Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 93 - 96)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động), nó quan hệ chặt chẽ với các mặt kia và có mối liên hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người. Hiệu quả và chất lượng của hành động đều xuất phát từ nhận thức.

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

- Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý khoa học của nhà trường hiểu rõ cần phải phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh vì sự thành công của các em và hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ngay trong trường học là điều kiện quan trọng để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo hướng cập nhật, hiện đại hoá, để đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương

pháp giáo dục, giúp giáo viên và hiệu trưởng hiểu rõ về tầm quan trọng của sáng tạo và việc xây dựng môi trường dạy học sáng tạo trong các trường THCS.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý khoa học và cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của việc phát triển sáng tạo trong dạy học và sự cần thiết phải xây dựng môi trường dạy học phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh.

- Hiệu trưởng tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong tập thể sư phạm nhà trường để từ đó giúp giáo viên có quyết tâm cao đối với việc phát triển môi trường dạy học sáng tạo

- Giáo viên cần xác định được mục tiêu và bản chất của xây dựng môi trường dạy học sáng tạo để từ đó hình thành động cơ, thái độ tích cực chủ động, nhiệt tình hơn trong tìm tòi, học hỏi PPDH sáng tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, góp phần xây dựng thành công môi trường dạy học phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh.

3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Thay đổi nhận thức, tư duy của giáo viên, làm cho họ thấy được vai trò quan trọng, lợi ích của sáng tạo trong dạy học. giáo viên phải hiểu được sáng tạo là một xu thế, nó chính là yếu tố quan trọng cùng với việc phát huy PPDH tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Hiệu trưởng cần làm tốt các công việc sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức, quy định, thực hiện nghiêm chỉnh thời gian học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, hội họp...Xác định cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Niêm yết tất cả các văn bản, nghị quyết hướng dẫn về đổi mới GD, trong đó có đổi mới PPDH nhằm phát triển môi trường dạy học sáng tạo trong nhà trường.

- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh và sự cần thiết phải xây dựng môi trường dạy học sáng tạo qua các cuộc họp trong nhà trường. Bên cạnh đó có các hình thức tuyên truyền phong phú khác:

qua các trao đổi thường ngày, qua khẩu hiệu, qua các trang trí và các cuộc thi về sáng tạo trong dạy và học.

- Tổ chức các hội nghị, chuyên đề về ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, giúp giáo viên thấy được vai trò, ý nghĩa, tính ưu việt của việc ứng dụng CNTT cũng như việc cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học để khai thác các yếu tố sáng tạo trong môn học và giúp học sinh sử dụng CNTT để sáng tạo.

- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn cần quan tâm thảo luận chủ đề về việc phát triển môi trường sáng tạo trong đội ngũ giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường hoặc trong các buổi học tập chính trị, sinh hoạt chuyên môn; hướng dẫn giáo viên xem các tài liệu trên trang website:

www. Iferd.edu.vn.Từ đó, giúp giáo viên có những suy nghĩ, định hướng đúng đắn trong việc phát huy tính sáng tạo trong dạy học.

- Lãnh đạo nhà trường cũng phải thay đổi, phải gương mẫu trong việc đưa ra những sáng kiến mới phục vụ cho dạy học, công tác quản lý, điều hành công việc.

Luôn thường xuyên tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực quản lý, trình độ sử dụng CNTT.

- Lãnh đạo nhà trường phải đặt mục tiêu đổi mới trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, tuyên truyền vai trò ý nghĩa của sáng tạo trong dạy học đối với sự phát triển của học sinh. Đồng thời dựa vào kế hoạch, mục tiêu đổi mới của nhà trường, mỗi giáo viên phải xây dựng riêng một kế hoạch đổi mới trong dạy học với các ý tưởng sáng tạo của mình phù hợp với đặc thù bộ môn mà mình giảng dạy.

- Đội ngũ giáo viên, nhất là các tổ trưởng chuyên môn phải thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, của ngành giáo dục về nâng cao chất lượng trong dạy học, trong các cuộc họp chuyên môn cần chú trọng đổi mới PPDH, đề cao vai trò của yếu tố sáng tạo, muốn nâng cao chất lượng, cần phải có sự sáng tạo trong dạy học.

- Tổ chức tốt công tác thi đua: Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn đề xuất các hình thức thi đua đảm bảo tính công bằng, dân chủ, khách quan. Trong đó đổi mới PPDH là một tiêu chí thi đua quan trọng, được xem là nội dung trọng tâm trong

các hoạt động thi đua, có như vậy mới tạo động lực để giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo trong hoạt động dạy học.

- Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của đội ngũ giáo viên trong việc phát triển môi trường dạy học sáng tạo để có sự điều chỉnh kịp thời.

- Phối hợp với Phòng giáo dục huyện để lựa chọn những trường điểm về xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh để CB giáo viên tham quan, tìm hiểu, học tập, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng là người tiên phong trong đổi mới nhận thức, tư duy về xây dựng môi trường dạy học sáng tạo. Từ đó phổ biến tuyên truyền cho cán bộ cấp dưới, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đơn vị mình để học tập và làm theo.

- Đội ngũ giáo viên là người có ý chí vươn lên, luôn có ý thức tự đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách tham gia các khóa bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trách nhiệm cá nhân trong hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.

- Hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp các lực lượng tham gia để thực hiện đồng bộ, thống nhất.

- Có nguồn kinh phí đầu tư và thời gian thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)