Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 70 - 79)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

3.3.1. Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh

a. Kế hoạch kiểm tra chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước

Hàng năm, Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch cũng như tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động xây dựng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật khi cần thiết. Tổ chức kiểm tra định kỳ bao gồm tổ chức kiểm tra các công trình đang thi công, các hạng mục thi công của các công trình đang xây dựng thuộc thẩm quyền phụ trách của đơn vị. Năm 2015 có 436 Dự án đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bản tỉnh Bắc Ninh (theo báo cáo UBND tỉnh năm 2015 của Sở Xây dựng), từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách. Vậy các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng còn tồn tại những vấn đề cơ bản gì về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật?

Điều 4 Nghị định 113/2009/NĐ-CP về Đánh giá và Giám sát đầu tư quy định kiểm tra dự án đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư với các nội dung chủ yếu là việc chấp hành quy định về: đấu thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường, sinh thái.

Như vậy, theo quy định của Pháp luật, thẩm quyền và trách nhiệm này thuộc về người quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc đích thân người quyết định đầu tư trực tiếp tiến hành kiểm tra là không khả thi. Vì vậy, UBND cấp tỉnh ủy quyền (giao quyền hạn và trách nhiệm) việc thực hiện kiểm tra cho Sở xây dựng. Giám đốc Sở xây dựng giao quyền hạn và trách nhiệm cử Đoàn kiểm tra kỹ thuật. Mục đích cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

bản của công tác kiểm tra mà người quyết định đầu tư thực hiện là nhằm đảm bảo chắc chắn rằng công trình được xây dựng theo đúng những quy trình thích hợp. Mặc dù Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm toàn diện về việc bảo đảm chất lượng công trình, nhưng những thể chế liên quan cũng quy định về trách nhiệm của người quyết định đầu tư trong việc kiểm tra chất lượng công trình. Tuy nhiên, các tài liệu hợp đồng trong dự án thì lại không có quy định về quyền hạn của người quyết định đầu tư trong việc giám sát các dự án hạ tầng kỹ thuật. Nhưng người quyết định đầu tư không thể phó thác mà phải quản lý. Trách nhiệm quản lý của người quyết định đầu tư có được thực hiện một cách hiệu quả, hiệu lực hay không phải thông qua việc kiểm tra hoạt động của Chủ đầu tư mà họ chỉ định. Vì vậy, nội dung chính của công tác Kiểm tra kỹ thuật mà người quyết định đầu tư thực hiện là kiểm tra quy trình phê duyệt của Chủ đầu tư đối với những đệ trình của Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án.

Do trong một số văn pháp pháp quy liên quan, đặc biệt là Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV có quy định rằng việc kiểm tra các dự án hạ tầng kỹ thuật là một trong các chức năng được giao cho Sở Xây dựng, nên nguồn nhân lực chính để chọn thành viên của Đoàn kiểm tra kỹ thuật từ Sở Xây dựng, tuy nhiên với tình hình hạn chế về biên chế công chức của Sở như hiện nay thì sự tham gia của nhân sự đủ kinh nghiệm thuộc Trung tâm kiểm định chất lượng và kinh tế xây dựng Bắc Ninh sẽ tăng cường năng lực cho Đoàn kiểm tra trong việc kiểm tra các tài liệu quản lý chất lượng, thực hiện đúng vai trò là công cụ giúp cho UBND tỉnh về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Để trả lời câu hỏi nêu trên cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật mà nòng cốt là Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành lập kế hoạch và thực hiện thanh kiểm tra chất lượng thường xuyên và đột xuất nhằm phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các vi phạm về chất lượng công trình với nội dung theo bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.6. Thời điểm và tần suất kiểm tra kỹ thuật Các công việc

trong quá trình thực hiện dự án

Thời điểm thực hiện

kiểm tra kỹ thuật Mục đích Tần suất

Thiết kế kỹ thuật

Sau khi hoàn thành thiết kế và trước khi tổ chức đấu thầu

Nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng phù hợp.

1 lần

Thiết kế bản vẽ thi công

Sau khi hoàn thành thiết kế và trước khi bắt đầu triển khai thi công

Nhằm đảm bảo rằng Thiết kế bản vẽ thi công phù hợp với Thiết kế kỹ thuật.

1 lần

Khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

Hoàn thành khoảng 1/3 khối lượng xây dựng phần thô công trình.

Nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy trình tại thời điểm khởi công

1 lần cho một gói

thầu

Quản lý

chất lượng Trong quá trình thi công

Nhằm đảm bảo dự án có triển khai hệ thống quản lý dự án và quản lý chất lượng phù hợp.

Tùy thuộc quy mô công trình

Thiết lập quản lý hồ sơ lưu trữ

Trước gần kề thời điểm nghiệm thu KT đưa vào sử dụng

Nhằm phát hiện những vấn đề chủ yếu, và nếu có thì hướng dẫn khắc phục.

