ĐỊNH HƯỚNG, ĐIỀU TIẾT

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 82 - 88)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

2.2.3. ĐỊNH HƯỚNG, ĐIỀU TIẾT

Nhà nước định hướng phát triển thị trường KH - CN bằng việc xây dựng các chiến lược, quy họach, kế hoạch phát triển thị trường KH - CN. Để phát triển KH - CN, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (số 02 - NQ/ HNTW ngày 24/12/1996) về định hướng chiến

lược phát triển KH- CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã xác định nhiều giải pháp trong đó có giải pháp liên quan đến việc phát triển thị trường KH – CN [30] như: Dùng các công cụ về thuế, tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với các hướng ưu tiên của Nhà nước; Nhà nước quy dịnh chế độ thưởng cho tập thể lao động và các tác giả về sáng chế, phát minh, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới đối với các doanh nghiệp; Các viện nghiên cứu được thành lập các cơ sở sản xuất - kinh doanh các trung tâm ứng dụng tư vấn và CGCN thuộc các lĩnh vực chuyên môn mà viện đảm nhận được phép liên doanh với nước ngoài theo quy định của Nhà nước ; Thành lập các tổ chức nghiên cứu - triển khai trong các tổng công ty và doanh nghiệp lớn; Mở rộng mạng lưới dịch vụ tư vấn KH - CN; Miễn hoặc giảm thuế doanh thu cho các hoạt động tư vấn KH - CN; Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền SHTT và khuyến khích CGCN ...

Đại hội IX (2001) trên cơ sở xác định phát triển KH - CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định các nội dung và quan điểm phát triển thị trường KH - CN như sau:“ Tạo thị trường KH - CN, đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng KH - CN với sản xuất kinh doanh, quản lý, dịch vụ. Có chính sách khuyến khích và buộc các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ”[31, tr. 113] đồng thời Đại hội cũng xác định các nội dung để phát triển thị trường KH - CN trong thời gian trước mắt là : “ Tạo môi trường cạnh tranh, bảo hộ SHTT và quyền tác giả. Có cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển KH - CN , phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật , hợp lý hóa sản xuất và đặt hàng cho cơ quan nghiên cứu

[31, tr. 207]. Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26 tháng 7 năm 2002 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị

quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, KH - CN đến năm 2010 đã khẳng định một bước tiến lớn về nhận thức của trung ương về định hướng phát triển thị trường KH – CN, như định hướng tách các viện nghiên cứu không phục vụ quản lý nhà nước ra khỏi bộ chủ quản, tăng cường việc liên kết các giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Các tổ chức nghiên cứu KH - CN được quyền tự chủ trong các hoạt động cùng với đó là: Từng bước chuyển các tổ chức KH - CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Tạo điều kiện để phát triển nhanh doanh nghiệp công nghệ (doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động nghiên cứu công nghệ. Đối với thị trường KH - CN, Kết luận nhấn mạnh đến việc việc rà soát các cơ chế chính sách để cho doanh nghiệp có điều kịên thuận lợi trong việc áp dụng công nghệ mới, thúc đẩy các hoạt động của thị trường KH - CN và tăng cường việc thực thi quyền bảo hộ SHTT...

Như vậy hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khóa VIII và Đại hội IX của Đảng đã xác định phát triển thị trường KH - CN là nhiệm vụ quan trọng đồng thời cũng xác định thị trường KH - CN ở nước ta vẫn ở tình trạng sơ khai, do vậy để phát triển thị trường này giai đoạn trước mắt là phải hướng trọng tâm vào việc đẩy mạnh việc “Tạo thị trường cho các hoạt động KH - CN” thông qua các giải pháp là: (1) Xây dựng và tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh tù đó thúc đẩy các chủ thể trên thị trường KH - CN đầu tư phát triển KH - CN ; Xây dựng hệ thống thể chế đặc biệt thể chế về SHTT;

(3) Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích ứng dụng chuyển giao các sản phẩm KH - CN vào sản xuất kinh doanh; (4) Xây dựng cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp tăng đầu tư phát triển KH - CN.

Nhằm triển khai các quan điểm về phát triển thị trường KH - CN của

Đảng, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường KH - CN (ban hành theo quyết định số 214/2005/QĐ - TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đề án đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để phát triển thị trường KH - CN.

Nhận thức được vai trò ngày càng gia tăng của thị trường KH - CN trong bối cảnh mới, Đại hội X của Đảng (2006) khẳng định: “Phát triển thị trường KH - CN trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm KH - CN (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hóa. Thông tin rộng rãi và tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm KH - CN được mua bán thuận lợi trên thị trường. Chuyển các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc nhiều loại hình sở hữu đang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp” [32, tr. 82]

Định hướng này của Đại hội X của Đảng được cụ thể hóa và xác định rõ hơn trong Hội nghị Trung ương 9 khóa X năm 2009 về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng. Hội nghị xác định: Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển KH - CN. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KH - CN quốc gia và các ngành, các sản phẩm quan trọng; Phát triển thị trường KH - CN. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục đào tạo. Có chính sách chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu nghành có trình độ cao.

