Kiểm tra thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật (Thẩm định thiết kế)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 79 - 87)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

3.3.2. Kiểm tra thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật (Thẩm định thiết kế)

* Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế cơ sở do cấp quyết định đầu tư thẩm định phê duyệt (đối với các dự án có vốn ngân sách Nhà nước); do Chủ đầu tư thẩm định phê duyệt - Nhà nước chỉ tham gia ý kiến (đối với vốn khác). (Hình 3.6).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.6. Sơ đồ Quy trình kiểm tra thiết kế kỹ thuật (Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015)

Thiết kế kỹ thuật tạo thành cơ sở cho việc lập dự toán chi phí và chỉ dẫn kỹ thuật. Do đó, cần phần kiểm tra trước khi bắt đầu quá trình đấu thầu thi công. Thiết kế cơ sở thì đã được người quyết định đầu tư phê duyệt hoặc tham gia ý kiến trước khi tiến hành công tác kiểm tra kỹ thuật đối với thiết kế kỹ thuật. Do đó, mục đích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

của công tác kiểm tra kỹ thuật đối với thiết kế kỹ thuật là để kiểm tra xem thiết kế kỹ thuật có tuân thủ ý tưởng, thiết kế cơ sở và phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được sử dụng trong thiết kế cơ sở. Nếu có sự thay đổi trong những nội dung trên thì phải làm rõ các nguyên nhân thay đổi, và cần phải kiểm tra các thủ tục thực tế cần thiết, bao gồm các việc đệ trình của Chủ đầu tư hay các cơ quan, cá nhân có liên quan khác.

Khó có thể tưởng tượng được rằng không có bất kỳ thay đổi nào giữa thiết kế kỹ thuật và thiết kế cơ sở. Thay vào đó, thường là cần phải thay đổi các chi tiết của thiết kế cơ sở do đã thu thập được nhiều dữ liệu phù hợp hơn so với thời điểm thiết kế cơ sở. Vì vậy, nếu không có bất cứ một thay đổi, kể cả thay đổi nhỏ giữa thiết kế kỹ thuật và thiết kế cơ sở, thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng lý do của việc không thay đổi đó.

* Thiết kế bản vẽ thi công

Việc kiểm tra đối với thiết kế bản vẽ thi công cũng được thực hiện theo phương pháp đối với thiết kế kỹ thuật. Cần phải kiểm tra việc thay đổi/không đổi so với thiết kế kỹ thuật. Lại một lần nữa, nếu không có bất kỳ thay đổi nào, kể cả thay đổi nhỏ so với thiết kế kỹ thuật, thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng lý do của sự không thay đổi đó, vì có thể do người thiết kế bản vẽ thi công không xem kỹ thiết kế kỹ thuật.

Việc kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công có thể được thực hiện cùng với thời điểm kiểm tra việc khởi công (Hình 3.7).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.7. Sơ đồ quy trình kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công (Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015)

Thẩm tra thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các Thông tư, Nghị định, Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì nội dung thẩm định thiết kế của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

cơ quan nhà nước đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần thẩm tra nội dung “sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư”.

Do đó, với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan nhà nước thẩm định dự toán công trình hạ tầng kỹ thuật như tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung của thiết kế, dự toán hạ tầng kỹ thuật công trình. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định từng phần thiết kế xây dựng, thiết kế công nghệ, dự toán công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác thẩm định của mình.

Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về hạ tầng kỹ thuật, người quyết định đầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động hạ tầng kỹ thuật trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra chưa đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản. Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra công trình do mình thiết kế.

b. Tổng hợp đánh giá thông qua công tác thẩm tra thiết kế trong những năm gần đây

Qua công tác thẩm định, thẩm tra thiết kế của Sở Xây dựng và Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng phát hiện nhiều hồ sơ thiết kế không an toàn hoặc quá an toàn. Hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng thể hiện ở những điểm sau:

* Kết cấu không an toàn

Dạng này xảy ra do không có bản tính kết cấu hoặc tính toán không hợp lý.

Có công trình sai từ giải pháp thiết kế móng, cốt đặt móng, không có khảo sát địa chất, bố trí cốt thép thiếu ở đế, đường ống cấp thoát nước,... Qua thống kê các hồ sơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thẩm định và thẩm tra trong các năm 20122015, số hồ sơ thiết kế ở dạng này là 30 trên tổng số 846 công trình chiếm tỉ lệ 3,5%.

* Không an toàn sử dụng

Xảy ra tình trạng này do người thiết kế chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức việc áp dụng các tiêu chuẩn ngành, đặc điểm sử dụng của các đối tượng

Theo nguồn số liệu thống kê có 34 trên tổng số 846 công trình (chiếm tỷ lệ 4,1%) không đảm bảo an toàn sử dụng.

* Kết cấu quá an toàn gây lãng phí

Như khái niệm về CLCTXD nêu trên thì đây cũng là một dạng không đảm bảo chất lượng, vì nó không đảm bảo phù hợp với các điều kiện kinh tế - kỹ thuật, vượt quá dung sai cho phép theo tiêu chuẩn kỹ thụât.

Cũng theo thống kê như trên có 47 trên tổng số 846 hồ sơ thiết kế xảy ra ở dạng này (chiếm tỉ lệ 5,56%).

* Thiết kế sai quy chuẩn, tiêu chuẩn

Những hồ sơ thiết kế áp dụng sai quy chuẩn tiêu chuẩn nếu không được phát hiện sẽ dẫn đến hệ quả là công trình không đảm bảo an toàn hoặc quá an toàn (lãng phí). Nếu được phát hiện cũng phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa kéo dài thời gian thực hiện dự án. Số liệu thống kê cho thấy có 26 trên tổng số 846 công trình (chiếm tỉ lệ 3,1%) hồ sơ thiết kế áp dụng sai quy chuẩn, tiêu chuẩn.

