Khó khăn và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 92)

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường trung học cơ sở

2.5.2. Khó khăn và nguyên nhân

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, xây dựng môi trường dạy học sáng tạo là hoạt động mới triển khai thực hiện trong 2 3 năm học gần đây, các

hiệu trưởng còn thiếu các biện pháp hoạt động chỉ đạo cụ thể; CSVC, thiết bị dạy học - thư viện trường còn chưa thật phong phú; năng lực sử dụng CNTT & TBDH hiện đại của giáo viên còn nhiều hạn chế,....đã làm cho việc triển khai hoạt động gặp một số khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, đôi khi còn hình thức và chưa đi sâu vào nội dung.

Phần lớn các hiệu trưởng trường THCS ý thức sử dụng các biện pháp để khuyến khích giáo viên sáng tạo chưa cao. Các hiệu trưởng mới chỉ đặt mục tiêu đổi mới trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường nhưng trong quá trình thực hiện có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến nên việc thực hiện kế hoạch đề ra chưa đạt hiệu quả cao. Các hiệu trưởng động viên, khen thưởng cho các ý tưởng mới chỉ dừng ở mức biểu dương khen ngợi 80%, 40% tăng lương khi giáo viên có các sáng kiến, đổi mới, chỉ có 10% sử dụng biện pháp thăng chức.

Hiệu trưởng các trường THCS huyện Bố Trạch đã chú ý bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng dạy học mới, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới PPDH; trong các đợt hội giảng luôn chú trọng đến sự đổi mới PPDH, chú ý phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Song đó mới chỉ là bồi dưỡng PPDH tích cực chứ không phải phương pháp sáng tạo. Đồng thời, hiệu trưởng các trường cũng chưa chặt chẽ giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt động dạy học, phát hiện các yếu tố mới để khuyến khích nhân rộng, tạo môi trường tự do cho giáo viên thảo luận, phát biểu hay thử nghiệm các ý tưởng mới, đề cao tác dụng của sáng tạo trong dạy học đối với sự phát triển của học sinh.

Hạn chế chung của các trường học trong việc xây dựng môi trường dạy học sáng tạo là chưa đáp ứng về yêu cầu vật chất giúp giáo viên phát triển sáng tạo.

CSVC nhiều trường còn thiếu. Nhiều trường THCS diện tích chật hẹp, nhất là khu sân chơi, bãi tập cho học sinh còn hạn chế. Hầu hết các trường đều thiếu các phòng học chức năng, phòng bộ môn (Công nghệ, Sinh học, Âm nhạc) và các yêu cầu kỹ thuật của phòng học bộ môn chưa chuẩn, chỉ có một số trường có phòng học riêng cho các môn nghệ thuật, tuy nhiên trang thiết bị trong các phòng còn thiếu thốn, chất lượng kém nên hiệu quả không cao, nhiều thiết bị dạy học đã xuống cấp và lạc hậu cần được bổ sung, nâng cấp sửa chữa, mua sắm mới, phương tiện thí nghiệm,

thực hành còn thiếu, thư viện nghèo nàn. Nhiều trường chưa có nhà đa năng. Chưa đáp ứng các điều kiện tinh thần để giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.

Trình độ ngoại ngữ, tin học, ý thức tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên còn hạn chế cũng là rào cản nhất định cho việc thực hiện hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.

-Nguyên nhân:

Hiệu trưởng chưa đặt yêu cầu về đổi mới PPDH khuyến khích sự sáng tạo của học sinh thành những quy định thi đua mang tính chất quy định nội bộ. Mặt khác, hiệu trưởng một số trường chưa có chính sách động viên về vật chất thỏa đáng cho các sáng kiến mới như tăng lương, thưởng quà hay thăng chức để động viên giáo viên tích cực phát huy năng lực sáng tạo. Vì vậy, thực trạng xây dựng môi trường dạy học sáng tạo còn nhiều bất cập. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, qua dự giờ và qua kết quả của học sinh cho thấy, giáo dục bậc THCS huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cần có nhiều đổi mới sáng tạo hơn để xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.

