Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3. Quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của hiệu trưởng ở trường
1.3.2. Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS
1.3.2.1. Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
Độ tuổi từ 1 - 15 tuổi là độ tuổi có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong thời kỳ phát triển của mỗi con người, đòi hỏi có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đặc biệt. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm gọi lứa tuổi này với nhiều tên gọi khác nhau như: “ thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”. Với những tên gọi này đã nói lên tính phức tạp cũng như tầm quan trọng trong việc dạy dỗ, giáo dục trong quá trình phát triển của các em.
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang dần tách khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn tạo nên nội dungcơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…của thời kỳ này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động...
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên vị trírất quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời con người. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.
1.3.2.2. Sự phát triển nhân cách và tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS
Những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức, ý thức trong học tập, trong cuộc sống, trong giao tiếp bạn bè... Vì đây là lứa tuổi học sinh bắt đầu trải nghiệm các cách thức mới khi nhìn nhận sự vật, vấn đề và thể hiện vào trong các sản phẩm hoạt động của mình như các sáng tạo nghệ thuật thì hoạt động học tập và các hoạt động khác đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thõa mãn nhu cầu giao tiếp của mình.
HS càng lớn lên, hoạt động học tập có vai trò ngày càng lớn trong sự phát triển. Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhưng vào tuổi thiếu niên, việc học tập của các em có những thay đổi cơ bản. Việc học tập ở trường THCS là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của các em. Ở các lớp dưới, các em học về các sự việc và hiện tượng cùng mối quan hệ đơn giản và cụ giữa các sự việc và hiện tượng đó. Ở THPT việc học tập của các em phức tạo hơn. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống về cơ sở của kho học, các em học tập có phân môn... Mỗi môn học gồm những khái niệm, quy luật được sắp xếp thànhmột hệ thống tương đối sâu sắc.
Điều đó đòi hỏi các em phải tự giác cao, có tính độc lập tư duy sáng tạo. Vì đây là lứa tuổi học sinh bắt đầu trải nghiệm các cách thức mới khi nhìn nhận sự vật, vấn đề và thể hiện vào trong các sản phẩm hoạt động của mình như các sáng tạo nghệ thuật thì hoạt động học tập và các hoạt động khác đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn. Vì vậy hoạt động dạy học ở trường THCS có mục tiêu khác với mục tiêu dạy học ở trường tiểu học và THPT. Hoạt động dạy học theo từng môn học được thực hiện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên bộ môn tương ứng. Như vậy, học sinh được tiếp xúc, giao lưu, tham gia hoạt động với nhiều giáo viên với những cách dạy về phong cách giao tiếp khác nhau. Điều đó góp phần mở rộng nhãn quan, tầm hiểu biết của học sinh. Đồng thời giáo viên cũng đòi hỏi học sinh phải nhanh nhẹn, khéo léo cải tiến phương pháp học tập, cải tiến hoạt động của mình để thích ứng với hoàn cảnh dạy học luôn luôn biến đổi. Trong trường hợp đó, học sinh THCS đặc biệt là học sinh đầu cấp học sẽ gặp những khó khăn nhất định đòi hỏi người giáo viên phải giúp học sinh tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó ở đa số thiếu niên, nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú với môn học mình yêu thích, có tính tò mò, ham hiểu biết tìm tòi sáng tạo cái mới và có niềm say mê học tập. Nhà trường cần có phương pháp giáo dục đúng đắn để phát triển tư duy độc lập và sự sáng tạo của các em học sinh.
Bậc THCS, chính sự tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, có nội dung trừu tượng, sâu sắc và phong phú hơn, do đó đòi hỏi học sinh phải có sự thay đổi về cách học. Sự phong phú về trí thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội được tăng lên nhiều, tầm hiểu biết được mở rộng. học sinh cần có sự thay
đổi về PPDH và hình thức học tập. học sinh được học nhiều môn học do nhiều thầy, cô giảng dạy, cho nên phương pháp học tập thay đổi ở các bộ môn và mỗi thầy, cô có cách trình bày, có phương pháp độc đáo của mình. Thái độ say sưa, hứng thú học tập, lĩnh hội, phát triển trí tuệ của các em sẽ hình thành và phát triển cách lập luận độc đáo cùng những tính cách, phẩm chất tốt. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay và với những phương tiện nghe nhìn ngày càng hiện đại thì học sinh có thể tự học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Trong GD, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên, hướng dẫn, khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt nhất, đặc biệt chú ý đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Điều quan trọng là năng lực sáng tạo của học sinh cần được phát triển nếu không năng lực đó sẽ bị thui chột khi các em trải qua lứa tuổi THCS.…
1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở
Quản lý họat động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo là quá trình tác động có định hướng, có mục tiêu, có tổ chức của người hiệu trưởng đến giáo viên, học sinh để tạo nên một môi trường dạy và học sáng tạo nhằm phát triển sự sáng tạo cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường.
