BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 53 - 58)

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

1.3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nhận thức được thị trường KH - CN là một thị trường đặc biệt, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì thị trường này rất khó phát triển nên các quốc gia đều có sự can thiệp vào việc xây dựng các điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển thị trường này nhằm tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các hoạt động, giao dịch trên thị trường KH - CN.

Từ kinh nghiệm của các nước đi trước về phát triển thị trường KH - CN chúng ta đã rút được nhiều bài học cho phát triển thị trường KH - CN ở nước ta:

Thứ nhất, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật làm nền tảng cho thị trường KH - CN. Một tấm gương điển hình là Trung Quốc, Trung Quốc nhận thấy rằng cơ sở đầu tiên để cho thị trường KH - CN phát triển là phải có một hệ thống văn bản pháp luật cho thị trường này. Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và từng bước hoàn thiện chúng nhằm phát triển thị trường KH - CN. Bên cạnh đó Nhà nước ta cần linh hoạt trong việc quản lý thị trường KH - CN khi thị trường này còn ở trạng thái sơ khai, chưa phát triển. Mỗi một quốc gia khác nhau sẽ có một mô hình và cách quản lý thị trường KH - CN khác nhau căn cứ vào bối cảnh và điều kiện cụ thể của từng nước. Có những quốc gia Nhà nước phải can thiệp trực tiếp, có những quốc gia Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động KH -CN thông qua công cụ quản lý của Nhà nước. Việt Nam cũng như Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các yếu tố cơ bản của thị trường KH - CN chưa phát triển đầy đủ, các quan hệ thị trường chưa được hình thành. Do đó nước ta học tập kinh nghiệm Trung Quốc trong giai đoạn đầu của sự phát triển thị trường KH - CN cần phảiđược quản lý có hệ thống và thống nhất. Nhà nước sẽ can thiệp trực tiếp vào một số nhân tố cơ bản của thị trường KH - CN. Sau một thời gian cần thiết, Nhà nước chuyển sang vai

trò là người tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động KH - CN.

Thứ hai, chính sách đầu tư có tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển thị trường KH - CN, đặc biệt là đầu tư của ngân sách Nhà nước.

Lượng vốn đầu tư vào thị trường KH - CN sẽ quyết định quy mô, trình độ phát triển của thị trường. Vì vậy để phát triển thị trường KH - CN phải có chính sách đầu tư thích hợp vào thị trường KH - CN. Nhận thức được vai trò của việc đầu tư Nhà nước đối với phát triển thị trường KH - CN nước ta cần gia tăng và chú trọng lượng đầu tư tuyệt đối cho phát triển thị trường này. Đặc biệt nguồn đầu tư của Nhà nước tập chung cho giai đoạn đầu. Đầu tư của Nhà nước phải hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự phát triển các yếu tố cơ bản của thị trường KH - CN, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện môi trường và tài trợ cho những hoạt động mà khu vực tư nhân không muốn làm. Nhà nước ta cũng nên chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển thị trường KH - CN. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Nhà nước phải chú trọng việc đa dạng hóa thu hút vốn đầu tư từ xã hội cho phát triển thị trường KH - CN. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vào phát triển thị trường KH - CN.

Nước ta cần chú trọng chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để khuyến khích các tổ chức KH - CN , các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm các sản phẩm công nghệ mới. Nhà nước miễn giảm thuế và hỗ trợ về tín dụng cho các chủ thể tham gia thị trường KH - CN. Nước ta cần đưa ra nhiều hình thức miễn giảm thuế và hỗ trợ tín dụng khác nhau trong đó tập trung vào chính sách miễn giảm thuế đối hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ ưu đãi về thuế đối với các tổ chức KH - CN. Nhà nước cũng phải khấu trừ các khoản chi phí liên quan đến nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào thu nhập

chịu thuế, Cho vay với lãi suất thấp và thực hiện các ưu đãi về tín dụng để thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường KH - CN phát triển, miễn giảm thuế nhập khẩu các phát minh, sáng chế và sản phẩm KH - CN cao tiên tiến.

