CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
2.2.2. KHẮC PHỤC CÁC KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƯỜNG
Hiện nay, Việt Nam đang hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường như: thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động và đặc biệt là phát triển thị trường KH - CN. Cũng giống như các thị trường khác, thị trường KH - CN trong quá trình vận động mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi khuyết tật vốn có của nó. Vì thế vai trò của Nhà nước đểkhắc phục các khuyết tật của thị trường KH -CN là rất cần thiết. Thị trường KH - CN cũng có những khuyết tật chung như: Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp KH - CN là lợi nhuận tối đa mặc dù có các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ như chính sách cho phép doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư vào hoạt động đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp KH - CN cũng được hưởng mức thuế suất ưu đãi nếu đáp ứng được những tiêu chí về mức doanh thu và tỷ trọng hàm lượng sản phẩm KH - CN nhưng trên thực tế rất ít doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ. Hiện tượng này do nhà đầu tư thấy dễ dàng kiếm tiền bằng đầu cơ, đánh quả ngắn, trong khi những người sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm thực sự lại chịu nhiều khó khăn - trong đó không ngoại trừ những khoản lãng phí về thời gian tiền bạc do nạn tiêu cực tham nhũng. Vì vậy, Nhà nước cần áp dụng khung chính sách đồng bộ, toàn diện nhằm làm giảm nguồn lợi từ những hoạt động kinh doanh sản xuất mang tính đầu cơ ngắn hạn.Ví dụ có thể áp dụng chính sách thuế của Mỹ đối với bất động sản trong đó áp dụng mức thuế rất cao đối với những giao dich mua bán bất động sản dạng đầu cơ. Về lâu dài, Nhà nước cần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp nói chung, thông qua triệt để giải quyết nạn tham nhũng và tích cực hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Đối với
những giải pháp trước mắt cần tăng cường bảo vệ SHTT. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện những dự án nghiên cứu có tính khả thi cả về công nghệ lẫn thương mại dười hình thức co vay từ quỹ đầu tư mạo hiểm.
Thị trường KH - CN còn cạnh tranh không hoàn hảo do xuất hiện độc quyền của một số sản phẩm KH - CN gây cản trở thương mại và hạn chế cạnh tranh, nhiều hàng hóa nhập lậu từ nước ngoài về bán với giá rẻ cạnh tranh với hàng hóa trong nước. Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ không đủ sức cạnh tranh vì công nghệ lạc hậu và gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư mua lại phần vốn của Nhà nước “ trong số trên 300 doanh nghiệp nhà nước dự kiến thoái vốn năm ngoái chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp thoái hóa vốn thành công. Nhà nước hiện nay còn trên 500 doanh nhiệp đã cổ phần hóa trong đó có nhiều doanh nghiệp khó thoái hóa vốn vì công nghệ sản xuất lạc hậu lại không có những lợi thế hấp dẫn khác”[63]. Tình trạng độc quyền sản phẩm KH - CN là do việc thực hiện SHTT không đầy đủ. Vì vậy Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa bảo hộ quyền SHTT và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường KH - CN như nghị định số 54/2000/NĐ - CP ngày 03/10/2000 quy định về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp (điều 24, 25);
Luật dân sự năm 2005 quy định quyền của người đã sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp vào mục dích phi thương mại và một số ngoại lệ khác...Các văn bản chính sách này đã bước đầu có tác dụng nhất định giảm thiểu những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, bước đầu đảm bảo sự hài hòa giữa các loại lợi ích của các chủ thể trên thị trường KH - CN. Các doanh nghiệp nước ta chưa sẵn sàng và chưa có nhiều động lực đầu tư cho nghiên cứu và phát triển R&D và đổi mới công nghệ. Đến nay chỉ khoảng 0,1 - 0,3% doanh thu của các doanh nghiệp được đầu tư cho hoạt động này. Năng lực tiếp thu
