Biện pháp 6. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Khoa và các Phòng ban

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 113 - 117)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Khoa và các Phòng ban

3.2.6.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Sự phối hợp hoạt động giữa khoa và các phòng chức năng là việc làm vô cùng cần thiết để công tác quản lý học tập thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Để thực hiện tốt tất cả các khâu trong quá trình QL đều cần có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ của các đơn vị tham gia QL nhằm tạo nên sự xuyên suốt trong quá trình QL.

Mục đích của biện pháp này là xác lập các điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các Phòng ban, Khoa đối với công tác QL HĐHT của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của Học viện.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng một tập thể đoàn kết, thống nhất, dưới sự chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện, có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, phân công trách nhiệm rõ ràng, cùng nhau phối hợp hoạt động để hoàn thành tốt công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Quản lý Giáo dục.

Tổ chức các buổi giao ban giữa các khoa và các phòng ban để cùng phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng.

Với khoa việc đầu tiên phải xây dựng chương trình hợp lý và thực hiện chương trình đó thông qua việc vận hành đào tạo trên cơ sở bố trí đội ngũ giảng viên. Công tác quản lý sinh viên thực hiện đào tạo hệ thống tín chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của khoa.

Phòng Công tác HSSV là phòng gần sinh viên nhất, có thể nắm được tâm tư nguyện vọng của SV trong quá trình đào tạo, mặt khác phòng này giúp khoa nắm rõ tư tưởng của SV, quản lý chế độ chính sách cũng như xét chế độ học bổng, chỉ đạo ban cán sự lớp, Chi đoàn hỗ trợ SV các trong công việc tự học của mình.

Đoàn - Hội là lực lượng quan trọng trong việc chỉ đạo các liên chi đoàn động viên khích lệ tinh thần tự giác, chủ động đối với hoạt động học tập.

Từ trước đến nay, sinh viên thụ động trong phương pháp học tập, và tự học.

SV thường ỷ lại giảng viên và phương pháp giảng dạy cũ, vì vậy cách học mới cũng cần phải áp dụng để phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ.

Nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị với nhau thì tất cả các khâu trong quá trình quản lý của Học viện sẽ hoạt động nhịp nhàng, không bị vướng mắc hoặc chồng chéo.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành biện pháp

- Phòng Đào tạo cần thực hiện tốt các công việc sau:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy hàng năm và kế hoạch đào tạo của Học viện.

+ Lập kế hoạch và tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo, giáo trình.

+ Tổ chức thực hiện và QL quá trình giảng dạy của GV và học tập của SV.

+ Kết hợp với phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng quản lý việc kiểm tra, thi theo đúng quy định

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về QL HĐHT của SV cho GV.

+ Lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập; theo dõi, tổng hợp đánh giá chất lượng các HĐHT.

+ Ngoài ra, Phòng Đào tạo cần thường xuyên kết hợp với các Khoa xây dựng thời khóa biểu lên lớp khoa học và hợp lý. Vì thời khóa biểu thực chất là bản kế hoạch đặc biệt; việc xây dựng được một thời khóa biểu hợp lý vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn sẽ được mọi GV chấp nhận và thực hiện một cách tự giác, thoải mái, đồng thời thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa việc theo dõi sự thực hiện các tiết học, buổi học đối với từng GV; có biện pháp giám sát trật tự thời gian ra vào lớp của GV và SV; có biện pháp dự phòng giải quyết các giờ trống trên lớp và các tình

huống cá biệt. Điều chỉnh thời khóa biểu trong những điều kiện cần thiết trên cơ sở đảm bảo tính pháp lý và tính thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

- Đối với Phòng công tác HSSV

+ Duy trì công tác kiểm tra đột xuất các lớp học về tình hình thực hiện nội quy, quy chế của SV và GV; kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm và phối hợp với gia đình SV để có biện pháp GD hợp lý. Từ đó, giúp SV có thái độ học tập đúng đắn hơn, tránh vi phạm nội quy, quy chế của Học viện.

