như luật pháp về SHTT, luật pháp về CGCN và luật pháp về cạnh tranh; Các cơ chế thi hành trên thị trường KH - CN; Các tổ chức giao dịch thị trường. Vai trò của các thể chế thị trường đối với sự hình thành, phát triển thị trường KH - CN rất quan trọng. Vai trò quan trọng của thể chế được quy định bởi hàng hóa
được trao đổi trên thị trường KH - CN có đặc tính của hàng hóa công cộng, đồng thời việc nghiên cứu phát triển thị trường KH - CN yêu cầu một sự đầu tư lớn và mang tính mạo hiểm, rủi ro cao nên để phát triển thị trường KH - CN đòi hỏi một thể chế đầy đủ, một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ để khắc phục thất bại thị trường. Trong thể chế cho việc phát triển thị trường KH - CN thì hệ thống chính sách là nội dung quan trọng nhất. Hệ thống chính sách là tổng hợp các nguyên tắc và quy tắc do Nhà nước đặt ra hoặc chấp nhận để điều chỉnh các mối quan hệ, các giao dịch giữa các chủ thể của thị trường KH - CN dưới dạng các bộ luật hay những văn bản dưới luật mang tính pháp quy khác.
Nội dung các chính sách phát triển thị trường KH - CN bao gồm nhiều nội dung khác nhau trong đó chủ yếu là chính sách về SHTT, chính sách về CGCN, chính sách về canh tranh. Thể chế cho việc phát triển thị trường có vai trò quan trọng vì vậy, Nhà nước cần phải tạo lập và thực thi đầy đủ các thể chế đó để thị trường KH - CN phát triển được.
Thứ ba, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế [41]
HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung. Việc phát triển thị trường KH - CN bị tác động bởi những xu hướng của tiến trình HNKTQT như: Xu hướng bảo hộ quyền SHTT trong hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tự do hóa các hoạt động đầu tư, thương mại, dịch vụ, di chuyển nhân lực quốc tế và các hoạt động kinh tế khác; Xu hướng phân công lao động quốc tế trong việc thực hiện các hoạt động KH - CN; Xu hướng tăng cường vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong việc di chuyển các nguồn lực trên thị trường KH - CN quốc tế thông qua các hoạt động đầu tư, CGCN và tài trợ cho các tổ chức KH - CN;
Xu hướng thống nhất theo các quy định tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động giao dịch trên thị trường KH - CN. HNKTQT tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường KH - CN như tạo điều kiện gia tăng số lượng và giá
trị hàng hóa trên thị trường tạo điều kiện cho hàng hóa đa dạng hơn, chất lượng hơn; tạo điều kiện tăng nguồn cung trong nước về hàng hóa KH - CN;
thúc đẩy cầu hàng hóa KH - CN; Phát triển hệ thống tổ chức trung gian môi giới trên thị trường KH - CN; HNKTQT góp phần nâng cao năng lực trình độ của các chủ thể tham gia thị trường KH - CN tạo cơ hội cho các chủ thể tham gia thị trường KH - CN phát huy được năng lực cạnh tranh, góp phần hoàn thiện thể chế phát triển thị trường KH - CN... HNKTQT không chỉ mang lại nhiều cơ hội mà còn tạo ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của thị trường KH - CN như : Tạo sức ép cạnh tranh đối với các chủ thể có năng lức cạnh tranh yếu; gây nguy cơ biến thị trường KH - CN trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm KH - CN lạc hậu của thế giới; Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra thách thức làm giảm năng lực của các chủ thể tham gia thị trường KH - CN do tình trạng chảy máu chất xám và di chuyển nguồn lực tài chính; Làm tăng chi phí tiếp cận thương mại các công nghệ tri thức bên ngoài do phải trả tiền chủ sở hữu tài sản trí tuệ; HNKTQT còn đặt ra những thách thức đối với Nhà nước trong việc quản lý điều tiết thị trường KH - CN. HNKTQT làm cho thị trường KH - CN được mở rộng khoảng cách về không gian, thời gian giữa các quốc gia trở nên mờ nhạt, các luồng hàng hóa dịch vụ, thông tin KH - CN được luân chuyển với số lượng lớn, tốc độ nhanh. Vì vậy HNKTQT đặt ra những vấn đề phức tạp đối với nhà nước ta trong việc quản lý kiểm soát can thiệp và diều tiết thị trường KH - CN ở tầm vĩ mô. Nước ta muốn hội nhập đầy đủ vào thị trường KH - CN thế giới trước hết phải tiến hành điều chỉnh hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với luật quốc tế và những quy định, nguyên tắc của thể chế mà mình tham gia hội nhập. Đây là một thách thức lớn bởi vì tập quán và thực tiễn hoạt động kinh doanh trong nước cũng phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Quá trình điều chỉnh này rất phức tạp, khó khăn và cần nhiều thời gian. HNKTQT đòi hỏi những chi
phí đáng kể từ nguồn ngân sách nhà nước. Về ngắn hạn, chi phí này bao gồm chi phí cho việc xây dựng, điều chỉnh hệ thống pháp luật, về dài hạn, là những chi phí thường xuyên cho việc đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp luật và chi phí tham gia vào các tổ chức, thể chế quốc tế. Những chi phí này la một gánh nặng tài chính đối với các quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển có ngân sách eo hẹp. HNKTQT mang lại những thách thức đối với việc giám sát thị trường của Nhà nước ta do có sự tham gia của thành viên mới, công cụ kinh doanh mới kỹ thuật mới, công cụ kinh doanh mới, kỹ năng kinh doanh mới mà yêu cầu hệ thống giám sát thị trường KH - CN phải được củng cố để xử lý các tình hướng xảy ra. Sự tham gia của các chủ thể nước ngoài đem đến mối đe dọa về việc thao túng và lạm dụng thị trường KH - CN. Nắm được những cơ hội và thách thức của HNKTQT nước ta cần tranh thủ những cơ hội
và vượt qua những thách thức để phát triển thị trường KH - CN nước ta.
Thứ tư, chính sách điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo lập những điều kiện cho sự hình thành, phát triển của thị trường KH - CN. Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường này cho phép phát huy nhưng ưu việt, khắc phục các khuyết tật của thị trường.
Với tư cách là chủ thể quan trọng bậc nhất tham gia thị trường, Nhà nước với những chính sách điều tiết vĩ mô của mình có tác động rất lớn đến thị trường KH - CN.
Một là, tạo lập môi trường pháp lý cho sự hình thành, phát triển của thị trường KH - CN.
Hai là, với các công cụ vĩ mô về tài chính, tín dụng, Nhà nước tác động tích cực đến việc phát triển KH - CN, cũng như việc tạo ra các sản phẩm KH - CN.
Ba là, duy trì một hệ thống các cơ sở nghiên cứu, hệ thống giáo dục, đào
tạo; duy trì bộ máy quan lý từ trung ương đến địa phương hỗ trợ tích cực cho sự vận hành, phát triển, khắc phục các khuyết tật của thị trường KH - CN.