1 lần

* Tần suất của các đợt công tác kiểm tra kỹ thuật, đặc biệt là những đợt kiểm tra quản lý chất lượng nên được quyết định có xét đến loại và qui mô công trình.

(Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015)

b. Các quy trình kiểm tra, thanh tra chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

* Kiểm tra việc thiết lập hệ thống quản lý

Mục đích chính của công tác quản lý chất lượng ở bước này là nhằm thiết lập một hệ thống quản lý dự án hoặc quản lý chất lượng phù hợp. Việc thiết lập một hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thống quản lý dự án hoặc quản lý chất lượng tốt là vấn đề thiết yếu để kiểm soát chất lượng hiệu quả trong suốt quá trình thi công. Việc kiểm tra kỹ thuật chủ yếu được thực hiện trên giấy tờ hồ sơ, chẳng hạn như thực hiện hoặc việc xác nhận mặt bằng thi công (bàn giao mặt bằng…). Việc sắp xếp tốt các hồ sơ này thường thể hiện chủ đầu tư và Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án có ý thức cao. Đồng thời, việc kiểm tra và đưa các chỉ dẫn khi cần thiết về vấn đề sắp xếp hồ sơ và kiểm tra việc khắc phục tồn tại của các bước trước đó.

Mặc dù công tác kiểm tra kỹ thuật chủ yếu kiểm tra hồ sơ, nhưng nếu cần cũng có thể kiểm tra điều kiện công trường. Đặc biệt, việc chuẩn bị về quản lý an toàn và ngăn ngừa ảnh hưởng đến xung quanh cần phải được kiểm tra kỹ khi kiểm tra hiện trường.

Như đã trình bày ở trên, do công tác kiểm tra kỹ thuật ở bước này là nhằm để thiết lập một hệ thống quản lý dự án và/hoặc quản lý chất lượng tốt tại hiện trường, nên việc kiểm tra cần được thực hiện nhanh. Thời điểm kiểm tra có thể là khi hoàn thành khối lượng thi công phần móng công trình (Tham khảo sơ đồ quy trình kiểm tra thiết lập hệ thống quản lý chất lượng H.4.4).

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình kiểm tra thiết lập hệ thống quản lý chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

(Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015)

* Công tác kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công

Mục đích của công tác kiểm tra kỹ thuật trong quá trình thi công là nhằm để đảm bảo rằng dự án có thực hiện công tác quản lý dự án và quản lý kỹ thuật phù hợp. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan quy định về việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và chi tiết về kiểm tra nghiệm thu, nhưng không qui định chi tiết về kiểm tra trong quá trình thi công. Bất kỳ khiếm khuyết nào cũng cần được phát hiện càng sớm càng tốt để có những biện pháp khắc phục. Nói chung, việc sửa các khiếm khuyết sẽ dễ dàng hơn nếu phát hiện ra ngay khi vừa thi công xong bộ phận đó.

Do vậy, hiển nhiên việc kiểm tra trong quá trình thi công là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, đoàn kiểm tra kỹ thuật không tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý chất lượng. Những gì mà đoàn kiểm tra kỹ thuật có thể làm là kiểm tra biên bản thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm kiểm soát chất lượng tại hiện trường, kiểm soát khối lượng, các hồ sơ tài liệu, lấy mẫu vật liệu và/hoặc cấu kiện ngẫu nhiên để kiểm nghiệm tham khảo. Hơn nữa, việc kiểm tra hồ sơ này cũng được thực hiện trên cơ sở lấy mẫu. Cán bộ kiểm tra sẽ lấy một số tài liệu và kiểm tra xem những thông tin trên đó (ví dụ giá trị độ sụt của bê tông tươi kiểm tra trước khi đổ) có phù hợp. Vì vậy, các cán bộ kiểm tra phải có đầy đủ kiến thức công việc về quản lý chất lượng, vì họ sẽ phải đánh giá và phán xét về kết quả thí nghiệm kiểm soát chất lượng mà chỉ dựa trên hệ thống biên bản và kết quả mẫu thử xác xuất.

Tần suất chuẩn của công tác kiểm tra chất lượng trong thời gian thi dựa trên khối lượng thi công hoàn thành. Đề xuất tần suất này dựa trên quan điểm cho rằng khi đã tập hợp quá nhiều dữ liệu/tài liệu/biên bản, thí nghiệm kiểm soát chất lượng thì sẽ khó để kiểm tra. Nên phát hiện các vấn đề càng sớm càng tốt và cần bàn bạc về các giải pháp khắc phục cần thiết. Vì vậy, khoảng thời gian giữa 2 lần kiểm tra trong quá trình thi công không nên quá lâu (Hình 3.5).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.5. Sơ đồ quy trình kiểm tra giai đoạn thi công (Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015)

c. Tổng hợp đánh giá chất lượng công trình thông qua công tác thanh kiểm tra

Trong quá trình hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Việc sai phạm xảy ra hầu hết trong các khâu từ khảo sát xây dựng đến hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các Nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây lắp) thực hiện đầy đủ chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy phạm nghiệm thu công trình hạ tầng kỹ thuật thì chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên thông qua việc việc thanh kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và đột xuất đã chỉ ra nhiều khiếm khuyết phải khắc phục dẫn đến việc tăng kinh phí đầu tư, kéo dài tiến độ xây dựng giảm hiệu quả đầu tư. Các vi phạm về chất lượng công trình đều được xử lý theo phân cấp tùy theo mức độ ảnh hưởng của sai phạm mà có các hình thức xử lý và khắc phục khác nhau. Thống kê tình hình vi phạm chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trong các năm vừa qua như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Tổng hợp công trình sai phạm khâu khảo sát xây dựng

