Kiểm tra trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 87 - 90)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

3.3.3. Kiểm tra trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

Để giải quyết việc kiểm tra công trình trước khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng một cách có hiệu quả, hướng tới sự chuẩn mực phù hợp với quy định của pháp luật, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định quy định số 76/2014/QĐ- UBND ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng. Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình quy định tại Điều 24; 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Thông qua công tác kiểm tra đưa công trình vào sử dụng năm 2014-2015 theo quy định nêu trên, kết quả cho thấy bộc lộ một số vấn đề về chất lượng công trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hạ tầng kỹ thuật giai đoạn nghiệm thu đưa vào sử dụng cần được khắc phục trước khi đưa công trình vào sử dụng.

a. Quy trình, tổ chức công tác kiểm tra công trình trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng

Mục đích của việc kiểm tra trước khi nghiệm thu là để kiểm tra chi tiết chất lượng của công trình hoàn thành hoặc gần hoàn thành. Tại bước này, nếu có khiếm khuyết thì cũng khó có thể làm gì nhiều. Tuy nhiên, đây cũng không phải là trường hợp thường xuyên xảy ra nếu như thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra kỹ thuật như các bước nêu trên đúng cách. Mục tiêu chính của việc kiểm tra trước khi nghiệm thu nhằm để đảm bảo rằng tất cả các tài liệu cần thiết đều được sắp xếp đúng cách để có thể dễ dàng kiểm tra trong khi nghiệm thu chính thức.

Việc kiểm tra trước khi nghiệm thu là quan trọng và hiệu quả để thiết thực xử lý những vấn đề được phát hiện khi công trình đã hoàn thành hoặc gần hoàn thành (Hình 3.8).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.8. Sơ đồ Quy trình kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng (Nguồn: Sở xây dựng Bắc Ninh, năm 2015)

Việc thiết lập kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra nhằm góp phần quản lý một cách có hệ thống, hiệu quả đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật. Mặt khác tạo cho người quyết định đầu tư nắm rõ về hệ thống quản lý chất lượng giai đoạn thực hiện đầu tư.

b. Tổng hợp đánh giá chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật thông qua công tác kiểm tra trước khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

Qua công tác kiểm tra nghiệm thu và phối hợp kiểm tra nghiệm thu với các Sở chuyên ngành có tác động tích cực đến ý thức và trách nhiệm của các chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trong việc thực hiện trình tự thủ tục đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình. Công trình trước khi đưa vào sử dụng phải được Sở chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu, bước đầu đạt kết quả khả quan, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư (Bảng 3.10).

Theo quy định của pháp luật về xây dựng cơ quan chuyên môn về hạ tầng kỹ thuật tiến hành kiểm tra công trình lần cuối sau khi nhận được báo cáo hoàn thành thi công công trình hạ tầng kỹ thuật của chủ đầu tư. Nội dung kiểm tra được lập thành biên bản, chủ yếu tập trung vào sự tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn của công trình, đảm bảo công năng và an toàn vận hành của công trình theo thiết kế, cụ thể:

- Kiểm tra hiện trạng các bộ phận công trình bằng trực quan và kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc.

- Kiểm tra sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình và trao đổi với các bên có liên quan trong quá trình kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định khác của pháp luật về công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan.

Bảng 3.10. Tổng hợp đánh giá kết quả công tác kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng

Năm kiểm tra

Số lượng

Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật trên cơ sở hồ sơ đã thiết lập (1)

Kiểm tra hiện trạng bằng trực quan và quan trắc (2) Đạt

Đạt nhưng phải bổ sung

hồ sơ

Đạt

Đạt nhưng vẫn phải sửa chữa

khiếm khuyết Số

lượng (CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(CT)

Cơ cấu (%)

2012 98 79 80,61 19 19,39 33 33,67 65 66,33

2013 114 84 73,68 30 26,32 46 40,35 68 59,65

2014 127 96 75,59 31 24,41 52 40,94 75 59,06

2015 167 124 74,25 43 25,75 82 49,10 85 50,90

(Nguồn: Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2015)

Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật mang tính đặc thù, hình thành trong cả quá trình chuẩn bị và đầu tư xây dựng. Chất lượng thể hiện ở công trình hiện hữu và thể hiện trên hồ sơ quản lý chất lượng được các bên tham gia hoạt động đầu tư xây dựng xác nhận. Qua tổng hợp thống kê các công trình hạ tầng kỹ thuật nêu trên của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình trong hai năm thực thấy rằng, vấn đề về chất lượng công trình còn nhiều tồn tại phải khắc phục, tại thời điểm kiểm tra về hiện trường trung bình hai năm là 54.42%, số công trình phải khắc phục hồ sơ quản lý chất lượng là 25,17%.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)