Nâng cao vai trò kiểm tra nội bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh ĐăK lắK. (Trang 132 - 141)

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MB ĐẮK LẮK

3.3.3. Nâng cao vai trò kiểm tra nội bộ ngân hàng

Kiểm tra nội bộ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Kiểm tra nội bộ không chỉ phát hiện ra những thiếu sót, sơ hở, sự bất hợp lý trong cơ chế điều hành và hoạt động, mà còn giúp lãnh đạo ngân hàng hoạch định tốt chiến lược kinh doanh, góp phần đưa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Sự kiểm tra, kiểm soát đánh giá thường xuyên và định kỳ của kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận kiểm tra nội bộ nhưng trong thời gian qua công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh chưa phát huy được hiệu quả do số lượng kiểm tra viên còn quá ít so với công việc và quy mô hoạt động, lực lượng kiểm tra viên còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nghiệp vu.

Do đó, Chi nhánh cần bổ sung tăng cường đội ngũ kiểm tra viên, ngoài việc lựa chọn cán bộ đủ năng lực trình độ chuyên môn, am hiểu luật pháp, yêu nghề và có đạo đức tốt bố trí vào chức danh kiểm tra viên, ngân hàng còn chú trọng đào tạo để kiểm tra viên nắm bắt kịp thời những kiến thức sản phẩm dịch vụ và công nghệ mới. Đặc biệt cần có chế độ khen thưởng tương xứng với kết quả đạt được cũng như xử phạt nghiêm minh khi kiểm tra viên không làm hết trách nhiệm, qua kiểm tra không phát hiện hoặc phát hiện nhưng không kiến nghị biện pháp xử lý để xảy ra rủi ro.

Trong bối cảnh hiện nay khi dư nợ tín dụng có xu hướng tăng trưởng, diễn biến của thị trường trong và ngoài nước rất phức tạp, cạnh tranh khách hàng giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt… công tác kiểm tra, giám sát cần

đặc biệt quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp.

3.3.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực, Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, Nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng tập trung vào một số nội dung sau:

Về tuyển dụng và đào tạo sau tuyển dụng: công tác này khá được chú trọng trong thời gian qua nhưng chưa có định hướng rõ ràng nên hiệu quả sử dụng nhân lực vẫn chưa cao. Nên có định hướng cụ thể về việc tuyển dụng cán bộ được đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng và có hướng đào tạo thêm một vài chuyên ngành khác trong lĩnh vực đầu tư mà ngân hàng quan tâm, việc tiếp tục đào tạo này vẫn chưa được chú trọng mà chủ yếu vẫn tập trung vào đào tạo tài chính ngân hàng. Trong tình huống khác, có thể tuyển dụng chuyên viên quan hệ khách hàng có chuyên ngành ở một lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể và sau đó tiếp tục đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng theo định hướng phát triển dài hạn.

Phòng quan hệ khách hàng cần phân bổ cụ thể cán bộ chuyên trách các lĩnh vực sản xuất kinh doanh riêng biệt để cán bộ chủ động tự bổ sung kiến thức lĩnh vực khác thay vì sắp xếp theo cơ cấu tiếp nhận hồ sơ ngẫu nhiên như hiện nay. Tiến tới, đào tạo và sử dụng bộ phận thẩm định chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh chuyên biệt.

Về các phẩm chất khác ngoài chuyên môn, chuyên viên quan hệ khách hàng cần có phẩm chất đạo đức tốt (kiểm tra kỹ lưỡng thông qua hồ sơ cá nhân và có biện pháp kiểm soát trong quá trình làm việc), khả năng giao tiếp

khách hàng tốt để có thể hoàn thành công việc trong mối quan hệ thân thiện với khách hàng.

Cần trang bị kiến thức về văn hoá doanh nghiệp cho toàn thể cán bộ ngân hàng sao cho mỗi cán bộ đều làm việc vì mái nhà chung là ngân hàng của mình. Tăng cường tổ chức các hoạt động đoàn thể, sinh hoạt ngoài công việc để gắn kết mọi người với nhau, tạo niềm tự hào cho mỗi cán bộ ngân hàng.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua một chế độ đãi ngộ tương xứng để tránh tiêu cực và tình trạng “chảy máu chất xám” trong tình hình khan hiếm nhân lực cao cấp trong ngành tài chính ngân hàng hiện nay.