và làm chủ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nước ta không cao. Công nghệ được mua bán chủ yếu trên thị trường là thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ, toàn bộ giao dịch mua bán công nghệ ở dạng tài sản trí tuệ như pa tăng, li xăng và bí quyết công nghệ còn hạn chế. Vì vậy, Nhà nước buộc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng hoạt động kinh doanh bình đẳng cạnh tranh lành mạnh thông qua việc xóa bỏ các bao cấp, đặc quyền, đặc lợi để cho các doanh nghiệp chỉ có một con đường duy nhất để phát triển là đổi mới công nghệ nâng cao năng lực canh tranh. Ngoài ra thị trường KH - CN còn có những khuyết tật riêng như thông tin bất cân xứng giữa người mua và người bán sản phẩm KH - CN, việc xác định giá cả rất khó khăn. Vì vậy cần phát triển hệ thống thông tin KH - CN theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp để phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển của thị trường KH - CN. Tổ chức lại hoạt động của các trung tâm thông tin KH - CN thuộc cơ quan nhà nước theo hướng cân đối giữa các chức năng, đảm bảo thông tin phục vụ cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và phục vụ hoạt động kênh thông tin thương mại KH - CN. Đặc biệt trong bối cảnh HNKTQT, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn công nghệ từ bên ngoài. Do vậy doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt thông tin về công nghệ trên thế giới thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian, môi giới, các trung tâm thông tin công nghệ, trung tâm xúc tiến thương mại của Nhà nước...
Ngoài những khuyết tật chung thị trường KH - CN còn có những khuyết tật riêng đòi hỏi Nhà nước phải khắc phục đó là :[28, tr. 27-30]
Thứ nhất, sự không cân xứng về thông tin giữa người mua và người bán.
Thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau. Trên thị trường, khi các giao dịch được tiến hành, việc mua bán công nghệ giữa bên bán và bên mua diễn ra dù dưới góc độ nào thì thông tin về công nghệ, ưu, nhược và những vấn đề về công nghệ... người bán, đặc biệt
là những người bán trực tiếp làm ra công nghệ luôn biết rõ hơn người mua.
Với đặc thù của các hàng hoá công nghệ như hàng hoá là những kết quả nghiên cứu, bí mật công nghệ, quy trình, phần mềm điều khiển... đều là những hàng hoá mà người bán luôn biết rõ đặc tính kỹ thuật và những nhược điểm của công nghệ, những khả năng xấu có thể xảy ra. Đương nhiên với một thị trường mà thông tin không được rõ ràng, cơ chế hoạt động không vận hành tốt, các thể chế hỗ trợ ít hiệu quả thì các nhà cung cấp sẽ luôn là những người hưởng lợi từ các giao dịch do sự bất đối xứng về thông tin. Ví dụ như thị trường xe máy cũ, Nhà cung cấp biết đầy đủ về mẫu mã chất lượng tính năng sản phẩm còn ngươi mua thì thông tin sản phẩm không rõ ràng không biết chính xác đâu là ưu điểm nhược điểm của các xe máy, không biết giá của các loại xe vì vậy khi đi mua thường mua phải xe chất lượng thấp giá cao. Hiện tượng này xảy ra là do tình trạng bất cân xứng về thông tin giữa người mua và người bán.
Sự không cân xứng về thông tin bị khoét sâu hơn còn do năng lực hạn chế của người mua. Do hàng hoá KH - CN có đặc thù so với hàng hoá thông thường nên ở những nước đang phát triển, với khả năng công nghệ còn rất kém, những hiểu biết về tính năng tác dụng của các công nghệ không cao nên việc xác định chính xác giá trị của một công nghệ ngay cả khi người cung cấp đưa đủ thông tin cũng rất khó khăn.
