Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.2. Môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh
1.2.2. Đặc điểm và phân loại của môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh
Môi trường sư phạm của nhà trường bao gồm cả môi trường vật chất, đó là cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm: không gian, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông của không khí, hình thức và nội dung bố trí các đồ vật, nơi làm việc của học sinh và giáo viên (lớp học, phòng thực hành, xưởng...) và môi trường tinh thần (nề nếp học tập, tinh thần làm việc, quan hệ thầy trò...).
Môi trường dạy học sáng tạo có các đặc điểm:
- Ý tưởng của học sinh được lắng nghe và khám phá trước khi đưa ra đánh giá.
- Học sinh được khuyến khích khi đưa ra các ý tưởng mới.
- Học sinh có thể đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề cho một nhóm khác mà không bị xem là can thiệp hay xâm phạm họ.
- Học sinh được tự quyết định và sử dụng thời gian theo cách của riêng mình khi thực hiện một dự án.
- Học sinh được quyền tự do để thực hiện công việc theo cách của mình.
- Học sinh không bị kiểm soát chặt chẽ.
- Thử nghiệm được khuyến khích.
- Học sinh được tự do diễn tả ý tưởng với giáo viên của mình.
- Học sinh được tôn trọng và đánh giá cao vì các cống hiến với tổ chức.
Môi trường dạy học sáng tạo là môi trường dạy học phù hợp với các học thuyết dạy học tích cực và dạy học kiến tạo. Đó là môi trường:
o Khuyến khích việc học tập và khám phá trong các môi trường thật.
o Khuyến khích trách nhiệm, sáng kiến, việc đưa ra các quyết định của học sinh.
o Nuôi dưỡng sự hợp tác giữa các em học sinh.
o Sử dụng các phương pháp dạy học khuyến khích và phát triển các loại hình tư duy bậc cao, phát triển các kiến thức tổng hợp.
o Đánh giá sự tiến bộ của học sinh bằng các thao tác thực hành, trong bối cảnh thực.
o Đó là môi trường khuyến khích thực hành, luyện tập và giúp học sinh phát triển kiến thức nội tại, sự chuyển giao kiến thức sáng tạo từ giáo viên đến học sinh.
1.2.2.2. Các loại môi trường dạy học sáng tạo ở trường trung học cơ sở Môi trường dạy học là một trong bốn yếu tố tạo thành cấu trúc hoạt động dạy học, chi phối trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của dạy và học. Theo quan điểm sư phạm dạy học tương tác thì môi trường dạy học là những điều kiện cụ thể, đa dạng do người dạy tạo ra và tổ chức cho người học hoạt động, thích nghi, trên nền tảng những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đặt ra cho người học nhằm đạt tới mục tiêu của nhiệm vụ dạy học. Trường học phải là nơi để giới thiệu những ý tưởng mới, phát triển trí tưởng tượng của học sinh bằng cách sử dụng các quá trình tâm lí để tạo ra sự mới lạ và chuẩn bị một chương trình giảng dạy phát triển năng lực của người học. Môi trường là nơi có các điều kiện vật chất và tinh thần để các hoạt động sáng tạo diễn ra và tạo thành các sản phẩm mới. Môi trường này cần giúp học sinh làm giàu sự sáng tạo của các em (Hasirci, 2000). Ekvall G (1996) cho rằng: “ sự sáng tạo nảy sinh là do có môi trường thách thức và môi trường của niềm tin và sự cởi mở. Môi trường làm việc tạo sự thách thức và động lực tham gia nhiệt tình của các thành viên trong tổ chức vào quá trình hoạt động để đạt được các mục tiêu. Cho nhân viên cơ hội tìm thấy và giải quyết các vấn đề thách thức và thực hiện các giải pháp, thực chất là phần thưởng cho những thành tích của họ.
