Đo lường rủi ro tín dụng và phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh ĐăK lắK. (Trang 102 - 107)

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MB ĐẮK LẮK

3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng và phân tích rủi ro

Hình 3.1: Biểu đồ Pareto

Thông qua phân tích biểu đồ Pareto ta có thể kết luận, những nguyên nhân trọng yếu gây ra RRTD tại MB Đắk Lắk có mức từ cao đến thấp như sau:

- Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch.

- Sử dụng vốn sai mục đích.

- Năng lực quản lý kém.

- Không có thiện chí trả nợ.

- Năng lực quản trị của ngân hàng.

- Thiên tai, tai nạn bất ngờ.

- Môi trường kinh tế khách quan.

- Khách hàng cố ý lừa đảo.

- Cơ chế, chính sách của ngân hàng.

Nguyên nhân gây nợ quá hạn

Nguyên nhân trọng yếu Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan từ chuyên viên quan hệ khách hàng.

Trong số 10 nhóm rủi ro trên thì cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý. Tuy nhiên trong đó cần tập trung vào 05 nhóm rủi ro đầu tiên theo thứ tự trên. Vì 20% dạng rủi ro này gây ra 80% hậu quả. Trong mỗi nhóm rủi ro có mức độ ảnh hưởng khác nhau, do vậy cần sử dụng các công cụ khác nhau để phòng ngừa rủi ro phù hợp:

- Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: đây được xem là yếu có khách hàng cố tình che lấp thông tin tài chính hiện trạng của mình, làm báo cáo tài chính không trung thực để đi vay vốn tại ngân hàng. Những dấu hiệu của tình hình nguyên nhân này tại chi nhánh là:

Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng.

Có sự chênh lệch hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ.

Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.

Sử dụng vốn sai mục đích: đây là việc khách hàng vay mục đích kinh doanh nhưng lại lấy tiền vay từ ngân hàng để đi đầu tư vào mục đích khác.

Dấu hiệu của nguyên nhân này là:

Có dấu hiệu sử dụng nhiều nguồn tài trợ ngn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.

Đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.

Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.

- Năng lực quản lý kém: Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, người tiêu dùng không quản lý được dòng tiền của mình nên mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Thay đổi thường xuyên tổ chức của Ban điều hành.

Xuất hiện bất đồng hoặc mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không có hiệu quả.

Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa hội tụ đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.

- Không có thiện chí trả nợ: là trong quá trình quan hệ vay vốn với ngân hàng khách hàng vay xong nhưng đến ngày thanh toán thì lại không nhớ hoặc cố tình quên, không có thiện chí hợp tác trong quá trình trả nợ cho ngân hàng, biểu hiện ở các dấu hiệu sau:

Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính.

Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người thuê, bán hoặc trao đổi hay đã biến mất, không còn tồn tại.

Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

Có dấu hiệu thực hiện không đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng

- Năng lực quản trị của ngân hàng: Đây là nguyên nhân thuộc về quy trình quản trị của ngân hàng, bao gồm:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng.

Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sát nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ Chi nhánh lên Công ty con hạch toán độc lập.

Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng.

- Để công tác đo lường rủi ro được thực hiện một các hiệu quả, MB Đắk Lắk cần chủ động trong việc xếp hạng tín dụng cũng như cải thiện chất lượng của hoạt động xếp hạng tín dụng, cụ thể:

 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin đầu vào và kỷ thuật xử lý thông tin.

 Công tác xếp hạng tín dụng phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ.

 Việc chấm điểm khách hàng cần tiến hành khi phát hiện ra những thay đổi về tình hình trả nợ của khách hàng.

- Ngoài ra, chi nhánh cần áp dụng và kết hợp linh hoạt các phương

pháp khác nhau để đo lường rủi ro tại chi nhánh. Một số phương pháp có thể áp dụng tại chi nhánh như sau:

 Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ về các loại hình khách hàng, nhóm ngành kinh tế, thời hạn cho vay … Thông qua bảng số liệu thống kê rủi ro trong quá khứ cho phép ban lãnh đạo chi nhánh đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà ngân hàng phải đối mặt, ngoài ra số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ còn cho phép ngân hàng có thể lập dự toán tổng chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của mình.

 Ngân hàng còn có thể áp dụng mô hình điểm số Z, phương pháp xác định giá trị rủi ro Var, phương pháp ước tính tổn thất tín dụng và phương pháp trích lập dự phòng (R = max {0, (A - C)} x r) để xác định mức độ rủi ro tín dụng từ đó ngân hàng đưa ra những biện pháp kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro và giám sát rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh ĐăK lắK. (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)