CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
2.1.1. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Phát triển thị trường KH - CN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như đổi mới kinh tế, HNKTQT, năng lực KH - CN quốc gia, trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường, trình độ phát triển KT - XH, kết cấu hạ tầng cho việc phát triển thị trường KH - CN...Tuy nhiên để tập trung phân tích vai trò của Nhà nước trong phát triển thị trường KH - CN, Luận văn tách phần tác động của Nhà nước đối với sự phát triển thị trường KH - CN để phân tích riêng trong phần sau. Dưới đây là một số nhân tố khác.
Thứ nhất, năng lực KH - CN quốc gia
Năng lực KH - CN của một quốc gia là khả năng làm chủ về KH - CN của quốc gia đó. Đó là năng lực sáng tạo thích nghi và sửa đổi công nghệ của một quốc gia đó. Năng lực KH - CN quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Khả năng tự mình nghiên cứu hoạch định chiến lược, chính sách phát triển KH - CN quốc gia; Năng lực nhận dạng nhu cầu ưu tiên trong các hoạt động KH - CN; Năng lực thẩm định và đánh giá KH - CN; Năng lực xây dựng và phát triển các ngành công nghệ cao; Khả năng nghiên cứu cơ bản...
Năng lực KH - CN quốc gia là sự kế thừa các thành quả, năng lực nghiên cứu đã tích lũy từ trước của một quốc gia. Nó quyết định đến khả năng sản sinh và sáng tạo ra các công nghệ của quốc gia đó.
Năng lực KH - CN phải lớn mạnh đến mức độ nhất định mới có thể tạo điều kiện để phát triển thị trường KH - CN. Năng lực KH - CN quốc gia là
nhân tố quyết định tới nguồn cung công nghệ nội sinh, cơ cấu hàng hóa KH - CN và là tiền đề để thực hiện mở cửa, hội nhập vào thị trường KH - CN quốc tế.
Các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao thường xuất phát từ những nước có năng lực KH - CN mạnh bởi vì chỉ có những nước này mới đáp ứng đầy đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, vốn, thông tin...để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới. Đối với những nước có năng lực KH - CN thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ.
Năng lực KH - CN còn ảnh hưởng đến việc tiếp thu công nghệ bên ngoài. Thông thường một quốc gia muốn tiếp thu được các công nghệ bên ngoài thì bản thân quốc gia đó cũng phải đạt đến một mức năng lực KH - CN nhất định. Ngoài ra, năng lực KH - CN còn ảnh hưởng đến tính chủ động của các quốc gia khi tham gia vào quá trình hội nhập. Vì vậy để phát triển thị trường KH - CN Nhà nước ta cần chú ý phát triển năng lực KH - CN của quốc gia.
Thứ hai, nguồn nhân lực KH - CN ở Việt Nam
Nhân tố con người giữ vai trò quyết định đối với mọi hoạt động. Do đó, sự phát triển KH - CN và thị trường KH - CN phải dựa vào trình độ phát triển của nguồn lực con người trong lĩnh vực này. Trong mấy chục năm vừa qua, Việt Nam đã đào tạo được đội ngũ cán bộ KH - CN có quy mô đáng kể. Tính đến năm 2010, Việt Nam có trên 2,4 triệu người có trình độ đại học và cao đẳng, trên 14.000 tiến sỹ. Hiện nay, hàng năm nước ta có khoảng trên dưới 300.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng, cả công lập và ngoài công lập. Năm 2005 là 210,9, 2008 là 222,7, 2009 là 246,6, 2010 là 318,3 nghìn người. Số sinh viên tốt nghiệp ra trường ngày càng tăng cho thấy nguồn nhân lực KH - CN ngày càng dồi dào. Số trường đại học và số lượng giáo viên của những bậc đào tạo này hàng năm cũng tăng lên. Nếu như năm 2005 số trường đại học cao đẳng là 277 thì đến năm 2010 là 414 trường. Chỉ tính
riêng trong các trường đại học cao đẳng, số giáo viên có trình độ trên đại học năm 2003 là 17.628 người và hàng năm đội ngũ này tăng lên khoảng 2000 đến 3.000 người mỗi năm, năm 2005 đã là 23.861 người, năm 2010 là 38.298 người. Về cơ cấu độ tuổi, trong những năm gần đây, số lượng giáo viên có trình độ trên đại học có tuổi đời trong khoảng 30 đến 50 tăng cao.
Điều này có nghĩa là đội ngũ giáo viên đang được trẻ hoá.
Tuy nhiên, điểm yếu của nguồn nhân lực KH - CN của Việt Nam là thiếu các chuyên gia đầu ngành có tầm cỡ khu vực, quốc tế. Nguồn nhân lực KH - CN được phân bổ rất không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
Năm 2010 Hà Nội có 19.928 giáo viên đại học, cao đẳng, Thành phố Hồ Chí Minh 16.547 giáo viên đại học, cao đẳng. Trong khi đó cả nước có 74.573 giáo viên. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 35,5% tổng số giáo viên cả nước. Tính riêng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội chiếm tới 68% lượng giáo viên cao đẳng đại học toàn vùng; Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 - 86,9%.
