Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
2.1. Khái quát chung về Học viện Quản lý Giáo dục
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trong sự phát triển của Giáo dục nói chung và của mỗi nhà trường nói riêng thì đội ngũ cán bộ quản lý đóng một vai trò quyết định. Nhận thức được điều này, từ 6/1964, Bộ Giáo dục đã thành lập tại các tỉnh, thành phố hệ thống các trường bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Từ dấu mốc đó cho đến khi trở thành Học viện Quản lý Giáo dục như ngày nay là cả một chặng đường dài không ngừng phát triển qua những lần thay đổi:
Năm 1966, để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD phòng giáo dục huyện, trường phổ thông trung học và tổ chức một số lớp bồi dưỡng cho các CBQL của ngành về một số vấn đề cấp bách trong quản lý giáo dục, trường "Lý luận nghiệp vụ giáo dục" trực thuộc Bộ Giáo dục được thành lập.
Đến năm 1976, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập trường "Cán bộ quản lý giáo dục" trên cơ sở trường lý luận nghiệp vụ của Bộ Giáo dục theo quyết định số 190/TTg ngày 1/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sát nhập 3 đơn vị: "Trường Cán bộ quản lý giáo dục","Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề", "Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục"
thành "Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo"
Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 501/ QĐ-TTg, thành lập Học viện Quản lý Giáo dục. Trong suốt 40 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện luôn giữ vững vai trò tiên phong đi đầu trong sự nghiệp đào tạo ra những cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Học viện luôn không ngừng hoàn thiện về cả cơ cấu tổ chức và chất lượng dạy học, phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp
giáo dục của đất nước. Hiện nay, các hoạt động chuyên môn của Học viện đang được phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu; công tác nghiên cứu khoa học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn cả về mặt lý luận lẫn trong thực tiễn vận dụng vào việc đổi mới cơ chế giáo dục; các hoạt động liên kết với nước ngoài đang ngày càng được mở rộng, nhiều hội thảo quốc tế về vấn đề quản lý giáo dục đã được Học viện tổ chức và đạt được những thành công to lớn.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy mô và lĩnh vực đào tạo Về chức năng
Đào tạo đại học và sau đại học; bồi dưỡng theo ngạch và các chức danh công chức, viên chức Ngành giáo dục; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học quản lý giáo dục.
Về nhiệm vụ
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hóa dân tộc;
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện và trong những người học;
- Quản lý và xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ, viên chức của Học viện đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới;
- Tuyển sinh và quản lý người học;
- Phối hợp với gia đình, cơ quan, đơn vị quản lý người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
- Tổ chức cho cán bộ, viên chức của Học viện và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội;
- Quản lý, sử dụng đất đai, công sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và theo Điều lệ trường Đại học.
Về cơ cấu tổ chức
Đến tháng 9 năm 2016, Học viện có 4 khoa, 12 phòng ban, 1 viện, 1 tạp chí và 3 trung tâm, cụ thể là:
Bảng 2.1. Thống kê số lượng nhân sự, chức năng nhiệm, vụ của cơ cấu tổ chức Học viện Quản lý Giáo dục
STT Tên đơn vị
Số lượng nhân sự / Quy mô
Chức năng, nhiệm vụ
1 Khoa Cơ bản 26 CB, GV
GD Khối kiến thức giáo dục đại cương:
Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Lý luận chính trị, Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 Khoa Quản lý 30 CB, GV Đào tạo ngành: Quản lý giáo dục, Kinh
tế học giáo dục
3 Khoa Giáo dục 18 CB, GV Đào tạo ngành: Tâm lý học, Giáo dục học
4 Khoa CNTT 23 CB, GV Đào tạo ngành: Công nghệ thông tin 5 Văn phòng Học viện 13 CB, VC
Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của Học viện; Tổng hợp;
Văn thư - Lưu trữ; An ninh bảo vệ.
6 Phòng Tổ chức cán bộ 5 CB, VC Thực hiện công tác tổ chức cán bộ 7 Phòng Kế hoạch - Tài
chính 7 CB, VC Thực hiện công tác tài chính, kế toán 8 Phòng Đào tạo 7 CB, VC Thực hiện công tác đào tạo đại học 9 Phòng Sau đại học 6 CB, VC Thực hiện công tác đào tạo sau đại học 10 Phòng Quản lý khoa học 3 CB, VC Thực hiện công tác khoa học và công
nghệ; Tổ chức viết, xuất bản giáo trình 11 Phòng Hợp tác quốc tế và
phát triển các dự án 6 CB, VC
Thực hiện công tác hợp tác quốc tế và đầu mối triển khai các dự án trong hợp tác giáo dục và đào tạo
STT Tên đơn vị
Số lượng nhân sự / Quy mô
Chức năng, nhiệm vụ
12 Phòng Đảm bảo chất
lượng giáo dục 6 CB, VC Thực hiện công tác khảo thí và đánh giá
13 Phòng Thanh tra và Pháp
chế 4 CB, VC
Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ Học viện; Thực hiện công tác pháp chế.
