Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 105 - 109)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh

3.5.1. Chính sách và pháp luật

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX năm 2015 đã thống nhất và quyết nghị: Về cơ bản tỉnh Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015; phấn đấu toàn tỉnh sẽ trở thành đô thị loại I và là thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 2020 của thế kỷ 21. Muốn vậy tỉnh Bắc Ninh phải tạo được mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đó xây dựng công trình hạ tầng đồng bộ là vấn đề thiết yếu. Sự phát triển đó đòi hỏi phải tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng, trong đó công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong những năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

qua, Sở Xây dựng Bắc Ninh đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật, qua đó nhận thức của toàn xã hội về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật cũng được nâng cao.

Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và chính quyền Bắc Ninh ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thờ i, giải quyết được vấn đề đă ̣t ra, đáp ứng yêu cầu thực tế. Do đó, việc thực hiê ̣n đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật đã giải quyết cơ bản các vấn đề có liên quan đến chất lượng xây dựng công trình, như: bảo đảm sự an toàn của công trình khi có sự cố gây ra thảm ho ̣a cho con người và môi trường; quản lý năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng; nâng cao năng lực và quản lý đô ̣i ngũ cán bô ̣ tham gia hoa ̣t động xây dựng; công tác kiểm tra việc tuân thủ nội dung, trình tự đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình; chất lượng công tác khảo sát thiết kế...

Tuy nhiên, cần bổ sung các quy định về phần giám sát tác giả (thiết kế) trong các giai đoạn thi công xây dựng công trình, nhất là phần ngầm (khảo sát địa chất, đế móng) và phần kết cấu, trang thiết bị quan trọng. Đồng thời, cần bổ sung thêm nội dung quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành, bảo trì. Đây là vấn đề hiện nay chưa được quy định chặt chẽ, dẫn đến tình trạng công trình xuống cấp nhanh, giảm thời gian sử dụng.

Một nội dung quan trọng khác của công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là thiết kế cơ sở. Các quy định về thiết kế cơ sở theo Luật Xây dựng và các nghị định hướng dẫn thi hành chưa phù hợp, nhất là các quy định về quy trình thẩm định, thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở.

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luâ ̣t Xây dựng về quản lý chất lượng xây dựng ban hành còn châ ̣m. Mô ̣t số văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t có liên quan đến chất lượng xây dựng còn quy đi ̣nh chung chung, nô ̣i dung chưa cu ̣ thể và chưa phù hợp thực tế (như mô ̣t số quy đi ̣nh về đánh giá tác đô ̣ng môi trường trong Luâ ̣t bảo vê ̣

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

môi trường; quy định về thẩm quyền thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ thuâ ̣t; quy đi ̣nh về quy hoa ̣ch có trước hay công trình có trước trong Luâ ̣t Đất đai...).

* Về phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh nhằm xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các cơ quan chuyên môn và chủ đầu tư, chủ sử dụng về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các hoạt động xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Ninh.

Phân cấp quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là việc xác định thẩm quyền quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật giữa ba cấp:

UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố, thị xã và UBND cấp xã, phường, thị trấn đồng thời phân cấp quản lý trực tiếp về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đối với Chủ đầu tư, Chủ sử dụng công trình.

Phân công trách nhiệm là việc UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đối với công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật (không phân biệt nguồn vốn và hình thức sở hữu), bao gồm:

Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công, bảo hành và bảo trì công trình.

Có thể nói rằng chính sách pháp luật của Nhà nước đóng một vai trò quan trọng để điều tiết, kiểm soát một cách đồng bộ chặt chẽ về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Các Bộ Luật xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Giám định tư pháp…đều có các nội dung để ràng buộc quản lý về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là công trình xây dựng là nhóm công trình có ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản của nhân dân khi xảy ra sự cố.

3.5.2. Trình độ, năng lực của cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế và sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ

Năm 2014 có 1.230 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng trên địa bản tỉnh Bắc Ninh (theo báo cáo UBND tỉnh năm 2014 của Sở Xây dựng), trong đó có tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

gần 30% là các công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách. Vậy các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật còn tồn tại những vấn đề cơ bản gì về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Cấp tỉnh: Các Sở có quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành còn một số hạn chế như:

+ Sở Công thương không quy định chức năng về QLCL mà chỉ quy định chức năng thẩm định thiết kế (cho cả 3 phòng chuyên môn).

+ Không có phòng hoặc bộ phận chuyên môn chuyên trách về công tác quản lý chất lượng.

+ Lực lượng kỹ sư không đầy đủ các chuyên ngành để thực hiện quản lý chất lượng.

+ Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý chất lượng ở các Sở không được đào tạo nghiệp vụ, vừa làm vừa học lẫn nhau và tự đúc rút kinh nghiệm.

- Cấp huyện: Phòng chuyên môn thiếu cán bộ kỹ thuật.

Qua kiểm tra quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở 8 huyện, thị xã và thành phố năm 2015 cho thấy thực trạng về lực lượng cán bộ tham gia công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:

+ Số kỹ sư có chuyên ngành về hạ tầng kỹ thuật chiếm 34,26%, trong số đó KSXD dân dụng và công nghiệp 24,59%, KTS 3,28%.

+ Trong số kỹ sư có chuyên ngành về hạ tầng kỹ thuật chỉ có 32,59% được đào tạo chính quy còn lại là tại chức hoặc chuyên tu.

+ Trình độ chuyên môn không đồng đều tỷ lệ cao đẳng, trung cấp tương đối lớn (32,7%). Nhiều người trái ngành nghề (19,68%) như: Cử nhân Luật, cử nhân kinh tế, Kỹ sư hàng hải...

- Cấp xã: Có cán bộ phụ trách về giao thông - xây dựng nhưng không có cán bộ nào có chuyên môn về hạ tầng kỹ thuật.

* Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật kém hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Kiểm tra: Không có kế hoạch, không đảm bảo trình tự, nội dung; không

“hậu kiểm”.

Năm 2014:

+ Có 2 huyện không hoạt động kiểm tra.

+ 3 huyện kiểm tra không có kế hoạch, nội dung và không đảm bảo trình tự.

+ Chưa thực hiện kiểm tra các lĩnh vực: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân; sản phẩm vật liệu xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất và dịch vụ; công tác bảo hành, bảo trì.

- Xử lý vi phạm: Chưa triệt để và thiếu kiên quyết, còn mang nặng tính

“chiếu lệ” và hình thức. Một số trường hợp vi phạm chất lượng xử lý chưa kịp thời.

- Chưa quan tâm kiểm tra các công trình có nguồn vốn không thuộc ngân sách Nhà nước, còn buông lỏng quản lý chất lượng đối với loại công trình này..

- Sự phối hợp theo hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng CTXD còn hạn chế, bao gồm sự hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới, sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn cùng cấp, chế độ báo cáo không đúng quy định về thời gian và nội dung.

- Cấp xã hầu như không thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng CTXD.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)