Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
2.3. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
2.3.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ
Phương pháp giáo dục mới “lấy người học làm trung tâm” với mục tiêu trang bị cho người học không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả những kỹ năng, năng lực giao tiếp, khả năng phân tích, sáng tạo và có óc phê phán, suy nghĩ độc lập.
Theo quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm”, việc dạy học phải xuất phát từ người học, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Dạy học lấy SV làm trung tâm đầu tiên phải nhận thức đúng đối tượng người học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, với những ưu điểm và nhược điểm, … Có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của SV. Phải để cho SV hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không để cho SV bị động tiếp thu mà đòi hỏi SV phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động; động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để SV thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình để không ngừng cải thiện phương pháp học tập, tự giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo.
Để nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng và chất lượng GD - ĐT nói chung thì phải chú trọng nâng cao năng lực học tập cho SV. Điều 36b, Luật Giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Có được năng
lực TH mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, ở đại học, quan trọng nhất là học cách học.
Bảng 2.3. Nhận thức của SV về vai trò của HĐHT theo HTTC Quan trọng Trung bình Không quan trọng
SL % SL % SL %
270 90 30 10 0 0
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhận thức của SV về vai trò, tầm quan trọng của HĐHT
Đa số sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục có nhận thức tốt về tầm quan trọng của hoạt động học tập, 270/300 sinh viên cho rằng học tập có vai trò quan trọng và rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ của bản thân (chiếm 90%).
Đa số sinh viên đều khẳng định: Học tập có vai trò rất quan trọng giúp sinh viên củng cố, mở rộng và hiểu sâu những tri thức đã học, hình thành và phát triển kỹ năng. Việc xác định đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập sẽ giúp sinh viên xác định được động cơ, thái độ học tập, trên cơ sở đó định hướng cho sinh viên có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong quá trình học tập tại Học viện.
Bên cạnh số sinh viên có nhận thức tốt về vai trò của hoạt động học tập vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động học tập. Kết quả điều tra cho thấy 30/300 sinh viên (chiếm 10%) cho rằng: Học tập có vai trò
90%
10%
0%
Quan trọng Bình thường Không quan trọng
trung bình trong việc nâng cao trình độ nhận thức. Số sinh viên này cho rằng chỉ cần ghi chép bài đầy đủ, kết thúc môn học, mô đun tập trung vào học ôn là được. Từ nhận thức đó một số sinh viên lười học ngay từ khi mới nhập trường. Họ thường thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật kém, chấp hành quy chế không nghiêm túc. Nhiều sinh viên cá biệt có tư tưởng và hành vi gian lận trong thi cử và kiểm tra. Đối với những sinh viên này cần phải có biện pháp giáo dục và uốn nắn kịp thời để tránh ảnh hưởng tới phong trào học tập của tập thể.
Bảng 2.4. Nhận thức của SV về vai trò của hoạt động học tập STT Vai trò của hoạt động học tập Đối tượng
Mức độ (%) Cần
thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết
1 Củng cố, mở rộng, nắm vững tri thức
SV 63%
(189)
37%
(111) 0 CBQL, GV 80%
(56)
20%
(14) 0
2 Rèn luyện tính tích cực, chủ động, sáng tạo
SV 60%
(180)
35%
(105)
5%
(15) CBQL, GV 70
(49)
20%
(14)
10%
(7)
3 Rèn luyện thói quen học tập và năng lực tự học suốt đời
SV 41%
(123)
50%
(150) 9% (27) CBQL, GV 60%
(42)
40%
(28) 0
4 Đạt kết quả cao trong các kỳ thi
SV 39%
(117)
57%
(171)
4%
(12) CBQL, GV 52.8%
(37)
44.4%
(31)
2.8%
(2)
5 Hình thành động cơ học tập tốt
SV 43%
(129)
51%
(153)
6%
(18) CBQL, GV 60%
(42)
32.8%
(23)
7.1%
(5) 6 Hình thành phương pháp học tập tốt SV 38%
(114)
55%
(165)
7%
(21) CBQL, GV 58.5% 31.4% 10.1
STT Vai trò của hoạt động học tập Đối tượng
Mức độ (%) Cần
thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết (41) (22) (7)
7 Rèn luyện khả năng tư duy
SV 59%
(177)
40%
(120)
1%
(3) CBQL, GV 70%
(49)
28.5%
(20)
1.3%
(1)
8 Hình thành và phát triển nhân cách
SV 48%
(144)
45%
(135) 7% (21) CBQL, GV 61.4%
(43)
30%
(21)
8.6%
(6) Qua bảng khảo sát (bảng 2.4) đánh giá thực trạng cho thấy có 3 vai trò của hoạt động học tập của SV được CBQL, GV và SV đánh giá cao là: Củng cố, mở rộng, nắm vững tri thức (SV: 63%, CBQL - GV: 80%); rèn luyện tính tích cực, chủ động, sáng tạo (SV: 60%, CBQL - GV: 70% ); rèn luyện khả năng tư duy (SV:
59%, CBQL - GV: 70%).
Có sự đánh giá khác biệt trong nhận thức của CBQL, GV và SV về các vai trò còn lại của hoạt động học tập. Trong khi CBQL, GV đánh giá các vai trò này ở mức cao thì SV chỉ đánh giá ở mức trung bình: giúp SV rèn luyện thói quen học tập và năng lực tự học suốt đời (SV: 41%, CBQL - GV: 60%); giúp SV đạt kết quả cao trong các kỳ thi (SV: 39%, CBQL - GV: 52.8%); giúp SV hình thành động cơ học tập tốt (SV: 43%, CBQL - GV: 60%); giúp SV hình thành phương pháp học tập tốt (SV: 38%, CBQL - GV: 58.5%); giúp SV hình thành và phát triển nhân cách (SV:
48%, CBQL - GV: 61.4%).
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy, hầu hết SV đều nhận thức được vai trò của hoạt động học tập và tầm quan trọng của HĐHT trong quá trình học tập đối với việc nâng cao trình độ của bản thân. Bên cạnh số SV có nhận thức tốt về vai trò của HĐHT vẫn còn một bộ phận SV chưa nhận thức được đầy đủ một số vai trò của hoạt động học tập: giúp SV hình thành phương pháp học tập tốt, hình thành và phát
triển nhân cách, rèn luyện thói quen và năng lực tự học suốt đời… CBQL, GV có nhận thức rất đầy đủ về vai trò của hoạt động học tập đối với SV, không chỉ đánh giá cao vai trò mà còn thấy được ý nghĩa lâu dài của hoạt động học tập. Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt ý kiến giữa CBQL, GV và SV trong đánh giá các vai trò của hoạt động học tập.