Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
2.3. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
2.3.5. Kế hoạch học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục
Lập kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng quan trọng nhằm giúp SV chinh phục được đỉnh cao của tri thức. Kế hoạch học tập là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định được biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu học tập đã đặt ra.
Khi SV xây dựng được kế hoạch học tập thì tư duy quản lý của bản thân có hệ thống để dự đoán được các tình huống có thể xảy ra. Sinh viên sẽ biết cách phối hợp mọi nguồn lực cá nhân, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp để có thể đạt được mục tiêu học tập của mình. Một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng và liên tục cập nhật, chỉnh sửa giúp SV có những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng của các nội dung công việc của mình. Do tính chất linh hoạt của HTTC, SV có thể học theo nhịp độ cá nhân, nên mỗi SV đều phải có kế hoạch học tập riêng mình. Sinh viên lập kế hoạch cho từng năm học, cho cả khóa học, bao gồm các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn, thời gian phù hợp cho việc đăng ký các môn học.
Bảng 2.9. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của SV Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
SL % SL % SL %
137 45.6 134 44.6 29 9.6
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ sinh viên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập
45.60%
44.60%
9.60%
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
Biểu đồ 2.3. cho thấy phần lớn số SV rất thường xuyên thực hiện công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập, chiếm 45.6%. Một số SV thường xuyên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập chiếm 44.6%. Số ít còn lại (9.6%) không có thói quen lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập cá nhân. Điều này phù hợp với nội dung khảo sát liên quan đến các khó khăn trong việc triển khai đào tạo theo tín chỉ, rất nhiều ý kiến cho rằng SV chưa thích nghi được với môi trường đào tạo theo HTTC. Các nhà quản lý cần có các kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của SV trong việc cần thiết phải lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập cá nhân để đảm bảo tiến trình học tập đúng mục tiêu đặt ra.
Muốn mang lại hiệu quả cao trong học tập, điều quan trọng nhất là mỗi SV ngoài việc xác định đúng đắn mục đích, động cơ học tập thì cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch học tập hợp lý, khoa học và phải quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra. Việc xây dựng kế hoạch học tập sẽ giúp cho SV luôn làm chủ hoạt động học tập của mình và có thể điều chỉnh được ngay nếu đạt kết quả không mong muốn.
Bảng 2.10. Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập của SV STT Kỹ năng lập kế hoạch học tập
Mức độ (%) Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không sử dụng 1 Liệt kê và ghi ra những công việc cần làm 34.6%
(104)
47.6%
(143)
17.6%
(53) 2 Tự xây dựng kế hoạch học tập theo từng
tuần, tháng, học kỳ, năm học.
26%
(78)
58.6%
(176)
15.3%
(46) 3
Sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng
60.6%
(182)
36%
(108)
3.3%
(10) 4 Xác định thời gian phải hoàn thành công
việc
57.6%
(173)
39%
(117)
3.3%
(10) 5 Tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch và rút kinh nghiệm
31%
(93)
58%
(174)
11%
(33)
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy: có 60.6% SV thường xuyên sử dụng kỹ năng sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng và 57.6% SV thường xuyên sử dụng kỹ năng xác định thời gian phải hoàn thành công việc. Còn lại các kỹ năng khác chỉ được SV đánh giá ở mức trung bình: có 47.6% SV thỉnh thoảng sử dụng kỹ năng liệt kê và ghi ra những công việc cần làm; 58.6% SV thỉnh thoảng tự xây dựng kế hoạch học tập theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học và 58% SV thỉnh thoảng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm. Kết quả này cho thấy, đa số SV chưa có thói quen xây dựng kế hoạch học tập và cũng chưa có kiến thức cơ bản về kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân. Đây là thực trạng đáng lo ngại, điều này dẫn đến việc SV học tập tùy tiện, không có kế hoạch, không phân bố đủ thời gian để học tập và rèn luyện; đồng thời là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng học lệch, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Hai kỹ năng được SV đánh giá cao thực chất chỉ mang tính chất đối phó với nhiệm vụ học tập, chứ chưa thể giúp SV làm chủ kế hoạch học tập của mình. Nếu SV xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch đó thì sẽ không bị bỏ sót các nhiệm vụ học tập và luôn làm chủ hoạt động học tập của mình. Đây chính là cơ sở giúp SV thành công trong học tập.
2.3.6. Phương tiện, hình thức học tập của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục Triết lý thế kỷ 21 do UNESCO khởi xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người”. Giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng luôn luôn phải trả lời câu hỏi: Học cái gì? Học như thế nào?
