Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường dạy học sáng tạo
3.2.2.1. Mục đích biện pháp
- Phát huy và nâng cao lực sáng tạo của giáo viên trong dạy học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và tạo điều kiện để học sinh thành đạt trong học tập và cuộc sống.
Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực, kiến thức, kĩ năng, PPDH cho giáo viên thì việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho giáo viên và học sinh cũng hết sức quan trọng. Năng lực sáng tạo của giáo viên và học sinh được nâng cao tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, nâng cao hiệu quả
chất lượng giảng dạy. học sinh phải có hiểu biết về sáng tạo, vai trò của sáng tạo trong cuộc sống và có ý thức tự giác học hỏi, tìm hiểu, phát triển năng lực sáng tạo của bản thân.
- Bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường dạy học sáng tạo cho giáo viên sẽ tạo điều kiện để giáo viên cùng học sinh sáng tạo ra sản phẩm mới như đồ dùng học tập phục vụ việc dạy học.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Bồi dưỡng các kiến thức, kĩ năng về sáng tạo, các phương pháp sáng tạo, sử dụng các phương pháp sáng tạo để phát triển hình thành ý tưởng mới, tạo ra sản phẩm mới.
Việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh không thể tiến hành một cách riêng rẽ, độc lập mà phải tiến hành song song đồng thời với việc bồi dưỡng các năng lực, phẩm chất khác như tính tự giác, tích cực, độc lập trong học tập, khả năng chú ý, động cơ, ý chí, nghị lực trong học tập v.v... Tóm lại là phải tiến hành song song đồng thời với việc giáo dục nhân cách học sinh trong quá trình giáo dục và dạy học.
3.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
Để thực hiện những mục tiêu trên, hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động sau:
- Tăng cường bồi dưỡng công nghệ mới cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật kiến thức thường xuyên để cải tiến nội dung, chương trình đào tạo.
- Cần đưa yêu cầu năng lực sáng tạo vào tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giáo viên.
- Có chính sách khuyến khích, động viên về vật chất, tinh thần để giáo viên phát huy năng lực sáng tạo.
- Trang bị đủ, nâng cấp trang thiết bị CNTT đáp ứng nhu cầu dạy học.
- Khuyến khích giáo viên phát triển môi trường dạy học sáng tạo dưới mọi hình thức nhằm không ngừng bồi dưỡng năng lực sáng tạo ở mỗi giáo viên.
- Đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn bằng cách thảo luận chủ đề về việc xây dựng môi trường sáng tạo của đội ngũ giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá, xây dựng một số tiết học sáng tạo có hiệu quả để cả tổ cùng học tập… Từ đó giúp giáo viên có những suy nghĩ, định hướng đúng đắn trong việc phát huy tính sáng tạo trong dạy học.
- Mời các chuyên gia giỏi, có năng lực để chia sẻ các chuyên đề, hướng dẫn giáo viên sử dụng phương pháp dạy học sáng tạo để bồi dưỡng nâng cao năng lực sáng tạo cho tập thể giáo viên.
- Thường xuyên cập nhật các bài viết mới về sáng tạo trên trang website www. Iferd.edu.vn. Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian, kinh phí cho giáo viên dự học các lớp bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho cán bộ quản lý và giáo viên.
- Thường xuyên tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực quản lý, năng lực sáng tạo, kĩ năng sáng tạo trong quản lý nhà trường. Cần chú ý bồi dưỡng những kĩ năng dạy học phát triển sự sáng tạo như:
+ Kĩ năng dạy học phân hóa, cá biệt hóa
+ Kĩ năng sử dụng các phương pháp, công cụ sáng tạo: đặt câu hỏi sáng tạo, dạy học giải quyết vấn đề sáng tạo, dạy học bằng dự án, dạy học dựa trên thực tiễn (đưa các sự kiện tình huống thật vào bài học hoặc dạy học ngoài lớp học), áp dụng kiến thức vào hoàn cảnh mới, thiết lập các mối quan hệ giữa các sự kiện hay các sự vật, khám phá và kiến tạo kiến thức, tư duy đa chiều, sơ đồ não, kích não, quan sát phát hiện, đóng vai, diễn kịch, sử dụng nghệ thuật tạo hình, thảo luận, thử nghiệm, tham quan thực tế…
+ Kĩ năng đánh giá học sinh sáng tạo: biết sử dụng các phương pháp đánh giá để đánh giá tư duy sáng tạo của học sinh, đánh giá tính mới, tính độc đáo của các ý tưởng hay sản phẩm mà học sinh tạo ra.
- Giáo viên sử dụng các PPDH sáng tạo trong quá trình thực hiện chương trình học như sau:
+ Trong lĩnh vực nghệ thuật (Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, múa, kịch…):
giáo viên dạy học sinh viết, đọc sáng tạo, sáng tạo các điệu nhảy mới, động tác múa hay lời thoại mới trong vở kịch, vẽ theo tưởng tượng, theo những chủ đề hay thể loại mới…
+ Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán, Vật lí, Hóa, Sinh..): giáo viên dạy học sinh giải bài toán bằng nhiều cách, tìm lời giải tối ưu, tìm hiểu và thử nghiệm quá trình và cách thức tạo các vật chất mới hay sản phẩm mới, tìm hiểu các phát minh mới trong lĩnh vực sinh học, hóa học, vật lí…
+ Trong lĩnh vực công nghệ: sử dụng công nghệ để sáng tạo. Các sáng tạo, phát minh trong lĩnh vực công nghệ hiện nay hết sức đa dạng và đang rất thịnh hành. giáo viên và nhà trường tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu các phát minh công nghệ, sử dụng CNTT vào các sáng tạo nghệ thuật hay các thí nghiệm vật lí, hóa học, vào việc tái tạo các sự kiện lịch sử hay chính trị...…
+ Trong lĩnh vực các môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân): giáo viên giúp học sinh tìm hiểu lịch sử của các phát minh, sáng chế, cung cấp các kiến thức lịch sử, địa lí, kinh tế và chính trị làm nền tảng cho các hoạt động sáng tạo và sáng nghiệp, kết hợp giảng dạy lịch sử với việc giảng dạy các tác phẩm văn học và với việc biểu diễn các vở kịch…
Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho giáo viên và học sinh phải tiến hành song song với việc đưa các yếu tố sáng tạo vào chương trình GD. Để giáo viên có thể sử dụng được các PPDH sáng tạo và học sinh học tập sáng tạo, cần xây dựng môi trường dạy học sáng tạo để giáo viên và học sinh thể hiện sự sáng tạo của mình.
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua: việc học tập trên lớp, các giờ dạy phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, qua góc sáng tạo, qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các cuộc thi sáng tạo….
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh phải nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cần thiết của hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo.
- Hiệu trưởng là người đi đầu trongviệc tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiêp vụ - Có sự đầu tư về CSVC và TBDH
- Hiệu trưởng tổ chức thường xuyên các chuyên đề về phát triển năng lực tư duy sáng tạo, phát động các phong trào thi đua hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường học tập sáng tạo cho học sinh.
- Tập thể có ý thức, có tính tự giác.
- Có nguồn tư liệu,tài liệu liên quan đến hoạt động dạy học sáng tạo.
- Có nguồn kinh phí và thời gian thực hiện