Thứ ba, Nhà nước ta cần xây dựng chính sách phát triển hệ thống các tổ chức trung gian, môi giới và hoàn thiện các tổ chức trung gian, môi giới nhằm gắn kết các chủ thể tham gia thị trường KH - CN. Để đáp ứng yêu cầu phát triển các tổ chức trung gian môi giới trên thị trường KH - CN nước ta có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho hệ thống các tổ chức này phát triển.

Hàn Quốc, Trung Quốc là những tiêu biểu cho việc xây dựng một thể chế cho hệ thống các tổ chức trung gian, môi giới trên thị trường KH - CN phát triển.

Để hoàn thiện và phát triển các tổ chức trung gian môi giới các nước xác định các mô hình tổ chức khác nhau, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nước như Hàn Quốc xây dựng Trung tâm CGCN với nhiệm vụ là đầu mối kết nối thông tin giữa các văn phòng CGCN với trung tâm mua sắm công nghệ và các ngân hàng công nghệ quốc gia. Trung Quốc lại rất thành công trong việc xây dựng mô hình sàn giao dịch Thượng Hải. Đây là đơn vị công ích, phi lợi nhuận của Nhà nước với chức năng cung cấp thông tin về công nghệ. Tùy vào điều kiện cụ thể mà nước ta cần xác định mô hình cho phù hợp.

Các quốc gia đều có chính sách tạo ra sự liên kết giữa các tổ chức KH - CN, các trường đại học, viện nghiên cứu với các công ty các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các công ty đặt hàng với các tổ chức KH - CN để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, các sản phẩm của các tổ chức KH - CN đều hướng tới việc đổi mới công nghệ của các doang nghiệp. Nhận thức được mối liên kết này, Nhà nước ta cần có chính sách khuyến khích gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu KH - CN với thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường KH - CN, các quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau một cách linh hoạt, đa dạng căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, và trình độ phát triển về kinh tế, KH - CN của từng nước. Là một nước phát triển sau, Việt Nam cần học tập, vận dụng một cách sáng tạo những kinh nghiệm của các nước đi trước để tìm ra phương hướng và giải pháp xây dựng phát triển thị trường KH - CN.

*

* *

Phát triển thị trường KH - CN là một nội dung quan trọng để phát triển tiềm lực KH - CN quốc gia, gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất kinh doanh tạo động lực cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững. Phát triển thị trường KH - CN có nội dung chủ yếu là tăng cung về hàng hóa KH - CN, tăng cầu về hàng hóa KH - CN, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường KH - CN, xây dựng các tổ chức môi giới trên thị trường, thực hiện bảo hộ quyền SHTT, thực thi các chính sách điều tiết hỗ trợ thị trường. Do thị trường KH - CN là thị trường đặc biệt có nhiều yếu tố đặc thù nên cần được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đối với thị trường này rất quan trọng. Nhà nước không chỉ tạo lập môi trường pháp luật mà còn khắc phục khuyết tật thị trường KH - CN như hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo, thông tin bất cân xứng… Bên cạnh đó Nhà nước còn định hướng và điều tiết sự phát triển của thị trường KH - CN để thị trường KH - CN phát triển đúng định hướng. Nhà nước còn không ngừng kiểm tra giám sát các hoạt động trên thị trường này. Vai trò của Nhà nước trong thị trường KH - CN quan trọng nên việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế để phát huy vai trò của Nhà nước trong thị trường này là rất cần thiết. Nước ta không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước Châu Âu, Châu Á về phát huy vai trò của Nhà nước trong thị trường KH - CN. Đặc biệt là các nước gần

gũi với chúng ta như Trung Quốc, Hàn Quốc. Qua đó, chúng ta đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật và tăng cường hiệu lực thực thi các văn bản pháp luật cho phát triển thị trường KH - CN; Kinh nghiệm về xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường KH - CN như các tổ chức trung gian, môi giới gồm chợ công nghệ, trung tâm dịch vụ công nghệ khắp cả nước, các công viên công nghệ... Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để xây dựng và phát triển thị trường KH - CN thành công.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)