Do đặc thù của hàng hoá KH - CN trong đó các hàng hoá có thể chưa thực sự là một công nghệ hoàn chỉnh, thậm chí là một công nghệ mới hoàn chỉnh đi nữa thì chỉ sau quá trình thử nghiệm và sử dụng công nghệ mới biết đích xác được tính năng thực sự của công nghệ. Đặc tính này trong một số trường hợp khiến cả người bán và người mua công nghệ đều không có được thông tin chính xác về công nghệ, không xác định được giá trị thật của công nghệ nên rất khó tiến hành giao dịch, thậm chí giao dịch có thể bị tê liệt nếu quan điểm của hai bên khác quá xa nhau. Còn trong trường hợp giao dịch vẫn
được tiến hành thì bên mua có thể sẽ phải chấp nhận những rủi ro không thể lường trước (tất nhiên cũng có trường hợp bên mua gặp may thu được những giá trị thương mại lớn hơn dự kiến). Để hiểu rõ tình trạng thông tin bất cân xứng chúng ta xem xét ví dụ “Trò chơi rau sạch” [9, tr. 35]. Bài toán rau sạch có thể được mô phỏng dưới dạng “Trò chơi không thông đồng” giữa người mua và người bán. Thứ được rao bán là rau sạch hoặc rau thường mà người mua không thể biết. Về phần mình người mua có thể trả theo giá của rau thường hoặc rau sạch, tùy theo việc người này có tin lời người bán hay không.
Khi ra quyết định mỗi bên không biết chính xác quyết định của bên kia. Do mỗi bên có hai phương án lựa chọn nên trò chơi rau sạch có thể có bốn kết cục được thể hiện trong bảng lợi ích. Số điểm trong mỗi bảng phản ánh lợi ích mà bên đó thu được tương ứng với kết cục xảy ra.
Bảng lợi ích Người mua (M) Người
bán(B)
Trong bảng trên, kết cục IV, tương ứng với phương án người bán rau sạch và người mua trả theo giá rau sạch, thị trường rau sạch hoạt động bình thường, là tốt nhất cho cả hai bên, tuy nhiên đây không phải là điểm cân bằng của trò chơi. Ta có thể thấy dễ dàng rằng, bất kể phương án lựa chọn nào của người bán trả theo giá thường là phương án tối ưu cho người mua. Về phía người bán, bất kể phương án lựa chọn nào của người mua, bán theo giá rau sạch là phương án tối ưu cho người bán. Bài toán có nghiệm duy nhất là ô I tại đó cả người mua và người bán không có động cơ thay đổi lựa chọn của mình. Từ ví dụ trên cho thấy, khi không thể phân biệt được chất lượng của sản phẩm thì hàng hóa kém sẽ chiếm lĩnh thị trường và hàng hóa tốt sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường. Đối với các sản phẩm KH - CN hoạt động mua bán có thể không xảy ra vì nó không phải là hàng hóa thông thường nên người bán không thể lựa chọn như người mua ở ô số I. Mặt khác trong nhiều trường hợp
Trả theo giá rau thường Trả theo giá rau sạch Rau thường I: lợi 5, M lợi 5 II: B lợi 10, M lợi 1 Rau sạch III: B lợi 1, M lợi 10 IV: B lợi 7, M lợi 7
sự bất bình đẳng về thông tin là không thể tránh khỏi đối với hàng hóa KH - CN vì nếu nói ra thì bí mật về công nghệ sẽ không còn nữa và khi đó cũng không còn gì để bán.
Đứng trước tình trạng thông tin bất cân xứng về hàng hóa KH - CN Nhà nước cũng đưa ra nhiều giải pháp về hạn chế tình trạng này đó là:
Nhà nước quy định về cung cấp thông tin đối với hàng hóa KH - CN, các hàng hóa KH - CN khi đưa ra thị trường phải cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật. Nhà nước đã ban hành nhiều nghị định thông tư quy định việc cung cấp thông tin như nghị định 43/2011/NĐ - CP quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/6/2011...
Nhà nước kiểm định và chứng nhận chất lượng hàng hóa KH - CN theo tiêu chuẩn cụ thể. Nhà nước luôn có một độ ngũ thanh tra kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi sản phẩm được bán trên thị trường.
