KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 50 - 53)

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

1.3.2. KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC

Hàn Quốc là một nước có nền kinh tế thị trường và cũng rất quan tâm đến phát triển thị trường KH - CN. Thị trường KH - CN của Hàn Quốc khá phát triển. Sau đây là một số kinh nghiệm đặc biệt phát triển cung và liên kết cung cầu của Nhà nước Hàn Quốc trong phát triển thị trường KH – CN bao gồm:

Một là, Nhà nước tổ chức các chợ công nghệ để tạo môi trường thuận lợi cho bên cung, bên cầu và các nhà đầu tư gặp gỡ.

Từ những năm 1990, Nhà nước Hàn Quốc đã tổ chức nhiều hội chợ công nghệ tạo môi trường thuận lợi giúp cho người bán và người mua công nghệ và các nhà đầu tư gặp gỡ nhau. Hội chợ chỉ tổ chức với số lần hạn chế trong năm. Để khắc phục nhược điểm này, Hàn Quốc đã hình thành “chợ thương mại hóa công nghệ” của Trung tâm chuyển giao công nghệ Hàn Quốc.

Chợ thương mại hóa công nghệ khép kín giữa các khâu cung cấp công nghệ kiểm tra công nghệ và đầu tư công nghệ. Bắt đầu từ tháng 8 năm 2001 chợ công nghệ được tổ chức thường xuyên, phạm vi công nghệ trình diễn được mở rộng gồm công nghệ của các viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân cũng như công nghệ nước ngoài. Việc cung cấp thường xuyên cho thị trường sẽ giảm thời gian và những chi phí không cần thiết trong việc tìm kiếm đối tác và công nghệ tiềm năng cũng như tiến tới xây dựng hệ thống CGCN với chi phí hiệu quả.

Hai là, Nhà nước Hàn Quốc còn thành lập các tổ chức trung gian hỗ trợ CGCN để tăng cường thông tin về cung của hàng hóa KH - CN.

- Các tổ chức CGCN ở Hàn Quốc bao gồm các tổ chức CGCN khu vực công, tư và các bộ phận làm chức năng CGCN thuộc các trường đại học và các viện nghiên cứu nhà nước. Bất kỳ tổ chức nào có đủ tiêu chuẩn và có khả năng thực hiện đều được đăng ký làm cơ quan CGCN. Do vậy, ngoài 16 tổ chức của Nhà nước và các bộ phận làm chức năng CGCN thuộc các trường đại học và các viện nghiên cứu nhà nước, đến tháng 1 năm 2004 đã có 173 tổ chức chuyển giao công nghệ khu vực tư được đăng ký.

- Nhà nước Hàn Quốc đã xây dựng nhiều công viên công nghệ ở nhiều điểm khác nhau trong nước hoạt động như Trung tâm chuyển giao công nghệ vùng với mạng lưới CGCN thuộc các viện nghiên cứu và các trường đại học.

Chức năng của các Trung tâm chuyển giao công nghệ sẽ như là trung tâm của

vùng. Bốn công viên công nghệ đầu tiên được thành lập năm 2003. Năm 2004 có thêm từ 3 đến 4 Trung tâm CGCN ở các vùng của Hàn Quốc. Thực trạng quy mô R&D của các thành phố tương ứng cũng như số lượng các công ty sản xuất trong vùng sẽ được xem xét, lựa chọn, phát triển Trung tâm chuyển giao công nghệ vùng. Trung tâm chuyển giao công nghệ vùng đóng vai trò chính là trung tâm điều hành và kết nối của các trung tâm vùng và chịu trách nhiệm về thủ tục để lựa chọn Trung tâm chuyển giao công nghệ vùng.

Ba là, Nhà nước cũng xây dựng hệ thống công tác thông tin về công nghệ để cung cấp thông tin về nguồn cung của thị trường KH - CN.

Từ năm 2000 Hàn Quốc đã xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ từ các trường đại học, các viện nghiên cứu và các công ty. Đến tháng 12 năm 2003 có khoảng 13.000 người đăng ký truy cập vào 900 trang thông tin có nội dung chuyên sâu về phân tích thị trường; Về xu hướng thị trường, 230 lĩnh vực công nghệ và 5.000 số liệu liên quan có thể được cung cấp.

Bốn là, Nhà nước Hàn Quốc chú trọng đẩy mạnh sự hợp tác nghiên cứu giữa các viện R&D, trường đại học với các đối tác thương mại để tăng cường nhân rộng các kết quả KH - CN.

Hầu hết các công nghệ, đặc biệt là công nghệ được nghiên cứu từ các trường đại học và các viện nghiên cứu rất cần phát triển, nhân rộng hoặc bảo vệ độc quyền sáng chế để áp dụng trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên trong các trường đại học và các viện nghiên cứu của Hàn Quốc, nhận thức về việc đầu tư kinh doanh công nghệ không được hiểu biết rộng rãi. Gần đây nhiều nhà phát minh công nghệ đã bắt đầu nhận ra rằng sự hợp tác trực tiếp giữa các nhà phát minh với các đối tác thương mại sẽ tăng cơ hội thương mại hóa công nghệ lên mức cao nhất. Do đó, đã hình thành liên doanh giữa các viện nghiên cứu với các công ty kinh doanh, trong đó viện nghiên cứu sẽ

nghiên cứu công nghệ còn doanh nghiệp sẽ đầu tư vốn.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)