14 Phòng Công tác học sinh,
sinh viên 6 CB, VC
Thực hiện công tác chính trị học sinh, sinh viên; chế độ, chính sách cho sinh viên; quản lý hồ sơ sinh viên.
15 Phòng Quản trị, thiết bị 9 CB, VC
Thực hiện công tác quản trị, thiết bị trường học, ký túc xá sinh viên, Học viện
16 Ban Xây dựng cơ bản và
CSVC 7 CB, VC
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa các công trình xây dựng, mua sắm đầu tư các trang thiết bị, tài sản.
17 Viện Nghiên cứu Khoa
học Quản lý giáo dục 11 CB, VC
Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục, kinh tế giáo dục, đánh giá đo lường trong giáo dục; tổ chức seminar khoa học; hợp tác với các cơ sở giáo dục trong ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ.
18 Tạp chí Quản lý giáo dục 4 CB, VC Tổ chức xuất bản, phát hành Tạp chí QLGD
19
Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý
8 CB, VC Tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Giáo dục
20 Trung tâm Công nghệ
thông tin 4 CB, VC Quản trị hệ thống cơ sở công nghệ thông tin và website của Học viện.
21 Trung tâm Thông tin -
Thư viện 6 CB, VC Thực hiện công tác thư viện, đăng tải thông tin tài liệu chuyên môn.
( ọc viện Quản lý Giáo dục – 40 năm xây dựng và phát triển)
Cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc của Học viện đáp ứng được mô hình của cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
2.1.3. Vài nét về công tác đào tạo sinh viên của Học viện Quản lý Giáo dục
- Công tác tuyển sinh Đại học, sau đại học được thực hiện theo đúng lịch trình, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tuyển sinh đại học trung bình hàng năm đạt 750 - 800 sinh viên. Tuyển sinh sau đại học hàng năm trung bình đạt từ 150 - 200 học viên cao học; hiện nay đang đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành QLGD, quy mô hàng năm khoảng 20 nghiên cứu sinh.
- Thực hiện hoàn thành đề án xin phép mở thêm 02 ngành đào tạo đại học mới (năm 2014) là Kinh tế giáo dục và Giáo dục học, trong đó mã ngành Kinh tế giáo dục là một mã ngành mới trong hệ đào tạo đại học hiện nay, để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phát triển chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế trong giáo dục. Đã được Bộ cho phép mở 02 mã ngành đào tạo thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng và Công nghệ thông tin.
- Thực hiện công tác chuyển đổi hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ đối với toàn bộ 05 mã ngành đào tạo đại học từ Khóa 8 năm 2014.
- Chỉ đạo triển khai tốt các hoạt động đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo.
Trong các kỳ thi hết học phần, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh Học viện đều thành lập các Ban chỉ đạo thi, Ban thanh tra kỳ thi và tổ chức quán triệt các cán bộ coi thi thực hiện đúng quy chế đảm bảo không có gian lận trong thi cử, khi có trường hợp vi phạm đã kiên quyết xử lý, dứt điểm đảm bảo công bằng trong học tập của người học.
- Tiếp tục rà soát đánh giá toàn diện và tổ chức biên soạn, biên dịch, mua sắm đảm bảo đủ về giáo trình cho tất cả các môn học thuộc các chuyên ngành đào tạo của Học viện. Học viện đã in 15 giáo trình phục vụ đào tạo trình độ đại học lưu hành nội bộ tại Học viện Quản lý Giáo dục đã nghiệm thu, trong đó 04 giáo trình được xuất bản.
Các đơn vị chức năng và đội ngũ cán bộ giảng dạy các khoa đã có nhiều cố gắng. Đặc biệt đội ngũ giảng viên đã tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Hàng năm các khoa đều tổ chức cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại địa phương để cập nhật thông tin từ thực tiễn về giáo dục và QLGD góp phần phục vụ cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu khoa học cũng như đổi mới mô hình quản lý, sinh hoạt chuyên môn của Khoa.
- Kết quả đào tạo:
Bảng 2.2. Kết quả đào tạo 2012 - 2015
2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Số lượng sinh viên tuyển sinh nhập
học 607 787 803
Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi 302/593 50.9%
263/574 45.8%
190/354 (Đợt 1) 53.67%
Tỉ lệ sinh viên được đánh giá xếp loại điểm rèn luyện loại Tốt, Xuất sắc
93.43% 93.50% 96.5%