1.3.3.1. Lập kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS Lập kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS là quá trình phân tích, đánh giá thực trạng môi trường dạy học sáng tạo trước yêu cầu thực tiễn, từ đó xác định mục tiêu, môi trường, phương án, cách thức, điều kiện đảm bảo để hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo đạt hiệu quả.
Hiệu trưởng chính là người quyết định trong việc khuyến khích phát triển môi trường dạy học sáng tạo.Người hiệu trưởng vận dụng các chức năng quản lý và các phương pháp quản lý để lãnh đạo nhà trường phát triển môi trường dạy học sáng tạo. hiệu trưởng cần đặt ra những yêu cầu khắt khe, khuyến khích và động viên từng giáo viên có sự sáng tạo, đổi mới trong chuyên môn. Bản thân hiệu trưởng cũng phải là một người sáng tạo, là người truyền lửa, tiếp sức giúp giáo viên trong trường luôn tích cực, đổi mới. Theo kinh nghiệm của tác giả Trần Đình Châu (Vụ
trưởng - Giám đốc Dự án Phát triển THCS II), tại những trường mà người đứng đầu dẫn dắt có ý thức học hỏi, sáng tạo và mong muốn đổi mới, bộ mặt nhà trường sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Ngôi trường khang trang hơn, không khí làm việc, phong trào sáng tạo sôi nổi hơn còn học sinh thì năng động và tích cực hơn hẳn.
Trong bối cảnh mới, hiệu trưởng phải có tầm nhìn,phân tích tương lai mới cho giáo dục và yêu cầu mới của xã hội trước khi thiết lập kế hoạch chiến lược của trường. Việc xây dựng môi trường dạy học sáng tạo đối với bất kì nhà trường nào đều phải bắt đầu từ viễn cảnh của người lãnh đạo. Người lãnh đạo nhìn thấy rõ tầm quan trọng của sáng tạo đối với tương lai của học sinh và sự thịnh vượng của đất nước. Người lãnh đạo có quyết tâm xây dựng và phát triển một một môi trường dạy học sáng tạo trong nhà trường bằng các chính sách khuyến khích cụ thể, bằng việc chỉ đạo đưa các yếu tố sáng tạo vào trong chương trình GD, phát triển kĩ năng sáng tạo cho đội ngũ giáo viên để họ dạy học một cách sáng tạo, xây dựng văn hóa nhà trường, tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo… Người lãnh đạo hiểu được phải làm thế nào để phát triển một trường học trong tương lai thích nghi với bối cảnh mới và các yêu cầu của xã hội. Các yêu cầu mới này được thể hiện trong tầm nhìn sứ mệnh, giá trị, mục tiêu, kế hoạch hành động và làm thế nào để thiết lập giải pháp ưu tiên cho các trường học. Tầm nhìn của việc xây dựng môi trường dạy học sáng tạo được các thành viên nhà trường và cộng đồng chấp nhận, ủng hộ. hiệu trưởng phải có viễn cảnh về xây dựng môi trường dạy học sáng tạo, phải hình dung viễn cảnh của nhà trường dựa trên những hiểu biết về các xu hướng GD, kinh tế, xã hội và phát triển khoa học kĩ thuật trong thế kỉ 21. Viễn cảnh đó với đầy đủ các thiết bị dạy học để giáo viên và học sinh thích ứng trong môi trường sáng tạo. HT phải có óc sáng tạo đưa ra những ý tưởng mới và chấp nhận các ý tưởng mới, phải tìm ra cách đi mới để đạt được viễn cảnh đó. Các công việc cần làm:
+ Xác định mục tiêu, kế hoạch để xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS
+ Đánh giá thực trạng môi trường dạy học sáng tạo và xây dựng kế hoạch để xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS
+ Xác định các bước thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo
+ Chuẩn bị tài chính, CSVC thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.
Hiệu trưởng phải có kế hoạch và có sự đầu tư để xây dựng các điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học.Cần có kế hoạch đầu tư CSVC, cần dành một tỉ lệ kinh phí cần thiết để đầu tư các phương tiện công nghệ phục vụ dạy học và quản lý nhà trường. Kế hoạch đầu tư cần dựa trên thực trạng của nhà trường, các xu hướng công nghệ và cần đầu tư cho cả CSVC kinh tế lẫn con người.
Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho giáo viên và học sinh. Cần phải tạo môi trường và thói quen sáng tạo trong dạy học, thói quen dạy học ứng dụng CNTT&TT cho CBGV bằng các biện pháp tâm lý. Bên cạnh đó để xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường, hiệu trưởngphải huy động tâm trí, sự sáng tạo và ý tưởng của các thành viên trường trong tầm nhìn và kế hoạch chiến lược phát triển vì lợi ích của nhà trường, đặc biệt là trong thời đại của xã hội tri thức và sáng tạo.
1.3.3.2. Tổ chức xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS Tổ chức xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS là quá trình người hiệu trưởng sắp xếp, phân bổ công việc ở các bộ phận và liên kết các bộ phận, tổ chức điều hành việc hành động nhằm đạt được mục tiêu xây dựng môi trường dạy học phát triển sáng tạo cho học sinh.
Muốn phát triển môi trường dạy học sáng tạo, hiệu trưởng cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình và làm tốt, quản lý tốt các hoạt động sau:
+ Quán triệt mục đích, yêu cầu hoạt động tham gia xây dựng môi trường dạy học sáng tạo
+ Xác định các bộ phận tham gia xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.
+ Xác định các các nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.
+ Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia xây dựng môi trường dạy học sáng tạo
Xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cần có sự tham gia của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận chính tham gia đó là hiệu trưởng:
Có tầm nhìn và biết cách tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBGV, nhân viên và học sinh trong toàn trường về môi trường dạy học sáng tạo, để mọi người cùng tham gia thực hiện;
Tham vấn chuyên gia và tìm hiểu thực tế mô hình môi trường dạy học sáng tạo ở các trường khác.
Phân tích thực trạng nguồn lực để tiến hành lập kế hoạch triển khai thực hiện dạy học khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
Thiết kế, khám phá và đổi mới, xây dựng các chương trình đào tạo sáng tạo/sáng nghiệp và các chương trình nghiên cứu để tạo ra các phát minh và phục vụ việc đổi mới, sáng tạo
Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chuyên môn,
Phối hợp cùng hiệu trưởng để tham mưu, phối hợp góp ý trong công tác xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.
Chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá giáo viên trong tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.
Tổ chức họp bàn, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để báo cáo kịp thời với hiệu trưởng.
Nhiệm vụ của giáo viên:
Có nhận thức đúng và định hướng đúng về môi trường dạy học sáng tạo
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tích cực trong việc tham gia vào các hoạt động sáng tạo và phát triển sáng tạo cho người học
Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp sáng tạo trong dạy học.
Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như báo cáo tổng kết theo tuần, tháng, quý để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh.
Nhiệm vụ của học sinh: Có thái độ tích cực, tự giác trong xây dựng bài học, tương tác với giáo viên trong các giờ học để cùng xây dựng tiết học hiệu quả, phát huy sự sáng tạo của từng nhóm học sinh.
1.3.3.3. Chỉ đạo xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường trung học cơ sở
Chỉ đạo xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS là quá trình người hiệu trưởng tác động, huy động các bộ phận của nhà trường thực hiện nhiệm vụ đề ra, đồng thời liên kết, phối hợp với các thành viên trong nhà trường, tập hợp, động viên họ hoàn thành công việc được giao để đạt mục tiêu xây dựng môi trường dạy học phát triển sáng tạo cho học sinh. Các công việc cụ thể của hiệu trưởng:
+ Xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng môi trường dạy học sáng tạo + Ra các quyết định cụ thể và tổ chức thực hiện các hoạt động tập trung xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường học.
+ Điều chỉnh kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo trong quá trình thực hiện.
+Kiểm tra, tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo trong thực tiễn.
Để tiến hành tổ chức, chỉ đạo tốt hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS, bên cạnh các công việc cụ thể được đề cập ở trên, hiệu trưởng cần cần sâu sát hơn với đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường trong quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, cụ thể:
- Khơi nguồn đam mê trong mỗi CBGV: Đam mê là nhân tố cơ bản nhất thúc đẩy con người sáng tạo. Mỗi phát minh vĩ đại, mỗi đột phá trong y học hay một kỷ lục mới mà con người đạt được đều bắt nguồn từ đam mê. Với một đội ngũ giáo viên giàu nhiệt huyết, nhà trường sẽ đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, chỉ có đam mê thôi thì chưa đủ, điều cốt yếu là phải hướng đam mê đó tới một mục đích nhất định.
- Khen ngợi các ý tưởng mới: Hầu hết các nhà trường đều gắn nhiệm vụ của mình vào mục tiêu đổi mới. Tuy nhiên, sự sáng tạo thường bị đánh giá thấp vì không ai muốn thay đổimột thói quen, một quá trình mà mình đã lặp đi lặp lại nhiều