Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 32 - 35)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1.2. Thực tiễn của quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

1.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây dựng, thúc đẩy thị trường xây dựng phát triển nhanh chóng và có định hướng. Luật xây dựng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; phân định quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, bảo đảm các công trình xây dựng nói chung và công trình hạ tầng kỹ thuật nói riêng có chất lượng, an toàn, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc và tiết kiệm, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý xây dựng phù hợp với cải cách hành chính chung của Nhà nước và tinh thần hội nhập khu vực và quốc tế.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói chung và công trình hạ tầng kỹ thuật nói riêng được thiết lập từ Trung ương đến địa phương (Trung ương, cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện, cấp xã). Xem sơ đồ tại Hình 1.4.

Hình 1.4. Phân cấp quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

CHÍNH PHỦ

BỘ XÂY DỰNG (CỤC GĐNN VỀ CLCTXD) CÁC BỘ

CỤC, VỤ QL XÂY DỰNG

DỰNG)

UBND CÁC TỈNH, TP (SỞ XD, CHUYÊN NGHÀNH)

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHÀ NƯỚC

CÁC TỔ CHỨC TƯ VẤN

XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL

XÂY DỰNG VĂN BẢN QPKT THOẢ THUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG QLKT

CHUYÊN NGÀNH TRONG CÁC DỰ ÁN THEO DÕI CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

CÁC CÔNG TRÌNH NHÓM A NẮM TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CÁC BỘ, NGÀNH

PHỐI HỢP ĐỂ QUẢN LÝ TỪ TW TỚI ĐỊA PHƯƠNG CỦA HỆ THỐNG QLCL PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ TIẾP THU Ý

KIẾN THỰC TẾ

KIỂM TRA CÔNG TÁC QLNN CỦA CƠ SỞ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

CÁC CÔNG TRÌNH NHÓM A,B,C NẮM TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Phối hợp quản lý Quản lý thực hiện

Kiểm tra công

tác quản

lý chất lượng

của chủ đầu tư Nhận

xét, đánh giá, nghiệ m thu

chất lượng

công trình trọng điểm

Phúc tra xử lý tranh chấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

(Nguồn: Chính phủ, 2015)

Xác định quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các khâu trong suốt quá trình xây dựng, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã coi trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đảm bảo chất lượng công trình trong hoạt động xây dựng. Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật cũng được qui phạm hóa thông qua việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, phân định trách nhiệm về chất lượng công trình đối với từng các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động xây dựng trong các khâu từ lập dự án đầu tư đến bảo hành, bảo trì công trình. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đã có những đổi mới quan trọng về công nghệ quản lý, về công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng làm công tác quản lý chất lượng theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá.

Bước chuyển quan trọng đầu tiên cần nhắc tới là nhận thức trong toàn xã hội về vị trí hàng đầu của chất lượng công trình trong toàn bộ hoạt động xây dựng và chất lượng công trình hoàn toàn đảm bảo và kiểm soát được khi tuân thủ nghiêm luật pháp. Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật đã thể hiện rõ sự biến chuyển nhận thức này. Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật xây dựng năm 2014 về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong đó có công trình hạ tầng kỹ thuật, đây là một văn bản cấp Nghị định hướng dẫn công tác quản lý chất lượng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với chất lượng công trình. Trong Nghị định, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia công trình xây dựng đã được “luật hoá” và được gắn với chất lượng công trình trong suốt vòng đời của dự án từ chủ trương đầu tư, lập dự án, tổ chức thực hiện dự án và quá trình khai thác và sử dụng thông qua chế tài trách nhiệm. Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm đầu tiên và toàn diện về chất lượng công trình xây dựng; các nhà thầu tư vấn, xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với sản phẩm do mình làm ra.

Trong các giai đoạn thực hiện dự án, từ khảo sát thiết kế, thi công tới bảo hành và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

bảo trì công trình xây dựng đều có người chịu trách nhiệm, đều phải thực hiện cơ chế giám sát và nghiệm thu chặt chẽ. Như vậy, trách nhiệm cụ thể về chất lượng công trình xây dựng liên quan tới khâu nào thì ai thực hiện nó phải chịu trách nhiệm. Để chủ động phòng ngừa những sai phạm về chất lượng, việc quản lý năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng cũng được cụ thể hóa, nhằm chọn được người làm ra sản phẩm xây dựng có chất lượng ngay từ đầu. Tình trạng năng lực chuyên môn và kinh nghiệm không phù hợp cũng là nguyên nhân chính của nhiều sự cố công trình hoặc công trình không đạt chất lượng xảy ra trong thời gian qua đã làm cho xã hội lo lắng. Cơ chế giám sát chất lượng thi công thông qua các tổ chức tư vấn giám sát chuyên nghiệp; cơ chế chứng nhận chất lượng để cho phép đưa công trình vào sử dụng cũng bước đầu đã được áp dụng nghiêm túc.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng phân định trách nhiệm rõ ràng về chất lượng công trình theo nguyên tắc: người tham gia hoạt động xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với sản phẩm do mình làm ra. Như vậy, để phòng ngừa công trình kém chất lượng, hoạt động xây dựng trong nền kinh tế thị trường cần chuyển động theo hướng “chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa”.Với những qui định về điều kiện năng lực đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đã là một giải pháp chủ động quan trọng để phòng ngừa những sản phẩm xây dựng kém chất lượng. Nếu để cá nhân, tổ chức không có năng lực phù hợp thực hiện xây dựng mà để xảy ra sự cố hoặc công trình kém chất lượng thì không chỉ có người làm ra sản phẩm đó phải đền bù thiệt hại mà ngươi lựa chọn cá nhân, tổ chức đó cũng chịu trách nhiệm liên đới (Trần Chủng, 2007).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)