Bảng 2.1: Giáo dục đại học và cao đẳng
2005 2008 2009 2010 2011
Sốtrường học 277 393 403 414 419
Công lập 243 322 326 334 337
Ngoài công lập 34 71 77 80 82
Số giáo viên 48,6 60,7 69,6 74,6 84,2
Phân theo loại hình
Công lập 42,0 54,8 60,3 63,3 70,3
Ngoài công lập 6,6 5,9 9,3 11,3 13,9
Phân theo giới tính
Nam 28,1 32,4 36,8 39,3 43,1
Nữ 20,5 28,3 32,8 35,3 41,1
Số sinh viên 1387,1 1719,5 1956,2 2162,1 2208,1 Phân theo loại hình
Công lập 1226,1 1501,3 1656,4 1828,2 1873,1
Ngoài công lập 160,4 218,2 299,8 333,9 335,0
Phân theo giới tính
Nam 714,5 872,6 990,5 1082,7 1105,6
Nữ 672,6 846,9 965,7 1079,4 1102,5 Số sinh viên tốt nghiệp 210,9 222,7 246,6 318,4 398,2 Phân theo loại hình
Công lập 195,0 208,7 223,9 278,3 334,5
Ngoài công lập 15,9 14,0 22,7 40,0 63,7
Nguồn [65, tr. 616]
Bảng 2.2: Số giáo viên các trường đại học cao đẳng phân theo trình độ chuyên môn
2005 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 48541 56120 60651 69581 74573 84181
Trên đại học 23861 26586 30283 33901 38298 45521 đại học, cao đẳng 24169 29011 29757 34795 34776 37749
Trình độ khác 511 523 611 885 1499 911
Công lập 41976 51287 54751 60316 63329 70260
Trên đại học 19958 24105 27333 29987 32956 38697 đại học , cao đẳng 21529 26669 26866 29633 29089 30702
Trình độ khác 489 513 552 696 1284 861
Ngoài công lập 6565 4833 5900 9265 11244 13921
Trên đại học 3903 2481 2950 3914 5342 6824
đại học cao đẳng 2640 2342 2891 5162 5687 7047
Trình độ khác 22 10 59 189 215 50
Nguồn [65, Tr. 619]
Trong khi đó có những tỉnh như Hà Nam chỉ có 333 giáo viên đại học, cao đẳng chiếm 0,01% trong toàn bộ vùng, cá biệt có Lai Châu chỉ có 36 người chiếm 0,0053%, Bắc Kạn 37 người chiếm 0,0054%...trong vùng Trung du và miền núi phía bắc. Hơn thế nữa, nguồn nhân lực KH – CN ở các tỉnh này lại có xu hướng giảm. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại chỉ
cho chúng ta thấy một số tỉnh đang có xu hướng đi xuống về nguồn lực cán bộ trong các tổ chức khoa học. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các chiến lược phát triển KH - CN cũng như thị trường KH - CN, đặc biệt là các chương trình phát triển KH - CN phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế ở địa phương.
Cùng với phát triển của nền kinh tế, số lượng cán bộ trong các cơ quan nghiên cứu khoa học của nhà nước đang có xu hướng giảm dần: Năm 1985 cả nước có trên 64.000 cán bộ; năm 1996 chỉ còn trên 39.200 cán bộ; năm 1997 là khoảng 40.000 cán bộ. Hiện nay, số lượng cán bộ trong các cơ quan khoa học tăng dần song vẫn chưa bằng năm 1985. Đội ngũ cán bộ khoa học có sự thay đổi và phân hoá. Một bộ phận không nhỏ cán bộ trong các cơ quan nghiên cứu đã trở thành những doanh nhân, những cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Hiện nay, mặc dù nhà nước đã có những thay đổi về đãi ngộ vật chất đối với đội ngũ cán bộ KH - CN ở các trường đại học cao đẳng, các viện nghiên cứu nhưng xu hướng trên vẫn tồn tại. Nếu xu hướng này gia tăng mạnh cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực KH - CN trong các tổ chức này.
Hơn bao giờ hết, xây dựng đội ngũ cán bộ KH - CN không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển thị trường KH - CN, mà đối với sự phát triển KT - XH nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực KH - CN để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nền KT - XH vẫn còn rất nhiều tồn tại. Số lượng các trường đào tạo nghề tuy phát triển mạnh nhưng quy mô vẫn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Học sinh ra trường còn thiếu những kỹ năng thực hành công việc, trình độ ngoại ngữ kém. Một số ngành nghề như cơ khí chế tạo, khai thác mỏ, công nghệ thông tin.. vẫn thiếu lao động có trình độ cao. Vì vậy Nhà nước cần chú trọng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực KH - CN để phát triển thị trường KH - CN.
Thứ ba, sự phát triển của kinh tế thị trường
Sự phát triển của KTTT thể hiện ở môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh càng minh bạch, rõ ràng, bình đẳng sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến sản phẩm và đổi mới công nghệ, từ đó làm tăng nhu cầu về sản phẩm KH - CN trên thị trường KH - CN, đặc biệt là những nhu cầu công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Môi trường kinh doanh của nền kinh tế gồm nhiều nội dụng khác nhau như hệ thống thể chế, hành lang pháp lý của nền kinh tế, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến phát triển thị trường KH - CN.
Môi trường kinh doanh lành mạnh cũng sẽ đảm bảo điều kiện tham gia, rút lui khỏi thị trường của các chủ thể, các doanh nghiệp được dễ dàng. Điều này là cần thiết để phát triển thị trường KH - CN, bởi vì nếu một chủ thể hoạt động không hiệu quả, không phá sản được thì chủ thể đó sẽ làm tiêu tốn nguồn lực, gây lãng phí và cản trở sự vận hành của thị trường KH - CN. Môi trường kinh doanh của nền kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì môi trường kinh doanh càng lành mạnh, đầy đủ, rõ ràng. Vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện để tạo một môi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng, lành mạnh để tạo điều kiện cho thị trường KH - CN phát triển.