- Các phòng ban khác có nhiệm vụ tham gia và giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các mảng công việc chủ yếu như về các mặt hành chính, quản trị; tổ chức, tổng hợp; và các mảng khác liên quan đến công tác phục vụ CSVC và trang thiết bị nhằm giúp SV có đủ các phương tiện học tập và rèn luyện.

Đối với các Khoa, Bộ môn

Để thực hiện tốt các biện pháp QL, Trưởng các khoa cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc bố trí lịch giảng dạy cho GV cố định theo từng học kỳ, kế hoạch giảng dạy đột xuất khi có sự biến động về GV.

+ Chỉ đạo xây dựng chương trình chi tiết môn học, soạn giáo án, giáo trình giảng dạy cho các môn học phù hợp với tình hình thực tiễn theo từng ngành nghề, từng năm học. Bên cạnh đó, công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng từ phương pháp thầy đọc-trò ghi sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của SV, lấy SV làm trung tâm, phối hợp nhiều phương pháp và nhiều phương tiện giảng dạy;

phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học... Vì thế, Ban Giám đốc cần phải chỉ đạo Trưởng các khoa tuyên truyền cho GV hiểu về tính tất yếu phải đổi mới PPDH; tổ chức bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong đổi mới PPDH. Có chế độ khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những GV thực hiện tốt, nhằm tạo ra động lực giúp GV dạy tốt.

+ Lập kế hoạch dự giờ, thăm lớp để nắm tình hình hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV, kịp thời chỉ đạo khắc phục những tồn tại của GV và SV, nắm bắt tình hình thực tế việc giảng dạy của GV và tình hình học tập của SV. Đồng thời,

giúp cho GV có sự chuẩn bị và đầu tư thời gian cho bài giảng của mình, và giúp SV học tập nghiêm túc hơn, hiệu quả học tập cao hơn.

+ Chỉ đạo mỗi GV của Khoa phải tự xây dựng kế hoạch công tác của mình trong tháng để có thể chủ động về mặt thời gian, sử dụng hợp lý quỹ thời gian trong công tác giảng dạy. Cán bộ QL Khoa cũng có cơ sở để QL và phân công GV thực hiện các công việc khác ngoài giờ lên lớp. Kế hoạch công tác của GV phải thể hiện rõ thời lượng: thời gian lên lớp, thời gian chuẩn bị bài, chấm bài thi, dự giờ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, nghiên cứu tài liệu ...

+ Khoa cần tăng cường tổ chức các hoạt động như sinh hoạt chuyên môn để GV nêu những vướng mắc, khó khăn, bàn bạc đưa ra những sáng kiến cải tiến PPDH để nâng cao chất lượng dạy học, hoặc nắm được tình hình học tập, rèn luyện của SV nhằm thực hiện tốt các quy chế quy định của Học viện.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ và thường xuyên hoạt động soạn giáo án, tổ chức dự giờ thường xuyên và đột xuất, đánh giá công tác tự bồi dưỡng của GV, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, và các hoạt động khác ngoài giờ lên lớp của GV. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cần phải cụ thể, chính do các Khoa và GV tự đề ra sau đó tập thể mới xem xét thông qua. Đây chính là mục tiêu để Khoa và GV phấn đấu, là cơ sở để đánh giá chất lượng và thành tích.

Nhìn chung, hoạt động QL này không những giúp Ban Giám đốc đánh giá được chất lượng chuyên môn của đội ngũ GV trong các Khoa mà còn để có biện pháp, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, qua đó, giúp GV thấy được mặt mạnh, mặt yếu để phấn đấu công tác giảng dạy có chất lượng cao hơn.

3.2.6.4. Điều kiện đảm bảo cho biện pháp được thực hiện

- Sự đổi mới trong tổ chức quản lý hoạt động đào tạo và phục vụ đào tạo.

- Để công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên đạt được kết quả tốt cần được sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc, cần sự tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng chức năng của các phòng, khoa.

- Các phòng, khoa cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Sự nỗ lực của từng thành viên trong Học viện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)