Nhà nước xây dựng hệ thống tổ chức trung gian môi giới để hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng. Nếu có tổ chức thẩm định có uy tín được cả bên mua bên bán tin tưởng, bí mật của các bên được tôn trọng thì có thể giúp khai thông thị trường KH - CN .Khi đó kết cục của thị trường sẽ tương ứng với ô số IV như ví dụ về trò chơi rau sạch ở trên.
Thứ hai, chi phí giao dịch cao. Giá trị hàng hoá KH - CN rất khó xác định chính xác. Nếu các bên mua không phải là những nhà định giá chuyên nghiệp mà chỉ đơn thuần là những người khai thác thuần tuý giá trị thương mại của công nghệ tất yếu sẽ cần đến các nhà môi giới. Với tính phức tạp như kể trên ở nhiều khâu, nhiều công đoạn chắc chắn chi phí giao dịch sẽ trở nên rất lớn thậm chí có thể vượt quá giá trị thương mại của công nghệ. Để giảm bớt chi phí giao dịch, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả thì Nhà nước phải có biện pháp đảm bảo thể chế hỗ trợ thị trường phải hoạt động tốt. Việc thông tin, thẩm định, đánh giá công nghệ phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước đã ban hành và thực thi có hiệu quả các quy tắc hỗ trợ thị trường KH - CN như luật pháp về SHTT,
luật pháp về CGCN, luật pháp về cạnh tranh để giảm thiểu chi phí giao dịch trên thị trường. Đồng thời Nhà nước cũng xây dựng các tổ chức giao dịch thị trường nối gần giữa người mua và người bán bớt các khâu trung gian vì thế chi phí giao dịch sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất.
Thứ ba, tính rủi ro cao. Việc mua bán công nghệ luôn chứa đựng tính rủi ro. Tuy nhiên, mức độ rủi ro ở các hàng hoá công nghệ là rất khác nhau.
Một công nghệ hoàn chỉnh đã chứng tỏ được giá trị thương mại khi đưa vào khai thác có độ rủi ro khác với một công nghệ mới, chỉ qua giai đoạn thử nghiệm, càng khác với một kết qủa nghiên cứu R&D ở dạng thử nghiệm, hay một phần của quy trình công nghệ chưa hoàn chỉnh. Những hàng hoá này này độ rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều và điều này khiến các nhà đầu tư, các bên mua trên thị thường phải tính toán rất kỹ khi mua công nghệ. Đồng thời, cũng phải chấp nhận một xác xuất rủi ro nhất định khi tiến hành giao dịch.
Một yếu tố rủi ro rất lớn nữa đó chính là bị rò rỉ thông tin trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm. Các sản phẩm KH - CN là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh nên việc bí mật đến cùng những nghiên cứu, những thành tựu hay những ứng dụng kỹ thuật mới vào sản phẩm... có ý nghĩa sống còn cho thành công của hoạt động kinh doanh. Ngay cả mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp... trước khi được đăng ký bảo hộ chính thức cũng phải được giữ bí mật. Nếu những thông tin này bị các đối thủ biết trước sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho các bên mua bán công nghệ. Song nếu không chấp nhận đặc điểm này thì thị trường KH - CN sẽ rất khó phát triển, các công nghệ mới khó có thể đưa vào thực tiễn để phát huy hiệu quả. Đây cũng là một minh chứng cho việc đầu tư mạo hiểm như là một đặc điểm không thể thiếu nếu muốn phát triển thị trường KH - CN. Để hạn chế tình trạng rò rỉ thông tin ăn cắp bản quyền, Nhà nước ta cũng đã ban hành pháp luật về SHTT. Việc thực hiện luật SHTT trên thực tế đã mang lại nhiều hiệu quả cho các giao dịch trên thị trường KH - CN.
Thứ tư, tính độc quyền. Khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá KH - CN có tính độc quyền rất cao. Những công nghệ có giá trị thương mại lớn luôn do các tập đoàn, các công ty sở hữu và gần như rất khó có thể bắt chước