Đại đa số các đồng chí hiệu trưởng có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học và trình độ quản lý tốt nghiệp đại học nhưng làm việc còn mang tính sự vụ, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, công tác tham mưu của một số hiệu trưởng còn bị hạn chế. Các hiệu trưởng quản lý hoạt động trong nhà trường chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa thực hiện được đúng kế hoạch lập ra, việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo còn chủ quan, nhất là công tác giám sát, kiểm tra đánh giá.

Phòng GD&ĐT huyện Bố Trạch đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của các trường. Tuy nhiên vẫn còn chưa sâu sát về vấn đề thực hiện quy chế chuyên môn của nhà trường, việc sắp xếp, chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng môi trường dạy học sáng tạo chưa gắn liền với thực tế.

Xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh và quản lý hoạt động

xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh là vấn đề mới, khó có thể thực hiện và đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu có định hướng đúng, có nhận thức đúng song bên cạnh nguồn nhân lực, còn cần phải có sự đầu tư về vật lực, tin lực, mà những điều kiện về CSVC, TBDH, đội ngũ cán bộ giáo viên của các trường có sự khác nhau nên khó thực hiện đồng bộ các biện pháp chỉ đạo. Việc phân quyền, giao quyền cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn đã có nhưng thực tế trong các buổi sinh hoạt chuyên môn còn mang nặng hình thức, chưa đi vào chiều sâu giải quyết vấn đề, chưa xoáy sâu vào những vấn đề thiết thực và cụ thể trong hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo. Thường chỉ dừng lại ở chủ trương hoặc chung chung.

Chính những khó khăn và nguyên nhân là cơ sở thực tiễn để luận văn đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Tiểu kết chương 2

Chương 2 tác giả đã tổ chức nghiên cứu thực trạng môi trường dạy học sáng tạo, thực trạng quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường dạy học sáng tạo và đánh giá thực trạng quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở các trường THCS huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Kết quả khảo sát chung cho thấy:

Thực trạng môi trường dạy học sáng tạo: Phòng GD&ĐT Bố Trạch thường xuyên có những biện pháp chỉ đạo các trường thực hiện các nhiệm vụ dạy học, đổi mới PPDH phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Hiệu trưởng các trường THCS đều thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học sáng tạo có nhiều điểm khác với các biện pháp quản lý hoạt động truyền thống. Đến nay môi trường dạy học sáng tạo đã được hình thành và dần phát huy tác dụng trong các nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện: việc đầu tư xây dựng CSVC chưa thực sự đồng đều giữa các trường; việc bồi dưỡng, đào tạo về dạy học đổi mới còn hạn chế do giáo viên ít có cơ hội dự các giờ dạy học sáng tạo giúp học sinh phát triển sự sáng tạo; việc kiểm tra đánh giá, khuyến khích các hoạt động dạy học sáng tạo của hiệu trưởng các trường THCS chưa đồng bộ và chưa thường xuyên.

Thực trạng quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo: Hầu hết các biện pháp quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo đều được đa số CBGV đánh giá rất quan trọng, tuy nhiên mức độ thực hiện các biện pháp chỉ được đánh giá mức trung bình. Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp, khoa học và cụ thể hơn nữa trong môi trường học tập sáng tạo để giúp các trường đạt mục tiêu cuối cùng là tạo môi trường học tập cởi mở, thân thiện, dễ tiếp xúc, dễ gần, thuận tiện cho việc hợp tác, có các mối quan hệ mang tính tích cực, hỗ trợ lẫn nhau trong dạy và học và có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng. Môi trường học tập đó cần có sự quan tâm thoả đáng về cả vật chất lẫn tinh thần để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường dạy học sáng tạo bao gồm yếu tố thuộc về hiệu trưởng, yếu tố thuộc về giáo viên và yếu tố thuộc môi trường.

Các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo. Ảnh hưởng nhiều nhất là các yếu tố thuộc về hiệu trưởng, tiếp theo là các yếu tố thuộc về môi trường xếp vị trí thứ 2, cuối cùng là các yếu tố thuộc về giáo viên.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện naynhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường THCS huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)