Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 118 - 124)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết các biện pháp quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của hiệu trưởng THCS huyện Bố Trạch

TT Biện pháp quản lý

Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết ̅ Thứ bậc

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của sáng tạo và việc xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS

114 94,2 7 5,8 0 0 356 2,92 4

2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường sáng tạo cho giáo viên và HS

119 98,3 2 1,7 0 0 361 2,98 1 X

TT Biện pháp quản lý

Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết ̅ Thứ bậc

SL % SL % SL %

3 Chỉ đạo xây dựng góc sáng tạo

(sáng tạo nghệ thuật và kĩ thuật) 112 92,6 9 7,4 0 0 354 2,93 3 4

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo

110 90,9 11 9,1 0 0 352 2,9 5

5

Tăng cường CSVC và các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS

118 97,5 3 2,5 0 0 360 2,97 2

6

Phát triển môi trường sư phạm và có các chính sách khuyến khích sự sáng tạo

109 90,1 10 8,3 2 1,6 349 2,88 6

Trung bình chung 93,9 5,8 0,3 2,93

Qua khảo sát cho thấy tính cần thiết các biện pháp quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của hiệu trưởng THCS huyện Bố Trạch được cán bộ và giáo viên đánh giá mức độ rất cần thiết =2,93 ( Min = 1, Max = 3). Trong đó mức độ rất cần thiết của các biện pháp chiếm 93,3%, tính cần thiết chiếm 5,8%, không cần thiết chiếm 0,3%.

Tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá khác nhau và có sự không đồng đều. Biện pháp “ Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường sáng tạo cho giáo viên và HS” được đánh giá rất cần thiết chiềm tỷ lệ cao nhất 98,3% với

=2,98. Biện pháp “Phát triển môi trường sư phạm và có các chính sách khuyến khích sự sáng tạo” được đánh giá rất cần thiết chiếm tỷ lệ 90,1% với =2,88, tuy nhiên có 1,6 % ý kiến giáo viên đánh giá biện pháp này là không cần thiết.

X

X

X

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi các biện pháp quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của hiệu trưởng trường THCS huyện Bố Trạch

TT Biện pháp quản lý

Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết ̅ Thứ bậc

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của sáng tạo và việc xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS

115 95 6 5 0 0 357 2,95 2

2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực sáng

tạo cho giáo viên và HS 98 81 21 17,4 2 1,6 338 2,79 5 3 Chỉ đạo xây dựng góc sáng tạo

(sáng tạo nghệ thuật và kĩ thuật) 102 84,3 16 13,2 3 2,5 341 2,81 4 4

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo

105 86,8 16 13,2 0 0 347 2,86 3

5

Tăng cường CSVC và các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS

117 96,7 4 3,3 0 0 359 2,96 1

6

Phát triển môi trường sư phạm và có các chính sách khuyến khích sự sáng tạo

88 72,7 23 19 10 8,3 320 2,64 6

Trung bình chung 86,1 11,8 2,1 2,83

Qua khảo sát cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của hiệu trưởng THCS huyện Bố Trạch được CB và giáo viên đánh giá mức độ rất khả thi =2,83 ( Min = 1, Max = 3). Trong đó mức độ rất khả thi của các biện pháp chiếm 86,1%, mức độ khả thi chiếm 11,8%, không khả thi chiếm 2,1%.

Tính khả thi của các biện pháp được đánh giá khác nhau và có sự không đồng đều. Biện pháp “Tăng cường CSVC và các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS” được đánh giá rất khả thi chiếm

X

tỷ lệ cao nhất 96,7% ý kiến giáo viên với =2,96. Hầu hết 6 biện pháp đều được đánh giá rất khả thi và khả thi. Tuy nhiên vẫncó một số ý kiến của giáo viên đánh giá biện pháp không khả thi như biện pháp “Phát triển môi trường sư phạm và có các chính sách khuyến khích sự sáng tạo” được đánh giá mức độ rất khả thi chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các biện pháp với72,7% ý kiến, =2,64, trong có 1,6 % ý kiến giáo viên đánh giá biện pháp này là không khả thi.

Tóm lại, mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS có sự đánh giá khác nhau, không đồng đều. Có biện pháp được đánh giá cần thiết, khả thi cao, có biện pháp ở mức độ thấp hơn, thậm chí không cần thiết và không khả thi.

Có thể biểu diễn tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo đề xuất bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi về các biệnpháp quản lý xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của hiệu trưởng THCS huyện Bố

Trạch, tỉnh Quảng Bình X

X

2.92

2.98

2.93

2.9

2.97

2.88 2.95

2.79 2.81

2.86

2.96

2.64

2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

Tính cần thiết Tính khả thi

Kết quả việc khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của hiệu trưởng các trường THCS huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho thấy: đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường đã đánh giá cả 6 biện pháp quản lý đều rất cần thiết và có tính khả thi cao.

Biện pháp 1: số phiếu tán thành tính rất cần thiết 94,2% và tính rất khả thi là 95%.

Biện pháp 2: số phiếu tán thành tính rất cần thiết 98,3% và tính rất khả thi là 81%.

Biện pháp 3: số phiếu tán thành tính rất cần thiết92,6% và tính rất khả thi là 84,3%.

Biện pháp 4: số phiếu tán thành tính rất cần thiết97,5% và tính rất khả thi là 96,7%.

Biện pháp 5: số phiếu tán thành tính rất cần thiết90,9% và tính rất khả thi là 86,8%.

Biện pháp 6: số phiếu tán thành tính rất cần thiết90,1% và tính rất khả thi là 72,7%.

Tất cả 6 biện pháp trên đều rất cần thiết và rất khả thi nhưng ở mức độ số phiếu khẳng định khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế vận dụng đòi hỏi người cán bộ QLGD phải vận dụng linh hoạt từng biện pháp, phải tinh thông về lý luận đồng thời phải rất am hiểu thực tiễn của trường mình đang quản lý để vận dụng, phân tích được khó khăn, thuận lợi cũng như cơ hội và thách thức của nhà trường để xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, khoa học, có như vậy thì việc triển khai mới đạt kết quả.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, dựa trên thực trạng của GD, thực trạng của dạy và học, nhất là thực trạng về môi trường dạy học sáng tạo của các trường THCS huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho các trường THCS huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của sáng tạo và việc xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho giáo viên.

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng góc sáng tạo (nghệ thuật và kỹ thuật).

Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo

Biện pháp 5: Tăng cường CSVC và các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS

Biện pháp 6: Phát triển môi trường sư phạm và có chính sách khuyến khích sự sáng tạo.

Kết quả khảo nghiệm đánh giá các biện pháp đều có mức độ cần thiết và khả thi cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)