Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.2. Thực tiễn của quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở một số địa phương trong nước và bài học rút ra đối với tỉnh Bắc Ninh
1.2.3.1. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật tỉnh Hải Dương Xuất phát từ việc các công trình hạ tầng kỹ thuật bằng vốn ngân sách chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật… Các sự cố xảy ra đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hải Dương không chỉ làm tổn hao tài sản của nhà nước, nhân dân, mà còn làm dư luận bức xúc.
Thực tế đó, năm 2014 Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương đã đệ trình UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan.
- Minh bạch thông tin về nhà thầu trên internet:
Hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng đang được quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và một số văn bản hướng dẫn. Về cơ bản các quy định trên đã góp phần đưa công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực,...
Theo đó nghị định đã đề cập đến vấn đề về bắt buộc đăng tải thông tin trên các trang thông tin điện tử do nhà nước quy định. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là chưa có quy định cụ thể về việc việc kiểm tra sự minh mạch, chính xác trong thông tin của nhà thầu xây dựng (Sở Xây dựng Hải Dương, 2014).
Thực tế đó làm cho cả cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật cũng như chủ đầu tư đều thiếu thông tin, nên chưa kiểm soát chặt chẽ được năng lực thực tế của các nhà thầu. Đồng thời, chưa kiểm soát chặt chẽ được chất lượng của công trình hạ tầng kỹ thuật, dẫn tới những sai sót, thất thoát chi phí lớn trong đầu tư, làm dư luận bức xúc.
Do vậy, để chấn chỉnh những bất cập trên, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành những quy định cụ thể, mang tính bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải cung cấp thông tin về năng lực hoạt động để cơ quan quản lý nhà nước công khai trên trang thông tin điện tử. Qua đó, cung cấp thông tin để cơ quan quản lý nhà nước quản lý hoạt động của nhà thầu và để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu.
Đồng thời, quy định bắt buộc các chủ đầu tư phải lựa chọn các nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế, thí nghiệm, giám định và các nhà thầu chính thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, thi công trong các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách từ danh sách nhà thầu được công bố trên các trang web của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bên cạnh đó, cũng quy định phải công khai kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhà thầu trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Để cung cấp thông tin về kinh nghiệm hoạt động của nhà thầu đối với các gói thầu đã được thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cung cấp thêm căn cứ để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu thực hiện những gói thấu tiếp theo.
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật, bên cạnh việc minh bạch thông tin về nhà thầu, cũng cần bổ sung những quy định cụ thể để kiểm soát chặt chẽ các công trình hạ tầng kỹ thuật bằng vốn ngân sách từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán. Đồng thời, định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về công trình xây dựng của Sở Xây dựng, các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và của UBND cấp tỉnh.
Mặt khác, bổ sung các quy định cụ thể để làm rõ trách nhiệm quản lý chất lượng của các chủ thể trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình. Bổ sung các nội dung liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu; tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế; quy định bắt buộc phải thẩm tra thiết kế về an toàn chịu lực đối với các công trình ảnh hưởng tới an toàn cộng đồng, tư vấn thẩm tra phải độc lập với tư vấn thiết kế; kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa công trình vào sử dụng; quy định về an toàn công trình trong thi công; an toàn phòng chống cháy, nổ; xử lý vi phạm… để điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện nay trên địa bàn tỉnh.
- Tạo ra các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo đảm chất lượng
Việc ban hành các văn bản nêu trên tạo điều kiện thuận lợi, công bằng, minh bạch đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình. Quá trình thực hiện các Nghị định của Chính phủ sẽ giảm tối đa chi phí có liên quan đến việc giảm thủ tục hành chính về thẩm định và phê duyệt thiết kế, về nghiệm thu công trình xây dựng. Đồng thời còn tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng; rút ngắn thời gian thanh toán, quyết toán do các quy định về nghiệm thu rõ ràng hơn và phân định rõ trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các bên khi ký kết và thực hiện hợp đồng…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Về mặt lợi ích, quá trình thực thi các chế tài này sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật; giảm chi phí cho các cơ quan, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án, rút ngắn thời gian thi công… Qua đó nâng cao trách nhiệm quản lý chất lượng của tất cả các bên tham gia vào hoạt động xây dựng nhằm tạo ra các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo đảm chất lượng (UBND tỉnh Hải Dương, 2014).
1.2.3.2. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật tỉnh Nam Định Công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Nam Định được các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Hệ thống quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Điều kiện năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu.
Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trong các bước chuẩn bị đầu tư dự án (lập dự án, lập nhiệm vụ, đề cương...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
- Đối với chủ đầu tư: Chưa chấp hành đúng trình tự thủ tục xây dựng, phó mặc cho tư vấn, nhà thầu thi công; với việc thực thi pháp luật trong thực tế còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư vẫn còn dễ bị hiểu là
“Ông chủ hờ”. Họ chưa bị ràng buộc thật sự chặt chẽ về pháp luật và chưa thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiêm túc chế độ quản lý chất lượng, biết nhưng vẫn làm (cố tình lựa một số đơn vị tư vấn không đủ điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng để ký kết hợp đồng; tìm những nhà thầu thi công không đảm bảo điều kiện năng lực tài chính, chuyên môn... vì lợi ích cá nhân nào đó).
- Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng: Hiện nay thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi; trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.
- Đối với nhà thầu thi công xây dựng: Vẫn còn có nhà thầu không có cán bộ kỹ thuật, không có chỉ huy trưởng công trình theo quy định, hoặc bố trí cán bộ chỉ huy trưởng công trường không đúng với hồ sơ dự thầu... đa số các nhà thầu chưa quan tâm đến biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho đội thi công và tư vấn giám sát; biện pháp thi công trong hồ sơ dự thầu chỉ là hình thức, chưa đưa ra được các biện pháp sát thực để phục vụ thi công (Sở Xây dựng Nam Định, 2015).
Trước thực trạng như vậy UBND tỉnh Nam Định đã có các quy định cụ thể trong việc nâng cao chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Nam Định, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng phục vụ công đồng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả cho hệ thống văn bản các quy định đã có.
Cụ thể như sau:
Đối với các chủ đầu tư:
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thự hiện đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật (kể cả trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án).
- Phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc tư vấn, thi công xây dựng quy định của pháp luật để khảo sát xây dựng, lập dự án và thiết kế xây dựng công trình; trong đó,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
yêu cầu tư vấn cung cấp hồ sơ năng lực gồm: Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc bản tự khai quyết toán thuế có xác nhận của cơ quan thuế địa phương; danh sách Kiến trúc sư, kỹ sư có đủ văn bằng, chứng chỉ hành nghề và được công ty đóng bảo hiểm có xác nhận của cơ quan bảo hiểm địa phương; các hợp đồng tương tự đã thực hiện (UBND tỉnh Nam Định, 2015).
Đối với các Đơn vị tư vấn:
* Tư vấn khảo sát xây dựng:
- Mỗi nhiệm vụ khảo sát phải có chủ nhiệm do nhà thầu khảo sát chỉ định - Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt; nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;
- Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm trung thực, khác quan, phản ánh đúng thực tế (UBND tỉnh Nam Định, 2015).
* Tư vấn thiết kế hạ tầng kỹ thuật:
- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu từng bước thiết kế.
- Nội dung thiết kế công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu về chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý.
- Cử người thực hiện giám sát tác giả, tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc do yêu cầu tư vấn thiết kế thấy cần thiết phải kiểm tra.
- Phải chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận (UBND tỉnh Nam Định, 2015).
* Tư vấn giám sát thi công công trình:
- Yêu cầu thực hiện giám sát ngay khi khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, giám sát thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công công trình;
- Nghiêm cấm việc thông đồng với nhà thầu thi công và chủ đầu tư làm sai kết quả giám sát hoặc nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng, khối lượng ngoài thiết kế. Nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm (UBND tỉnh Nam Định, 2015).
* Đối với nhà thầu thi công công trình hạ tầng kỹ thuật:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công công trình.
- Thi công xây dựng công trình theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường.
- Các loại vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình do nhà thầu cung cấp phải đúng nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế và được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.
- Phải lập và ghi nhật ký thi công theo đúng quy định.
- Tất cả công việc, bộ phận công trình ẩn dấu hoặc bị che khuất phải lập bản vẽ hoàn công và phải được các bên liên quan nghiệm thu trước khi cho thực hiện các công việc tiếp theo.
- Phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm bảo chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường (UBND tỉnh Nam Định, 2015).
* Trách nhiệm của các Sở, Ngành và cơ quan quản lý nhà nước:
- Giao Sở Xây dựng rà soát danh sách các đơn vị tư vấn tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có xây dựng công trình chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng công trình và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra, kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm.
- Các Sở có xây dựng công trình chuyên ngành, UBND các huyện, thành phố, các Ban quản lý dự án phải tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình thuộc ngành, địa phương mình quản lý và báo cáo kết quả xử lý các vụ việc vi phạm về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng theo quy định.
Sau một thời gian triển khai thực hiê ̣n Chỉ thị, đến nay công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được chú tro ̣ng quan tâm, số lượng công trình kém chất lượng giảm đáng kể; các chủ thể tham giam hoa ̣t đô ̣ng xây dựng đã xác đi ̣nh rõ