3.3.5. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích kinh tế tại chi nhánh

Một phần lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch thông tin. Để giảm thiểu rủi ro này, Ngân hàng cần thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích kinh tế rại các chi nhánh. Bộ phận này sẽ dựa trên những nguồn thông tin để đưa ra những phân tích, nhận định, dự báo về kinh tế, ngành, vùng… Những phân tích này sẽ làm cơ sở định hướng để ngân hàng thực hiện giải pháp mở rộng tín dụng an toàn – hiệu quả - bền vững.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

MB cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn và những thay đổi của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ ban hành liên quan đến thị trường tài chính – ngân hàng.

3.4.1. Đồng bộ trong ban hành các chính sách và quy định ngân hàng

Hiện nay, các quy trình, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng là quá nhiều, do đó MB khi ban hành các văn bản hướng dẫn phải đồng bộ, phù hợp với thực tế, hạn chế việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên. Thực tế cho thấy việc ban hành, điều chỉnh liên tục các quy trình, quy định làm cho các Chi nhánh nói chung và các nhân sự tham gia trong hoạt động cấp tín dụng nói riêng khó có thể nắm vững được toàn bộ các chính sách, quy định, quy trình của ngân hàng, dẫn tới việc rất dễ xảy ra vi phạm gây tổn thất cho ngân hàng. Sự chồng chéo, phân tán, khó hiểu của các quy chế, quy định, quy trình của ngân hàng ngoài việc gây khó khăn cho công tác triển khai hoạt động tín dụng còn gây khó khăn cho quá trình rà soát nhằm bịt kín các lỗ hổng gây ra rủi ro.

Ngoài ra, tại Việt Nam do các chính sách của Nhà nước thay đổi liên tục nên MB cần tận dụng sự tiện dụng của hệ thống tin học để thiết lập bảng cẩm nang điện tử với khả năng cập nhật trực tuyến phục vụ cho các nhân sự hoạt động lĩnh vực tín dụng.

3.4.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Theo Quyết định 493 thì các TCTD phải thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, song điều cần nhấn mạnh ở đây là, trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng TMCP Quân đội không chỉ cần thiết lập một hệ thống xếp hạng tín dụng nói chung, mà phải là thiết lập một hệ thống thông tin xếp hạng tín dụng tự động hóa cao, làm nền tảng cho việc tự động hóa ra quyết định cho vay (nhất là đối với các khoản vay vay nhỏ) vì những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tự động hóa quá trình đánh giá tín nhiệm sẽ giảm rủi ro đánh giá không chính xác do sai sót (vì chuyên viên quan hệ khách hàng phải xử lý lượng thông tin quá lớn) hoặc do thiên vị cá nhân.

Thứ hai, tự động hóa đánh giá tín nhiệm khách hàng giúp rút ngắn thời

gian và giảm chi phí cho quá trình quyết định tín dụng (điều này đặc biệt cần thiết cho các Chi nhánh khi phải giải quyết các món vay cá nhân hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa). Hiện nay, một công đoạn cho vay cá nhân cũng được các Chi nhánh tiến hành thẩm định như đối với cho vay doanh nghiệp, trong một tương lai không xa, một khi các khoản cho vay cá nhân “bùng nổ”, thì tình trạng xử lý thủ công trong quá trình ra quyết định cho vay như hiện nay sẽ hạn chế năng lực cung ứng dịch vụ tín dụng của ngân hàng cho khách hàng. Điều đó có nghĩa là: Hội sở cần nghĩ tới việc thiết lập một hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng tự động giúp các Chi nhánh có thể dựa trên kết quả phân loại đó để ra quyết định cho vay mà không cần phải tiến hành các hoạt động thủ công nữa.

