KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

2.2.4 KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Trong thời gian qua Nhà nước ta đã bước đầu xây dựng và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về KH - CN, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản trong thực tiễn, bước đầu thực hiện bảo hộ quyền SHTT;

quy định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng thẩm định và công bố kết quả nghiên cứu KH - CN... Nhà nước cũng không ngừng kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về KH - CN, việc thực hiện các nghị định và chiến lược KH - CN trong thực tế. Cụ thể như Nghị định 115 /2005, NĐ - CP hướng tới giao quyền tự chủ cao nhất và triệt để cho các tổ chức cho các tổ chức nghiên cứu KH - CN công lập [23]. Hiện nay về cơ bản các cơ sỏ nghiên cứu khoa học đã được tự chủ nhưng quyền tự chủ quan trọng nhất họ lại chưa thực sự

có là tự chủ về tài chính. Vốn quan trọng nhất của các nhà khoa học Việt Nam là chất xám. Họ cần được hỗ trợ nguồn lực tài chính hoặc các cơ chế cần thiết để chuyển đổi chất xám thành nguồn lực tài chính. Hiện nay các tổ chức KH - CN chưa được trao quyền tự chủ đối với tài sản vì vậy không thể cho thuê chuyển nhượng góp vốn hoặc đem trực tiếp sản xuất kinh doanh. Một bất cập khác là chưa có cơ chế giao quyền sở hữu và sử dụng đối với tài sản trí tuệ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước cho tổ chức KH - CN hoặc cá nhân nhà khoa học là tác giả của kết quả nghiên cứu. Việc kiểm tra giám sát việc thực hiện nghị định này đã góp phần khắc phục được những bất cập trên. Hơn nữa qua việc kiểm tra ta thấy thống kê KH - CN nước ta hiện nay rất yếu ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chiến lược KH - CN. Hiện nay không ai có thể nói một cách chính xác chúng ta đang có bao nhiêu người trình độ tiến sỹ, thạc sỹ làm việc trong hệ thống KH- CN, bao nhiêu công trình được công bố trong nước và quốc tế hàng năm... vì thế không ít chương trình kế hoạch đề án được xây dựng chủ yếu theo kinh nghiệm và định tính. Cũng nhờ hoạt động kiểm tra giám sát mà chúng ta biết được việc tự chủ về tài chính của các Viện còn nhiều khó khăn. Các cơ quan nghiên cứu vẫn rất rụt rè trong việc đăng ký thành lập các tổ chức doanh nghiệp hoạt động tự chủ. Nguyên nhân là do vướng mắc về xác định quyền SHTT đối với những kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí; Các viện nghiên cứu vẫn còn tâm lý lo ngại sau khi thành lập ra các doanh nghiệp tự chủ nếu sau này doanh nghiệp thành công sẽ mang theo các tài sản trí tuệ tách ra khỏi Viện... Nhà nước không chỉ kiểm tra giám sát việc thực hiện các nghị định, nghị quyết, chiến lược về KH - CN mà còn thường xuyên tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động KH - CN qua các giai đoạn tiêu biểu như hội nghị đánh giá kết quả hoạt động KH - CN 2000 - 2010 và định hướng nhiệm vụ 2011 - 2015 đã đánh giá hoạt động KH - CN của Việt Nam đứng trước nhiều bất cập. Mặc dù đã đạt

được nhiều mục tiêu nhưng hoạt động KH - CN giai đoạn này vẫn còn nhiều tồn tại như các hoạt động KH - CN chậm và khó đi vào cuộc sống, nhiều nội dung giải pháp chậm triển khai, nhiều yếu kém chưa có cách giải quyết. Tồn tại chủ yếu là chính sách trọng dụng cán bộ KH - CN, việc gắn kết khoa học và đào tạo, giữa nghiên cứu với sản xuất kinh doanh...Từ các yếu kếm và tồn tại trên Nhà nước đã tìm các giải pháp để khắc phục để thị trường KH - CN ngày càng phát triển.

Ngoài ra, Nhà nước cũng kiểm tra giám sát hoạt động của các lĩnh vực KH - CN cụ thể như KH - CN Nano phát triển thiếu định hướng [56]. Khoa học Nano là khoa học liên ngành rất khó tách riêng. Hiện nay các đề tài nghiên cứu về Nano vẫn nằm trong các chương trình chuyên ngành về vật lý, hóa học,khoa học sự sống...Việc không có một chương trình riêng cũng có mặt hạn chế không đưa ra được định hướng chung, đâu là những lĩnh vực Việt Nam nên tập trung nghiên cứu. Vì vậy Nhà nước cần có chương trình định hướng quốc gia thì sẽ giúp phân bố được các nhóm nghiên cứu, tránh trùng lặp và đầu tư có hiệu quả hơn.