Qua các nội dung và quan điểm phát triển thị trường KH - CN tại đại hội X và tại Hội nghị Trung ương 9 khóa X có thể thấy Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định các nội dung về phát triển thị trường KH - CN tại Đại hội VIII, Đại hội IX và xác định thị trường KH - CN ở Việt Nam đã được hình thành nhưng chưa phát triển còn nhiều bất cập, đặc biệt là việc gắn kết giữa

nghiên cứu KH - CN với thực tiễn sản xuất kinh doanh, do vậy trọng tâm chính trong quan điểm phát triển thị trường KH - CN tại Đại hội X là “thị trường hóa các hoạt động KH - CN”. Kế thừa các quan điểm tại các kỳ Đại hội trước đó, Đại hội X bổ sung và phát triển thêm một số nội dung mới là:

Thứ nhất, coi trọng ứng dụng thực tiễn và phục vụ sản xuất kinh doanh của sản phẩm KH - CN (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển).

Thứ hai, đề cập đến việc phát triển các yếu tố trung gian, môi giới trên thị trường KH - CN nhằm cung cấp thông tin rộng rãi và tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm KH - CN được mua bán trên thị trường.

Thứ ba, nhấn mạnh việc nâng cao năng lực các tổ chức KH - CN trong đó quan tâm đến chính sách ưu đãi đối với cán bộ nghiên cứu khoa học để từ đố nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc nhiều loại hin hf sở hữu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.

Đến Đại hội XI của Đảng 2011, với chiến lược phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, Đại hội đã chỉ ra vai trò của KH - CN đối với sự phát triển này, Đại hội đã xác định KH - CN là: “động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Các hoạt động KH - CN phải hướng trọng tâm vào việc phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[33, tr. 132]

Để thực hiện được vai trò này, một trong các nhiệm vụ cơ bản là: “phát triển thị trường KH - CN . Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng triển khai các nhiệm vụ KH - CN theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu, chuyển các đơn vị sự nghiệp KH- CN sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phát triển các doanh nghiệp KH- CN, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm...có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, trước hết là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực mũi nhọn...có chính sách khuyến

khích hỗ trợ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa”...[33, tr. 133-134]

“...Phát triển thị trường KH - CN gắn với việc bảo hộ quyền SHTT; có nhiều hình thức thông tin giới thiệu các hoạt động và sản phẩm Kh, CN; hoàn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm KH - CN trên thị trường ...”[33, tr. 213]

Đại hội XI của Đảng ngoài việc khẳng định các nội dung về phát triển thị trường KH - CN tại các kỳ đại hội trước đã xác định thị trường KH - CN về cơ bản đã được hình thành nhưng vẫn ở trình độ thấp, do vậy định hướng phát triển trước mắt là “phát triển nhanh và mạnh” thị trường KH - CN thông qua các giải pháp như sau:

Một là, đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí Nhà nước và cơ chế xây dựng triển khai các nhiệm vụ KH - CN theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu.

Hai là, hoàn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm KH - CN trên thị trường. Phát triển các quỹ đầu tư phù hợp với thị trường KH - CN như quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ phát triển KH - CN ...

Ba là, có chính sách tiếp thu khuyến khích chuyển giao các công nghệ mới hiện đại từ bên ngoài. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao trong đó ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bốn là, phát triển các chủ thể chính trên thị trường KH - CN trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển doanh nghiệp KH - CN và thúc đẩy đầu tư phát triển KH - CN của doanh nghiệp.

Nhà nước còn điều tiết cung, cầu và gắn kết các chủ thể trên thị trường

KH - CN thông qua những công cụ và chính sách điều tiết của mình. Khi tiến hành hoàn thiện hệ thống thể chế để hỗ trợ thị trường KH - CN, Nhà nước đã tác động làm tăng cạnh tranh trên thị trường, thúc ép hoạt động đổi mới và do đó đã làm tăng cung, cầu về hàng hóa KH - CN. Bên cạnh đó bằng chính sách giảm thuế, ưu đãi đầu tư đối với các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nhà nước đã gián tiếp thúc đẩy cung, cầu về loại hàng hóa đó trên thị trường. Mặt khác, Nhà nước vừa là người cung vừa là người cầu rất lớn về hàng hóa KH - CN. Thông qua chi tiêu của Chính phủ đối với hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân cần được cung cấp công cộng, Nhà nước đã trực tiếp tạo cầu đối với thị trường KH - CN. Các khoản chi tiêu và đầu tư của chính phủ thường tập trung vào những lĩnh vực mà tư nhân không mong muốn tham gia như lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, lĩnh vực nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu phát triển KT - XH hoặc những lĩnh vực công nghệ chứa đựng nhiều rủi ro, khi đó Nhà nước là người tiên phong thử nghiệm công nghệ trước khi đưa nó ra thị trường hoặc Nhà nước gánh chịu rủi ra thay cho doanh nghiệp khi họ tiên phong sử dụng những công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)