Bên cạnh đó, trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, một số những tiêu chuẩn về tiêu chỉ xếp loại cho từng ngành nghề, lĩnh vực...các trọng số cho các tiêu chỉ nên được cập nhật thường xuyên.

Hơn nữa, MB cần nhận thức rằng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ không phải là một công cụ có tính chất” phòng vệ” để giới hạn mà đó là phương tiện để thông qua đó các Chi nhánh có thể mở rộng, phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh của mình.

3.4.3. Một số kiến nghị khác

- Nghiên cứu quy trình tín dụng để có những chỉnh sửa kịp thời và ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận liên quan. Trước hết, cần hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng, ban hành kịp thời, đầy đủ các quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng tương ứng với mô hình hoạt động, những phương thức cho vay và những đối tượng vay đặc thù, phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng,

- Ban hành văn bản quy định về quản lý hạn mức tín dụng đối với

khách hàng và một nhóm khách hàng. Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của khách hàng cũng như mô hình xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của từng khách hàng. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.

- MB cần xây dựng chính sách đào tạo nghiệp vụ mới cho cán bộ bằng cách: đãi ngộ, khuyến khích các cán bộ đi học khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến quản lý tín dụng.

- Xây dựng đội ngũ ban lãnh đạo chi nhánh ổn định, tránh xảy ra trường hợp thường xuyên thay đổi, nhất là ở vị trí người đứng đấu chi nhánh như hiện tại nhằm ổn định hoạt động của chi nhánh, từ đó có thể duy trì được các chiến lược kinh doanh trong dài hạn. Bên cạnh đó, cần cân nhắc kỹ trước khi tuyển dụng cũng như xây dựng đội ngũ lãnh đạo trẻ kế thừa tại chi nhánh.

- Để hỗ trợ tốt cho nhân sự trong vị trí lãnh đạo chi nhánh, hội sở cần xây dựng đọi ngũ giúp việc cho giám đốc là những người đã làm việc trong MB lâu dài, am hiểu các định hướng, chiến lược cũng như văn hóa của MB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội và đóng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nên định hướng phát triển của MB Đắk Lắk phần nào chịu sự chi phối của kế hoạch từ hội sở và nằm trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội chung của địa phương.

Hoạt động trong thời gian tới của Ngân hàng hướng tới những mục tiêu cụ thể như mục tiêu tăng trưởng bền vững; mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả; mục tiêu phát triển khách hàng và mục tiêu nâng cao đời sống công nhân viên.

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần có những giải pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói chung. ói rằng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM Việt Nam nói chung và MB Đắk Lắk nói riêng hiện nay. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ tùy thuộc đáng kể vào năng lực quản trị rủi ro.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, không thể thiếu sự hỗ trợ về mặt chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của Hội sở Ngân hàng TMCP Quân đội.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện ngày nay, ngành ngân hàng đã và đang là một cầu nối giúp chúng ta chủ động, củng cố và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đồng thời, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các NHTM, và có thể gây nên sự đỗ vỡ dẫn đến phá sản gây thiệt hại cho nền kinh tế. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với các thông lệ quốc tế và phát triển bền vững.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại MB Đắk Lắk, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM.

- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại MB Đắk Lắk qua các năm, đánh giá những thành tích cũng như những tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân của những tồn tại này.

- Đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại MB Đắk Lắk, cùng một số kiến nghị với Ngân hàng Quân đội nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Luận văn được viết trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] PGS,TS, Phan Thu Hà, PGS,TS, Đàm Văn Huệ (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[2] TS, Trần Huy Hoàng (tháng 12 năm 2004), “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế.

[3] TS, Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống Kê Hà Nội.

[4] TS, Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[5] TS, Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[6] Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2011, 2012, Báo cáo thường niên.

[7] Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Đắk Lắk năm 2011, 2012, 2013, Báo cáo kết quả kinh doanh.

[8] PGS,TS Nguyễn Đình Tự (2005), “Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng.

[9] Trần Trung Tường (tháng 09 năm 2005), “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng.

[10] TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[11] PGS,TS, Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[12] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh ĐăK lắK. (Trang 132 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)