Định hướng và quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 112 - 115)

Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

4.1. Định hướng và quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Để đạt được những mục tiêu đề ra, quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trong thời gian tới cần được tăng cường theo những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Đây là định hướng quan trọng nhất, nhằm nâng cao năng lực về nhân sự cũng như thiết lập bổ sung bộ máy hoạt động của quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã). Vấn đề về năng lực của cán bộ công chức các cấp về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cũng như nhiều địa phương khác trên khắp cả nước, một số chưa đáp ứng được công việc tại thời điểm với nhiều lý do khác nhau, nhưng khó có khả năng điều động công tác khác hoặc quyết định cho công chức đó nghỉ việc.

Vì vậy định hướng tiếp tục đào tạo, tập huấn cho họ làm công việc đã được bố trí vẫn là cách tối ưu được lựa chọn.

Thứ hai: Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Định hướng này bao gồm hoạch định và ban hành các chế tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

cấp tỉnh phù hợp với điều kiện của tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở cho việc quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật nói riêng. Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối cho Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Trong những năm qua Bộ đã rất chú trọng đến việc soạn thảo, đệ trình và ban hành các chế tài về quản lý chất lượng công trình thông qua hệ thống Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên để việc quản lý chất chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật - nhóm công trình khi xảy ra sự cố liên quan đến tính mạng của nhiều người - thì UBND tỉnh Bắc Ninh cần quan tâm chỉ đạo ban hành các chế tài nhằm tăng cường quản lý nhóm đối tượng công trình này trên địa bàn, thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có quản lý về chất lượng công trình, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm đến từng cá nhân trong hoạt động quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Đối với cơ quan chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật được phân cấp có nghĩa vụ hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện đúng quy định và họ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật của chủ đầu tư và các chủ thể khác. Họ thực hiện việc kiểm tra đột xuất và định kỳ. Công việc này của cơ quan quản lý nhà nước hướng tới việc bảo vệ lợi ích chính đáng của Chủ đầu tư và cũng yêu cầu Chủ đầu tư đảm bảo các lợi ích của con người thụ hưởng sản phẩm hạ tầng kỹ thuật và lợi ích của cả cộng đồng. Việc tăng cường sử dụng các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động về chất lượng công trình xây dựng - họ có con người đáp ứng, thiết bị máy móc đáp ứng. Với tư cách là đơn vị độc lập, là công cụ của quản lý nhà nước khi có trưng cầu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp công trình xây dựng nói chung và công trình hạ tầng kỹ thuật nói riêng của cơ quan quản lý nhà nước. Đơn vị thực hiện công tác kiểm định nhằm đưa ra số liệu định lượng về chất lượng công trình giúp cơ quan quản lý nhà nước có đủ cơ sở kết luận về chất lượng công trình. Công tác kiểm định phục vụ quản lý nhà nước có thể can thiệp vào các cung đoạn quản lý dự án của Chủ đầu tư khi có yêu cầu từ cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng như: Đánh giá chất lượng công tác khảo sát hạ tầng kỹ thuật; đánh giá chất lượng hồ sơ thiết kế; đánh giá chất lượng thẩm định hồ sơ thiết kế - dự toán; đánh giá chất lượng cấu kiện, vật liệu đưa vào sử dụng cho công trình…

Thứ tư: Tăng cường quản lý trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng về nội dung đăng tải năng lực hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, được coi là điều kiện thông tin tiên quyết khi lựa chọn các Nhà thầu tham gia xây dựng công trình. Định hướng này với kỳ vọng làm tăng cường tính chủ động nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh mà công cụ kiểm soát chính là sự kiểm tra và minh bạch hóa năng lực sau khi kiểm tra.Việc này tạo điều kiện cho chủ đầu tư dễ dàng tìm được các đơn vị đáp ứng năng lực theo quy định của pháp luật khi triển khai đầu tư xây dựng công trình.

Thứ năm: Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Cần đôn đốc thực hiện nghiêm túc về công tác giám sát cộng đồng, mặt khác cũng cần tập huấn các kiến thức nhận biết tối thiểu về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật cho đội ngũ này.

4.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Với mục tiêu tổng quát của ngành Xây dựng là nâng cao hiệu quả chất lượng công trình xây dựng, trong đó có công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu thì quan điểm trong thời gian tới đó là:

- Tách các công việc mà hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đang làm như: công việc thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, kiểm tra chất lượng chi tiết của vật liệu, kiểm tra chất lượng kết cấu hay công trình... ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của cơ quan. Tổ chức lại lực lượng này dưới dạng các đơn vị thực hiện dịch vụ công tự hạch toán. Các pháp nhân này là công cụ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

- Lực lượng cán bộ, công chức hành chính của bộ máy phải được bồi dưỡng những kiến thức mới về quản lý nhà nước và tổ chức sát hạch. Ai không thoả mãn các tiêu chuẩn thì chuyển sang lĩnh vực khác. Việc bổ nhiệm người phụ trách các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình nói chung và công trình hạ tầng kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thuật nói riêng ở các huyện, xã cần hình thành cơ chế thoả thuận với Sở Xây dựng trước khi địa phương quyết định.

- Xây dựng nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và các tiêu chuẩn để tự mỗi người đánh giá mình và nhận xét về người khác.

- Thực hiện chương trình cải cách hành chính, làm rõ chức năng của từng tổ chức hành chính nhà nước và không chồng chéo với nhau trong việc quản lý cùng một đối tượng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)