* Hồ sơ thiết kế tính toán kết cấu không chính xác

Dạng này xảy ra chủ yếu do nhập số liệu đầu vào (lỗi số học, sử dụng hệ số an toàn quá lớn,…) hoặc sử dụng sơ đồ tính toán không đúng. Có 62 trên tổng số 846 công trình (chiếm tỷ lệ 7,3%) thuộc dạng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng số 3.9. Kết quả kiểm tra thiết kế một số công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, 2012-2015

Năm

Tổng số công trình

Không đạt yêu cầu (phải sửa hồ sơ ) Không an

toàn chịu lực Quá lãng phí

Sai tiêu chuẩn

Không tính toán K/C

Tính không hợp lý

Không an

toàn SD Tổng số Số

lượng (CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%) Công trình cung

cấp nước sạch đô thị và nông

thôn

225 8 3,56 13 5,78 6 2,67 10 4,44 11 4,89 4 1,78 52 23,11

Bãi xử lý rác

thải tập trung 271 8 2,95 10 3,69 4 1,48 9 3,32 14 5,17 7 2,58 52 19,19

Công trình chiếu sáng công cộng

169 5 2,96 8 4,73 8 4,73 9 5,33 16 9,47 12 7,10 58 34,32

Công trình

thoát nước 181 9 4,97 16 8,84 8 4,42 16 8,84 21 11,60 11 6,08 81 44,75

Tổng 846 30 3,55 47 5,56 26 3,07 44 5,20 62 7,33 34 4,02 243 28,73 (Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015)

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Các hồ sơ thiết kế công trình nêu trên là những hồ sơ thiết kế đã được phát hiện trong quá trình thẩm định và thẩm tra theo phân cấp quản lý dự án công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, do đó đã được xử lý, khắc phục. Có thể nói rằng, còn nhiều hồ sơ tương tự như vậy không được phát hiện, bởi hai lý do:

Một là: Số hồ sơ thiết kế được đưa đến Trung tâm kiểm định - Sở Xây dựng để thẩm tra chiếm tỷ trọng không lớn.

Hai là: Các hồ sơ qua cơ quan quản lý nhà nước thẩm định và phê duyệt chủ yếu chỉ thẩm định giải pháp thiết kế, cơ quan thẩm định không có trách nhiệm kiểm tra tính toán thiết kế. Mà thực tế đối với các dự án do cấp huyện, xã phê duyệt thì hồ sơ thiết kế thiếu bảng tính kết cấu là tương đối phổ biến.

Tổng hợp kết quả thẩm định và thẩm tra của Sở Xây dựng và Trung tâm kiểm định trong 04 năm từ 2012  2015 số hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng là 243 trên tổng số 846 công trình (chiếm tỉ lệ 28,7%).

Một bất cập lớn là hầu hết các hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng đều được khuyến cáo ở các cơ quan thẩm định, thẩm tra yêu cầu làm lại hồ sơ tuy nhiên chủ đầu tư mới là chủ thể có thẩm quyền phê duyệt, nên những hồ sơ thiết kế có thể không chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa không triệt để vẫn được phê duyệt. Điều này dẫn đến việc công trình hạ tầng kỹ thuật lãng phí, kém hiệu quả sử dụng thậm trí là gây mất an toàn khi sử dụng công trình…

* Dự toán thiết kế thiếu chính xác - Thiếu hoặc thừa khối lượng.

- Sai đơn giá; giá vật tư, vật liệu.

- Áp dụng không đúng chế độ chính sách.

- Dùng vật liệu không phù hợp thiết kế (có 2 dạng).

+ Dùng vật liệu vượt cấp công trình nhằm đáp ứng yêu cầu chủ đầu tư.

+ Dùng vật liệu giảm cấp công trình nhằm “ép” giá trị dự toán dưới mức đầu tư trong dự án được duyệt (do dự kiến suất đầu tư không chính xác, hoặc do chế độ chính sách thay đổi, do trượt giá vật liệu, nhân công,...).

Tổng hợp số liệu các năm 2012  2015 giá trị dự toán thẩm định, thẩm tra như sau:

Dự toán do Trung tâm kiểm định chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật thẩm tra: Tổng giá trị sau thẩm tra là 3.280 tỷ đồng trên tổng giá trị đề nghị thẩm tra là 3.444,1 tỷ đồng, giảm 164 tỷ đồng (bằng 4,75%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Dự toán là một bộ phận của hồ sơ thiết kế, chất lượng dự toán ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế, đều dẫn đến ảnh hưởng chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Dự toán thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận không thể thiếu trong thành phần hồ sơ thiết kế. Dự toán quản lý chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.

Là nội dung rất quan trọng liên quan trực tiếp đến giá thành đầu tư và hiệu quả đầu tư công trình, tuy nhiên các chủ đù tư lại không mấy quan tâm một cách đúng mức thường bỏ mặc cho các nhà thầu tư vấn lập mà không quan tâm đến chất lượng hiệu quả của dự toán. Theo quy định của Luật xây dựng thì việc thẩm tra, thẩm định dự toán thiết kế chỉ kiểm tra những nội dung chủ yếu, khối lượng chính vì vậy chất lượng dự toán vẫn do chủ đầu tư chịu trách nhiệm và phê duyệt.

Theo số liệu thống kê nêu trên (Bảng 4.7) cho thấy chủ đầu tư vẫn chưa thực sự coi trọng đến công tác này, vì vậy cần có chế tài đủ mạnh từ cơ quan quản lý nhà nước cho công tác này để quản lý vốn nhà nước một cách hiệu quả (Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)