Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 50 - 54)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu kiểm kê đất năm 2015 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82.271,1 ha. Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng. Năng suất sản xuất lượng cây trồng tăng đáng kế. Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. Việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Cơ cấu đất nông nghiệp đa dạng thể hiện tính chất đa dạng trong các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, tuy nhiên trong thời gian tới tỉnh có chủ trương quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh nhằm tận dụng thế mạnh của vùng và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Nhưng với quyết tâm trở thành tỉnh công nghiệp mà từ đó sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển với nhiều làng nghề truyền thống có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như: Đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ sơn), Đúc Đồng (Đại Bái - Gia Bình), thép (Đa Hội, Từ Sơn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Đvt

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

2014/

2013

2015/

2014

BQ I. Diện tích tự nhiên ha 82.271,1 100 82.271,1 100 82.271,1 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp ha 42.253 51,36 41.759 50.76 41.173 50,05 98,83 98,60 98,71

2. Đất lâm nghiệp ha 631 0,77 631 0.77 631 0,77 100,00 100,00 100,00

3. Đất chuyên dùng ha 17.848 21,69 18.058 21.95 18.249 22,18 101,18 101,06 101,12

4. Đất ở ha 10.058 12,23 10.147 12.33 10.215 12,42 100,88 100,67 100,78

5. Đất khu công nghiệp ha 11.481,1 13,96 11.676,1 14.19 12.003,1 14,59 101,70 102,80 102,25 II. Một số chỉ tiêu BQ

- Diện tích tự nhiên BQ/người ha/người 0,076 - 0,074 - 0,073 - 97,98 97,87 97,93 - Diện tích đất NN BQ/ người ha/người 0,039 - 0,038 - 0,036 - 96,84 96,50 96,67

(Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh, 2015)

39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.1.2.2. Dân số lao động

Tình hình biến động dân số của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 thể hiện trong Bảng 3.2.

Dân số năm 2015 của tỉnh là 1.132.231 người tăng 46.445 người so với năm 2013. Dân số của tỉnh phần lớn là nông thôn đại đa số dân cư của tỉnh hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần dân số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của tỉnh.

Những chỉ tiêu bình quân về dân số và lao động của huyện phản ánh cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Số lao động bình quân/1 hộ hiện nay là 3 người/ hộ, điều này tạo ra nguồn cung lao động dồi dào nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn do đa số người lao động chưa được đào tạo. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách đào tạo cho lao động nông thôn, định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lớp trẻ.

Tăng cường các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt quan tâm tới mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ thuật cho những hộ sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, chuyển lao động sang ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, quá trình chuyển dịch theo hướng bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Tình hình dân số lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Đvt

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng CC

(%) Số lượng CC

(%) Số lượng CC (%)

2014/

2013

2015/

2014 BQ I. Tổng số dân người 1.085.786 100 1.108.150 100 1.132.231 100 102,06 102,17 102,12 1. Nam người 534.129 49,19 544.510 49,14 557.190 49,21 101,94 102,33 102,14

2. Nữ người 551.657 50,81 563.640 50,86 575.041 50,79 102,17 102,02 102,10

II. Tổng số hộ hộ 303.217 100,00 33.245 100,00 320.228 100,00 103,31 102,23 102,77 1. Hộ thành thị hộ 76.759 25,31 84.481 26,97 85.623 26,74 110,06 101,35 105,62 2. Hộ nông thôn hộ 226.458 74,69 228.764 73,03 234.605 73,26 101,02 102,55 101,78 III. Tổng số lao động người 618.978 100,00 633.205 100,00 647.932 100,00 102,30 102,33 102,31 1. Lao động nam người 303.038 48,96 304.608 48,11 310.778 47,96 100,52 102,03 101,27 2. Lao động nữ người 315.940 51,04 328.597 51,89 337.154 52,04 104,01 102,60 103,30 IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. BQ Khẩu/hộ người 3,58 - 3,54 - 3,54 - 98,79 99,95 99,37

2. BQ Lao động/hộ người 2,04 - 2,02 - 2,02 - 99,02 100,09 99,56

3. Mật độ dân số người/km2 1.320 - 1.347 - 1.376 - 102,06 102,17 102,12

(Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh, 2015)

41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.1.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh

Giá trị sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 thể hiện trong bảng 3.3 dưới đây. Thương mại dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động giao thương trao đổi các sản phẩm hàng hóa diễn ra khá sôi động. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại tạo điều kiện cho các sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng, các dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất trên địa bàn. Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương, tăng cường phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 (tính theo giá cố định 2010)

(Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)