Môi trường của lòng tin và sự cởi mở tạo nên cảm giác an toàn trong mối quan hệ giữa mọi người trong tổ chức, dám đưa ra ý tưởng và ý kiến trong sự hiện diện ở mức độ tin tưởng cao”. [19]
Trong trường học cần có các môi trường:
- Môi trường trong phòng học (trang trí tường, ánh sáng, không gian, bảng treo các sản phẩm học sinh làm ra).
- Môi trường ở các phòng dành riêng cho các hoạt động sáng tạo trong những lĩnh vực cụ thể, nhóm học sinh làm việc cùng nhau.
- Môi trường bên ngoài (thiên nhiên, xã hội, không gian bao quanh lớp học…).
Môi trường dạy học bao gồm các phương tiện và điều kiện vật chất, kĩ thuật và tâm lý xã hội tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục. Ở một phương diện khác, môi trường dạy học là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất.
Như vậy, có rất nhiều cách phân loại môi trường dạy học sáng tạo. Tuy nhiên, tiếp cận theo quản lý nhà trường thì trong luận văn tác giả phân loại môi trường dạy học sáng tạo bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
+ Môi trường vật chất bao gồm: Sân trường xanh -sạch- đẹp; Không khí trong lành; Lớp học thoáng, yên tĩnh và không quá đông; Lớp học trang trí đẹp, vui mắt; có đủ phương tiện thí nghiệm, thực hành; Có thư viện để học sinh đọc sách và ngồi học và nhiều tài liệu phục vụ giảng dạy; Nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp; Có internet để khai thác thông tin phục vụ việc dạy và học ; Có các phòng học riêng dành cho học sinh có sở trường về nghệ thuật, TDTT, KHCN....
+ Môi trường tinh thần chính là giáo viên được lắng nghe, được chia sẻ;
Được khen ngợi hay đề bạt; Được sự hỗ trợ khuyến khích để phát triển các ý tưởng mới;Mọi người tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng nhau; Bầu không khí NT vui vẻ,
hài hước; Có phần thưởng vật chất cho các sáng kiến; Lãnh đạo là người có tinh thần đổi mới và là người thách thức sự đổi mới của giáo viên....
Môi trường giáo dục chịu tác động của nhiều yếu tố, gồm các yếu tố bên trong như: sứ mệnh và cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, kĩ năng và năng lực của các thành viên, thái độ của lãnh đạo, văn hóa của tổ chức, các chính sách, nhu cầu và động cơ cá nhân… và các yếu tố bên ngoài: các điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội, văn hóa và truyền thống của một dân tộc…Tại các nước phương Tây, một trong những hoạt động không thể thiếu của các bậc phụ huynh là đưa trẻ em đi thăm các viện bảo tàng về khoa học, nghệ thuật, tự nhiên, lịch sử v.v... Ngoài ra, các điểm tham quan có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học khác như các khu vườn sinh vật học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử, các phòng hòa nhạc, triển lãm nghệ thuật cũng là nơi các em được tạo điều kiện đến tham quan. Việc tiếp xúc với các công trình, sản phẩm sáng tạo của nhân loại sẽ kích thích trí não các em hoạt động.
học sinh muốn sáng tạo cần có một môi trường đáp ứng các yêu cầu sáng tạo. Quá trình sáng tạo có thể được khuyến khích trong tất cả các hoạt động giảng dạy. Dạy học sáng tạo bao gồm việc thiết lập một môi trường học tập khuyến khích học sinh nhìn thấy được bản chất cũng như chi tiết của đối tượng, xây dựng và giải quyết vấn đề, kết nối mối tương quan giữa các ý tưởng đa dạng, và có phản ứng với những ý tưởng mới, các yếu tố bất ngờ trong công việc của họ (Reid & Petocz, 2004, p.45).
Môi trường dạy học sáng tạo là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sáng tạo trong dạy học của giáo viên và học sinh. giáo viên và học sinh chỉ có thể phát triển khả năng sáng tạo trong môi trường có đầy đủ điều kiện CSVC, đáp ứng khả năng sáng tạo của thầy và trò.