- Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh?
- Để tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện những giải pháp gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt hiệu quả, trong số nhiều các công trình hạ tầng kỹ thuật tác giả lựa chọn nghiên cứu điểm một số công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cộng đồng, lợi ích người dân đó là: Công trình cung cấp nước sạch đô thị và nông thôn, công trình thoát nước, công trình chiếu sáng công cộng, công trình xử lý rác thải. Các nghiên cứu liên quan đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình đối với loại hình công trình này.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, báo cáo, các công trình hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn thực hiện đầu tư như khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng.
Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh và Trung tâm kiểm định chất lượng và kinh tế xây dựng, các phòng ban có liên quan.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu này bao gồm các số liệu có liên quan đến chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Các số liệu sơ cấp này được thu thập bằng điều tra, thu thập, tổng hợp từ các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây (2013-2015) và được điều tra, thu thập, tổng hợp từ 50 công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:
Bảng 2.1. Phân bổ mẫu điều tra
STT Loại công trình
Công trình Số lượng người được phỏng vấn Số
lượng (CT)
Cơ cấu (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%) 1 Công trình cấp nước sạch đô thị
và nông thôn 15 30 70 28
2 Công trình thoát nước 15 30 70 28
3 Công trình chiếu sáng công cộng 10 20 55 22
4 Công trình xử lý rác thải 10 20 55 22
Tổng 50 100 250 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015) 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ xử lý thông tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Thực hiện áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Từ số liệu tại các bảng biểu, tài liệu qua hai kênh thu thập:
- Tác giả thu thập được điều tra, phỏng vấn.
- Số liệu do các cơ quan chuyên môn cung cấp.
Tác giả tổng hợp thành các biểu số liệu chi tiết theo từng chỉ tiêu phân tích cụ thể. Các số liệu mà tác giả thu thập qua hai kênh số liệu trên, các câu hỏi điều tra trắc nghiệm có sự lôgic với nhau, ràng buộc nhau.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Căn cứ vào vào các biểu chi tiết, tác giả tiến hành phân tích và so sánh từng chỉ tiêu, chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhìn từ kết quả hoạt động trên địa bàn; điều kiện địa lý, điều kiện phát triển kinh tế... tại địa phương ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật; các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó. Tác giả đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các công trình đảm bảo hay không đảm bảo chất lượng chủ yếu ở các khâu khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công xây dựng để phân tích mức độ chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn thành theo đúng thiết kế, so sánh giữa thực tế với các Nghị định, định mức đơn giá của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
- Chỉ tiêu phản ánh số lượng:
+ Số công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
+ Nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật
+ Số vụ vi phạm quy định quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật - Chỉ tiêu phản ánh chất lượng:
+ Tỷ lệ công trình hạ tầng kỹ thuật được quản lý, giám sát = số công trình hạ tầng kỹ thuật được quản lý / tổng số công trình hạ tầng kỹ thuật
+ Tỷ lệ công trình đảm bảo chất lượng = số công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng / tổng số công trình hạ tầng kỹ thuật
+ Tỷ lệ công trình không đảm bảo chất lượng = số công trình xuống cấp, không đảm bảo yêu cầu chất lượng/ tổng số công trình hạ tầng kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 3