Quản lý hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 31 - 34)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.5. Quản lý hoạt động học tập

Học tập là hoạt động cơ bản của con người nhằm hướng vào việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Bản chất của quá trình học tập là quá trình nhận thức độc đáo của người học [28, tr. 61].

Để bàn về sự học, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Học” là con đường chủ đạo để hình thành và phát triển đạo đức nhân cách. Người khẳng định: “Học để làm việc; làm người; làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân;

Tổ quốc và nhân loại, muốn đạt được mục đích thì phải: Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” [28, tr. 158].

Tác giả Phan Trọng Ngọ: “Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó. Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích định trước, được tiến hành bởi một hoạt động đặc thù - hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu học của cá nhân”. [24]

HĐHT của sinh viên là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm chiếm lĩnh văn hóa nhân loại, chuyển thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của bản thân để chuẩn bị các điều kiện trở thành các chuyên gia - những người chủ tương lai của đất nước, đáp ứng được các yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

HĐHT bao giờ cũng nhằm thỏa mãn một nhu cầu học nhất định, được kích thích bởi động cơ học và thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt - hoạt động học với nội dung phương pháp, phương tiện học tập.

Và “Tự học” là bộ phận quan trọng nhất trong HĐHT của sinh viên, đó chính là sự tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập, sinh viên phải giải quyết các nhiệm vụ học tập do cán bộ giảng dạy và do chính người học đề ra. Tự học là

“tự động học tập”, thể hiện tính tự lực, tự giác, tích cực cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức, r n luyện kỹ năng. Vì vậy, tự học mang đậm sắc thái cá nhân, biểu hiện ở tự xác định mục tiêu chiếm lĩnh tri thức, r n luyện kỹ năng, hoàn thành các nhiệm

vụ tự học cụ thể đặt ra trong từng giờ học, buổi học; tự xác định nội dung, nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp tự học, sử dụng phương tiện tự học hợp lý, phù hợp với bản thân; tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh việc học của bản thân.

Trong hoạt động học tập, sinh viên không thể chỉ có năng lực nhận thức thông thường mà cần phải tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Dưới vai trò chủ đạo của giảng viên, sinh viên không nắm máy móc những chân lý có s n mà họ có khả năng tiếp nhận những chân lý đó với óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, đào sâu, mở rộng ...

1.2.5.2. Quản lý hoạt động học tập

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý hoạt động học tập là quản lý việc học sinh, sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập, bằng hệ thống những biện pháp sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp các em học tập, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất.

[42, tr.206]

Mục đích của việc quản lý hoạt động học tập theo tín chỉ ở bậc đại học là làm cho sinh viên đạt được kết quả mong muốn. Trước hết, chủ thể quản lý phải theo dõi để nắm bắt được những biểu hiện trong nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học tập, về thái độ, động cơ, ý thức học tập… để có biện pháp thúc đẩy, khuyến khích sinh viên phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và rèn luyện ngày càng cao.

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là một trong những nội dung hoạt động chủ yếu của quản lý nhà trường. Thực chất quản lý học tập của sinh viên là hệ thống những tác động của nhà trường đến quá trình học tập của sinh viên, bao hàm quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập của sinh viên.

QL HĐHT của sinh viên là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý (cán bộ quản lý, giảng viên mà đứng đầu là Hiệu trưởng) lên đối tượng quản lý (người học) bằng các hoạt động cụ thể như: Thay đổi nhận thức về việc học, dạy cách học, xây dựng tập thể lớp học, tổ chức và QL hoạt động học, tạo điều kiện cho việc học, phối hợp QL hoạt động học… nhằm đào tạo sinh viên thành những con

người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp;

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể khẳng định rằng, mọi hoạt động trong trường đại học, cao đẳng đều hướng đến mục đích là tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi nhất giúp cho SV học tập đạt kết quả tốt nhất.

HĐHT của SV vừa là lĩnh hội những tri thức, khái niệm mới, vừa tìm tòi, phát hiện những cái mới khách quan. Khi tiến hành HĐHT ở đại học, cao đẳng, SV không thể chỉ nhận thức thông thường mà phải tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng, tư duy độc lập, sáng tạo ở mức độ cao để chuẩn bị cho một ngành nghề chuyên môn nhất định. Vì vậy, HĐHT của SV còn gọi là HĐHT nghề nghiệp.

Do đó, công tác QL HĐHT phải làm thay đổi nhận thức của SV về việc học ngay từ đầu khóa học, tăng cường các hoạt động giáo dục mục đích, động cơ học tập cho SV, giúp SV nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc học. Nhà trường phải tổ chức, QL hoạt động học của SV theo lối khoa học và linh hoạt nhất, phối hợp với các tổ chức, gia đình SV, giúp cho SV từng bước lĩnh hội tri thức, kỹ năng vững chắc về nghề nghiệp để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Trong đó, Hiệu trưởng là người chỉ đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của trường, đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục - đào tạo có chất lượng và có hiệu quả.

HĐHT của SV là hoạt động mang tính tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.

Thực tế đã chứng minh những SV có kết quả học tập tốt, có kiến thức chuyên môn vững vàng thường là những SV rất chủ động, tích cực, tự giác trong HĐHT của mình. Họ tích cực sử dụng thời gian rảnh rỗi để tìm tòi, nghiên cứu, đào sâu kiến thức chuyên môn, học thêm những tri thức cần thiết cho tương lai hoặc tham gia vào các hoạt động rèn luyện nhân cách của bản thân. Còn những SV có kết quả học tập thấp thường bị động, thiếu tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập, họ

thường sử dụng thời gian rảnh rỗi để vui chơi, tụ tập bạn bè, tham gia vào các hoạt động không bổ ích.

Từ đó, công tác QL HĐHT của SV cần phải tập trung trang bị cho SV động cơ học tập đúng đắn, cung cấp cho SV những kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân, quan trọng nhất là phải tìm được phương pháp học cho phù hợp với bản thân từng SV chứ không phải nhồi nhét kiến thức. Phương pháp là những nguyên tắc, cách thức để nắm bắt một vấn đề nào đó, hoàn thành một công việc nào đó, trong một thời gian xác định, một không gian cụ thể với những giải pháp có tính kinh tế. SV nào có được phương pháp học tập tốt sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)