TT Năm Tổng số công trình

Có thực hiện khảo sát

Không thực hiện khảo sát

Kết quả khảo sát

Đạt

không đạt

Vị trí không hợp lý Số liệu không chính xác Số

lượng CT

Cơ cấu (%)

Số lượng

CT

Cơ cấu (%)

Số lượng

CT

Cơ cấu

%)

Số lượng CT

Cơ cấu (%)

Số lượng

CT

cấu (%)

1 2012 170 125 73,53 45 26,47 108 86,40 8 6,40 9 7,20

2 2013 171 122 71,35 49 28,65 107 87,70 8 6,56 7 5,74

3 2014 218 125 57,34 93 42,66 114 91,20 6 4,80 5 4,00

4 2015 287 156 54,36 131 45,64 153 98,08 2 1,28 1 0,64

Tổng 846 528 62,41 318 37,59 482 91.28 24 4,55 22 4,17

(Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015) Ghi chú:

- Số lượng các mục đánh giá chia tổng công trình thực hiện trong năm bằng cơ cấu tỷ lệ %

- Tổng số lượng các mục đánh giá các năm (2012÷2015) chia tổng công trình thực hiện các năm bằng tổng cơ cấu tỷ lệ % tổng các năm

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.8. Tổng hợp công trình hạ tầng kỹ thuật sai phạm khâu lập dự toán xây dựng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra

ĐVT: Triệu đồng

Năm Số công trình

Kinh phí trước kiểm tra

Kinh phí sau kiểm tra

Chênh lệch

(+/-) Tỷ lệ % 2012 52 709.100.000 673.000.000 -36.000.000 - 5,35 2013 80 856.000.000 804.000.000 -52.000.000 - 6,47 2014 157 921.000.000 893.000.000 -28.000.000 - 3,14 2015 170 958.000.000 910.000.000 -48.000.000 - ,275 Tổng 459 3.444.100.000 3.280.000.000 -164.000.000 -5,00

(Nguồn: Sở xây dựng Bắc Ninh, 2015)

d. Một số sai phạm thường gặp đối với chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở khâu thi công xây dựng

Về mặt trực quan thì công trình không đảm bảo chất lượng thường hay được nói đến ở khâu này. Qua tổng hợp được từ công tác thanh tra, kiểm tra qua các năm từ 2012-2015 thì có tới 127 công trình vi phạm trên 354 công trình được thanh kiểm tra (chiếm 35% trên tổng số công trình được kiểm tra ở giai đoạn thi công - Nguồn tổng hợp tư Sở xây dựng ) Chủ yếu vi phạm ở các lỗi như sau:

- Không tuân thủ hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng + Giảm cốt thép (giảm đường kính, không đảm bảo cơ lý, giảm số lượng).

+ Giảm cường độ (bê tông, vữa, gạch..).

+ Giảm kích thước cấu tạo (chiều dày lớp bê tông; kích thước móng, cấu kiện, bê tông,...).

+ Bỏ bớt chi tiết của công trình.

+ Sai lệch về tim, cốt.

+ Sai lệch về hình học.

+ Sai lệch về bố trí cốt thép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Sai lệch về phương pháp liên kết.

+ Độ đầm chặt nền đất cát.

+ Không đảm bảo quy trình kỹ thuật: Xảy ra hầu hết ở khâu hoàn thiện như thi công lắp đặt thiết bị,...

- Công nhân xây dựng đa số là không được đào tạo cơ bản qua các lớp chứng chỉ nghề mà chủ yếu là tự học, qua kinh nghiệm thực tế làm rồi biết. Mặt khác thợ chủ yếu là thợ vụ mùa nên lực lượng không ổn định, không đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của Chính quyền đã phát hiện nhiều cấu kiện, bộ phận hạng mục công trình không đảm bảo an toàn, kém chất lượng phải phá bỏ làm lại hoặc xử lý bằng các biện pháp gia cố tốn kém. Nhiều công trình tiềm ẩn sự kém chất lượng chưa được kiểm tra, nhanh chóng xuống cấp. Vì vậy, làm thế nào để hoàn thiện quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đang là câu hỏi mang tính cấp bách đặt ra trước những người làm quản lý nhà nước về chất lượng công trình, trước các Chủ đầu tư, Nhà thầu và những người tham gia hoạt động xây dựng (Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)