Nhà nước ta còn không ngừng tổng kết lại các kết quả kiểm tra giám sát đã làm được và đưa ra những báo cáo cụ thể trong các kỳ Đại hội để rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục những thiếu sót trong công tác kiểm tra đánh giá như: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “Đẩy mạnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường khuyến khích sáng tạo của các nhà khoa học và người lao động”. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần này cũng chỉ ra yêu cầu “Tạo lập thị trường cho hoạt động khoa học và công nghệ. Kiểm soát các công nghệ nhập. Thúc đẩy các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn của nhà nước đổi mới công nghệ...”[34, tr. 106] Đồng thời, Báo cáo cũng chỉ ra một số giải pháp tăng cường phát triển KH - CN như

khuyến khích mọi thành phần kinh tế áp dụng các tiến bộ KH - CN thông qua các biện pháp hỗ trợ: Ưu đãi thuế, tín dụng, xuất khẩu... Cùng với các biện pháp trên, Báo cáo cũng khẳng định việc tiếp tục sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu KH - CN theo hướng tập trung hơn, áp dụng KH - CN để khai thác sử dụng có hiệu qủa các nguồn tài nguyên. Báo cáo còn định hướng gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất, có thể đưa một số viện nghiên cứu về trực thuộc trực tiếp các tổng công ty của Nhà nước. Nhà nước cũng ban hành nhiều Nghị định, Nghị quyết để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Pháp luật CGCN, SHTT...như: Để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, ngày 06/3/1999 Chính phủ đã ra Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp [21]. Nghị định 12/1999/NĐ-CP quy định cụ thể các hành vi vi phạm, mức, thủ tục và thẩm quyền xử phạt. Hình thức phạt là cảnh cáo, hoặc phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 200.000 và cao nhất là 100.000.000. Ngoài các biện pháp cảnh cáo hoặc phạt tiền còn áp dụng các hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, bồi thường thiệt hại, tước giấy phép kinh doanh... Tiếp theo, Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 03/10/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2000/NĐ - CP về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Bộ luật hình sự được Quốc hội thông 21/12/1999 có hiệu lực 1/7/2000 đã có những quy định xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiêp cụ thể trong các điều 156, 157, 158, 170. Đó là các tội sản xuất buôn bán hàng giả, tội vi phạm cấp văn bằng, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Trong năm 2000, Quốc hội khoá X thông qua Luật KH -CN [50]

Luật này đã đưa ra một tập hợp khái niệm: Khhọc, công nghệ, hoạt động KH - CN, triển khai thực nghiệm, dịch vụ KH - CN... Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, cá nhân, tổ chức đối với hoạt động

KH - CN; coi trường đại học, học viện, trường cao đẳng cũng là tổ chức KH - CN. Tổ chức dịch vụ KH - CN có nhiệm vụ “tiến hành các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.” Luật đảm bảo quyền SHTT cho các các nhân, tổ chức đồng thời có chính sách, biện pháp cụ thể để đảm bảo cho việc phát triển KH - CN.

Thông qua quá trình kiểm tra giám sát, Nhà nước đã phát hiện ra những điều thiếu sót trong các bộ luật vì vậy các nghị định đước ban hành để bổ sung những điều còn thiếu và chưa cụ thể như: Nghị định 06/2001/NĐ-CP làm rõ thêm về các quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời cũng đưa ra thêm một số đối tượng thuộc lớp bảo hộ SHTT (ví dụ: khái niệm “Nhãn hiệu liên kết”, “nhãn hiệu nổi tiếng”...). Nghị định cũng bổ sung, làm rõ hơn các quyền của chủ sở hữu công nghiệp, các quyền về đại diện chủ sở hữu, các quyền khiếu nại tố cáo của chủ sở hữu... Nghị định đặc biệt nhấn mạnh và làm rõ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Như vậy, nhờ có hoạt động kiểm tra giám sát mà Nhà nước biết đươc những bất cập còn tồn tại và đưa ra những sưa đổi bổ sung cho các nghị định, nghị quyết, và có những quyết định đúng đắn cho bước phát triển tiếp theo.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)