Yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 45 - 48)

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường trung học cơ sở

1.4.2. Yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh

- Nhận thức của giáo viên và học sinh về môi trường dạy học sáng tạo:

Trước hết mọi GV và HS trong nhà trường cần nhận thức rõ vai trò vị trí của môi trường dạy học sáng tạo trong quá trình dạy và học. Từ đó, họ sẽ chuẩn bị để có một tâm thế sẵn sàng tiếp nhận, đóng góp, xây dựng, giữ gìn và phát triển môi trường ấy. Trong quá trình dạy và học, họ phấn khởi, nhiệt tình, say sưa và tiếp tục có những sáng tạo mới, những cống hiến mới để tạo nên những thành công mới.

- Ý thức trách nhiệm, năng lực của giáo viên và học sinh:

Có được nhận thức về về môi trường dạy học sáng tạo thôi chưa đủ, giáo viên và học sinh cần có ý thức và năng lực đáp ứng được quá trình dạy học trong môi trường dạy học sáng tạo thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chịu khó học hỏi, tiếp thu cái mới, cái khó mới có đủ kiến thức, kỹ năng sử dụng, ứng dụng vào việc dạy học.

Tri thức của giáo viên là những đặc điểm quan trọng trong công tác GD. Là giáo viên, đã đứng lớp thì đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học hiệu quả, lòng nhiệt tình, yêu nghề và tâm huyết với nghề.

Bên cạch đó GV phải phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn HS trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, ý thức tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học. Muốn vậy GV phải tự học, tự nâng cao năng lực chuyên môn để có kiến thức đa dạng, uyên thâm, có kiến thức sư phạm về các đề tài giảng dạy đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị, rõ ràng, áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc dạy học.

Để nâng cao ý thức, năng lực của HS trong hoạt động xây dựng môi trường dạy học thì CB GV cần phải làm gương cho HS đồng thời tạo niềm say mê, hứng thú đối với môn học thông qua những bài giảng có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tăng sự tò mò, tự tìm hiểu, năng lực tư duy và sự sáng tạo của HS. Tạo nên lớp học sôi nổi, tương tác giữa thầy và trò, là môi trường thuận lợi để khuyến khích các em độc lập, tư duy sáng tạo hơn, có ý thức hơn trong việc xây dựng bài học.

Để đổi mới môi trường dạy học sáng tạo có hiệu quả, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Với nhận thức đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của CBGV, thể hiện qua các tiết học, bài học sôi nổi, tạo dựng môi trường tương tác giữa thầy và trò thì việc thực hiện hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo sẽ tiến hành có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THCS và thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dân tộc, có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật tốt, chủ động sáng tạo....

GV hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. GV bằng trí tuệ và sự từng trải của mình dẫn dắt HS tự học tức là tạo ra môi trường dạy học sáng tạo. Việc dạy cách học, học cách học hoặc hướng vào người học để phát huy tính chủ động của người học, khai thác và tận dụng nội lực của HS để họ sẽ tự học suốt đời.

Đổi mới môi trường dạy học sáng tạo phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh. Vì vậy GV cần phải chủ động và có sáng kiến.

* Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng

* Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi

* Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ

* Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học

* Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật.

* Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp.

* Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động.

Biết mềm hóa tư duy và tùy cơ ứng biến.

* Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều.

- Đời sống vật chất của giáo viên

Việc quan tâm đến đời sống vật chất của GV cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo. Tổ chức công đoàn của nhà trường quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ chính sách về phụ cấp, khen thưởng.... để cán bộ giáo viên phấn khởi thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo. Bên cạnh đó Công đoàn luôn lắng nghe và giải quyết các nguyện vọng của cán bộ giáo viên một cách hợp tình hợp lý. Việc thực hiện đầy đủ chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi nhà trường. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, chính là tạo động lực cho họ hăng hái, phấn khởi thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Sự đồng thuận của giáo viên

Hoạt động giảng dạy của GV trong nhà trường là hoạt động trọng tâm. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo, GV không đơn thuần tổ chức điều khiển, hướng dẫn HS rèn luyện các kĩ năng, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, có khả năng tự học và nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức mà còn có cần có sự đồng thuận giữa các GV với nhau. Chính yếu tố đồng thuận và thống nhất giữa cán bộ với giáo viên và giữa các giáo viên với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, đoàn kết ý chí cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó để việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường dạy học sáng tạo đạt hiệu quả cao, trong quá trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn GV cần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn của cá nhân và của nhóm chuyên môn. Phát huy tinh thần tổ chuyên môn là “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để GV trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng

bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp.

Sự đồng thuận của GV góp phần xây dựng văn hóa nhà trường đồng thời sự phối hợp ăn ý hài hòa giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên cũng chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công trong hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)