Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
3.2.3. Biện pháp 3. Chỉ đạo cải tiến hình thức học tập của sinh viên kết hợp bồi dưỡng phương pháp học tập cho sinh viên
3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
- Phương pháp và kỹ năng học tập giữ vai trò quan trọng trong việc học tập của SV, ảnh hưởng đến việc thực hiện các HĐHT. Nó giúp SV hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, xử lý thông tin và lĩnh hội các tri thức khoa học của SV, quyết
định đến kết quả và chất lượng học tập của SV. Phương pháp và kỹ năng học tập vừa là điều kiện để tổ chức HĐHT, vừa là mục đích để nâng cao chất lượng học tập.
Thực tế cho thấy, SV có cùng một điều kiện hoàn cảnh như nhau, nhưng kết quả học tập lại không giống nhau. Điều này được lý giải bởi SV có phương pháp và kỹ năng học tập khác nhau. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng cho SV phương pháp và kỹ năng học tập tích cực học tập, tự nghiên cứu là việc làm cần thiết.
- HĐHT của SV trong Học viện hiện nay chủ yếu là tập trung diễn ra ở trường với những thời gian học theo kế hoạch, những hoạt động ngoại khóa, SV tập thể.
Việc SV tự học ngoài giờ lên lớp ít được quan tâm đến. Vì vậy, việc QL HĐHT ở trên lớp là yếu tố cần thiết cần phải được HT quan tâm chỉ đạo tăng cường QL chặt chẽ để thúc đẩy hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Để có năng lực tự học, người học phải có tính độc lập cao với các khả năng như học tự hướng dẫn, học tự chỉ đạo, học tự thúc đẩy... Vì vậy, hình thành năng lực tự học sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nhân cách của người học.
- Giúp sinh viên có phương pháp học tập theo yêu cầu của quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Một mặt, giúp sinh viên biết cách tiếp cận, khai thác có hiệu quả nguồn học liệu có được; mặt khác, đảm bảo cho sinh viên không đi lệch mục tiêu nhận thức.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Hoạt động học tập của sinh viên muốn đạt được kết quả tốt thì phải có được phương pháp, hình thức đúng. Để tổ chức tốt hoạt động học tập, Học viện cần phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, học tập cho SV nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo có chất lượng cao. Hệ thống các phương pháp và kỹ năng học tập cũng như hình thức học tập rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng đều đúng và phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, giảng viên cũng như CVHT cần hướng dẫn SV lựa chọn phương pháp, hình thức học tập dựa vào điều kiện thực tiễn của bản thân.
Trong quá trình đào tạo, các hoạt động phục vụ công việc dạy và học cần được tổ chức một cách khoa học. Việc cải tiến phương pháp, hình thức học tập giúp sinh
viên tiến hành các hoạt động nhận thức nhằm tiếp thu, xử lý thông tin, biến tri thức bên ngoài thành kinh nghiệm của bản thân mình. Đây là quá trình giúp sinh viên lựa chọn, thiết kế chế độ học tập hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Việc xây dựng phương pháp tự học, học tập tích cực, chủ động là yêu cầu cần thiết trong đào tạo tín chỉ, là yếu tố quyết định đối với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Tư vấn, giúp đỡ SV trong việc xây dựng phương pháp, hình thức tự học đúng đắn thông qua các buổi giới thiệu về nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo của Học viện.
Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm học tập, phương pháp học tập trong đào tạo đại học, để từ đó mỗi sinh viên có thể tự tìm ra cho mình phương pháp, hình thức tự học thích hợp và hiệu quả nhất.
Phối hợp với CVHT, ban cán sự lớp, Chi đoàn xây dựng nhóm học tập trong lớp, đôi bạn cùng tiến. Qua đó, SV có thể hỗ trợ nhau trong học tập.
Tạo cho sinh viên biết suy xét, tìm tòi, năng động, chủ động, sáng tạo, không chỉ tiếp thu những kiến thức GV truyền đạt trên lớp mà còn biết bổ sung và phát triển những kiến thức đó bằng cách tự học, tự nghiên cứu.
GV truyền thụ những kiến thức mang tính chất gợi mở, tổng quát và yêu cầu SV phải tự tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết vấn đề, buổi học sau tổ chức SV thảo luận theo nhóm và thuyết trình trước lớp.
Giới thiệu các loại sách báo, tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan đến học phần học trong chương trình.
Phương thức đánh giá kết quả học tập phải tính đến đánh giá những kiến thức được truyền đạt ở lớp và cả kiến thức SV tự học qua các tài liệu tham khảo mà GV quy định.
Tổ chức tọa đàm, thảo luận, giới thiệu đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện, khuyến khích sinh viên tham gia.
Chỉ đạo GV đứng lớp hướng dẫn phương pháp học tập cho SV gắn liền với đặc trưng của từng môn học; GV tăng cường giao các nội dung gợi mở để SV tìm tòi, khám phá kiến thức, từ đó đánh giá khả năng vận dụng phương pháp học tập của SV khi SV hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV cũng nên tạo cơ hội để những SV chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập được trình bày những khó khăn để từ đó có cách khắc phục phù hợp.
Việc đổi mới phương pháp học tập được xem là một trọng tâm tương ứng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp học tập phải chú trọng việc tự học. Mấu chốt của tự học là tư duy độc lập để sáng tạo. Tự học ban đầu là dưới sự hướng dẫn của GV. SV có thể lựa chọn cách tự học: tự học trên lớp như ghi bài giảng và phát biểu ý kiến, tự học ngoài lớp như đọc tài liệu tham khảo và làm bài tập ở nhà, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia câu lạc bộ, học nhóm,...
Ngoài những giờ học trên lớp, Học viện tổ chức các buổi giao lưu với du học sinh người nước ngoài đang học hoặc các đoàn khách nước ngoài liên quan đến ngành SV đang học. Đồng thời phối hợp với các nhà tuyển dụng tổ chức các buổi nói chuyện về những yêu cầu tiếp nhận SV sau khi tốt nghiệp. Từ đó SV có thể ý thức được việc cải tiến phương pháp, hình thức học tập của riêng mình sao cho đạt kết quả cao trong học tập và thỏa mãn nhu cầu xã hội khi ra trường.
3.2.3.4. Điều kiện đảm bảo cho biện pháp được thực hiện
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao và sự ủng hộ của Ban Giám đốc Học viện.
- Sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên trong quá trình hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học.
- Đội ngũ cố vấn học tập được hoàn thiện, tích cực, nhiệt tình trong việc hướng dẫn sinh viên.
- Sự cố gắng phấn đấu của sinh viên.
- Đa dạng về nguồn tài liệu cho sinh viên học tập, tham khảo.