CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MB ĐẮK LẮK 72 1. Công tác nhận dạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB Đắk Lắk
2.3.4. Công tác tài trợ rủi ro tại MB Đắk Lắk
Theo định kỳ hàng quý, MB Đắk Lắk tổ chức đánh giá và phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro phục vụ công tác quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá tình hình kinh
doanh của Ngân hàng. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ.
Và Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Nợ nhóm 3, 4, 5 được xếp là nợ xấu.
Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, thời gian qua tại MB Đắk Lắk linh hoạt trong xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế.
Những giải pháp MB Đắk Lắk đã thực hiện trong thời gian qua là:
- Thành lập Tổ xử lý nợ xấu, tổ xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, có các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời, đúng tiến độ.
- Chủ trương của MB Đắk Lắk là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và hiệu quả.
b) Đánh giá việc thực hiện công tác tài trợ rủi ro tại MB Đắk Lắk:
Công tác tài trợ rủi ro của MB Đắk Lắk đang sử dụng còn rất đơn điệu, chủ yếu vẫn là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập hàng năm. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế thị trường tài chính trong nước còn ở giai đoạn sơ khai, việc nghiên cứu áp dụng các công cụ tiên tiến khác còn chưa phổ biến thì đặc thù trên vẫn là tình hình chung của các NHTM hiện nay.
Việc xử lý nợ của MB Đắk Lắk là chủ yếu gia hạn nợ, đáo hạn nợ, vì vậy tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính tại MB Đắk Lắk, chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng, khả năng tìm ẩn những khoản nợ xấu là rất lớn. Công tác bảo đảm tín dụng chỉ được thực hiện một cách hạn chế bằng hình thức đăng ký giao dịch đảm bảo.
Chi nhánh chưa áp dụng các phương pháp xử lý nợ khác như: mua bảo hiểm tín dụng; chứng khoán hóa các khoản vay và tài sản. Một số trường hợp, chi nhánh vẫn chưa quyết liệt trong việc khởi kiện, bán tài sản thu hồi nợ, nhiều khi chỉ làm khi bị thúc ép bởi vì việc kiện tụng sẽ mất thời gian và tiền bạc trong khi sự hỗ trợ trong công tác kiện tụng (nhất là tranh tụng) từ Hội sở chính đối với chi nhánh còn yếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giá đã tóm lượt quá trình hình thành và phát triển của MB Đắk Lắk, tình hình hoạt động kinh doanh của MB Đắk Lắk trong những năm qua.
Qua những kết quả về hoạt động của MB Đắk Lắk, tác giả tiến hàng khảo sát thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại MB Đắk Lắk, đi sâu tìm hiều về rủi ro, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB Đắk Lắk các nhân tố, nguyên nhân làm phát sinh rủi ro, gây ra tổn thất cho ngân hàng. Từ những kết quả này, có thể thấy rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB Đắk Lắk vẫn chưa phát huy hiệu quả, làm cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng trở nên bị động, giảm một phần khả năng thích ứng với cơ chế thị trường cho cả chính ngân hàng và cho doanh nghiệp vay vốn. Đó chính là những mặt hạn chế đòi hỏi MB Đắk Lắk hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Đây cũng là cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại MB Đắk Lắk.