Hệ thống tín chỉ là một quy trình đào tạo phù hợp với xã hội phát triển, yêu cầu SV được đào tạo cần phải năng động, thích nghi với xã hội với lượng thông tin khổng lồ, nền công nghiệp ngày càng hiện đại. Ở các trường ĐH, nội dung chương trình học tập cần phải phong phú, đa dạng và cập nhật liên tục. Mỗi môn học gồm các kiến thức cốt lõi, mục tiêu của dạy học kiến thức cốt lõi là để dạy cách học các môn học, nhờ đó, người học có thể phát triển vốn kiến thức về môn học đó suốt đời mới thích nghi với sự bùng nổ thông tin về khoa học và kinh tế xã hội. Nội dung
chương trình cốt lõi với phương pháp “dạy cách học” hay gọi là năng lực “tự học”
mới có thể dạy năng lực nhận thức, năng lực tư duy. Trong đào tạo theo HTTC, đề cương bài giảng của GV là một trong những công cụ trợ giúp SV định hướng học tập theo hướng cung cấp nội dung cốt lõi và cách tìm kiếm thông tin làm phong phú kiến thức cốt lõi, hình thành năng lực tự học suốt đời.
Để tìm hiểu, đánh giá về thực trạng hoạt động học tập của SV, học viên đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của GV và SV. Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, có sự tương đồng trong đánh giá của GV và SV đối với việc tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp; đi học đúng giờ; tham gia tích cực trong các hoạt động thảo luận nhóm…;
trong lớp tập trung lắng nghe giảng viên giảng bài. Hoạt động tham gia phát biểu, trao đổi học tập với giảng viên, nêu ý kiến… được CBQL, GV đánh giá ở mức thấp, bản thân SV cũng thấy được điều này. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này đa số các em SV cho rằng do phương pháp dạy học ở phổ thông hiện nay chưa phát huy tính tích cực của học sinh nên tạo ra phương pháp học tập thụ động, các em còn rụt rè và nhút nhát trong giờ học, rất ngại phát biểu xây dựng bài ở lớp, tạo thói quen theo cách học này.
Đây là tình trạng khá phổ biến trong các lớp học hiện nay.
Bảng 2.11. Các hoạt động học tập trên lớp
STT Các hoạt động Đối
tượng
Mức độ (%) Tốt Trung
bình Chưa tốt
1 Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp
SV 29.6%
(89)
45.6%
(137)
24.6%
(74) GV 27.1%
(19)
51.4%
(36)
21.4%
(15)
2 Đi học đúng giờ
SV 26.6%
(80)
49%
(147)
24.3%
(73) GV 21.4%
(15)
55.7%
(39)
22.8%
(16)
3 Trong lớp tập trung lắng nghe GV giảng bài
SV 14%
(42)
56.6%
(170)
29.3%
(88) GV 14.2%
(10)
62.8%
(44)
22.8%
(16)
STT Các hoạt động Đối tượng
Mức độ (%) Tốt Trung
bình Chưa tốt
4 Tích cực tham gia phát biểu, trao đổi học tập với giảng viên, nêu ý kiến ...
SV 7.6%
(23)
36.6%
(110)
55.6%
(167) GV 1.4%
(1)
24.2%
(17)
74.2%
(52)
5 Tham gia tích cực trong các hoạt động nhóm ...
SV 21.6%
(65)
41.6%
(125)
36.6%
(110) GV 17.1%
(12)
41.4%
(29)
41.4%
(29) Kết quả trên cho thấy đa số SV đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tham gia tích cực các hoạt động học tập ở trên lớp. Tuy nhiên, sự chủ động tham gia trao đổi học tập với giảng viên, nêu ý kiến chưa cao, SV vẫn còn ngại ngùng, thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi với giảng viên để làm rõ hoặc hiểu sâu hơn vấn đề. Để khắc phục hiện tượng này Học viện cần phải có nỗ lực rất lớn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.
Khảo sát thực trạng về HĐHT của SV Học viện Quản lý Giáo dục cho kết quả như sau: đa số SV đều có nhận thức và hiểu biết về sự cần thiết, quan trọng của hoạt động tự học.
Bảng 2.12. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học
Đối tượng Quan trọng Trung bình Không quan trọng
SL % SL % SL %
SV 294 98 6 2 0 0
CBQL, GV 70 100 0 0 0 0
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học
Hầu hết CBQL, GV và SV được hỏi ý kiến đều cho rằng hoạt động tự học là quan trọng trong quá trình học đại học, nhất là trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay. Hoạt động tự học là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả học tập của SV. Sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục nhận thức đúng vai trò của việc tự học trong quá trình đào tạo giúp SV định hướng tốt cho quá trình học tập của mình. Vì vậy, trong từng lĩnh vực, từng môn học có rất nhiều các nội dung, các vấn đề để học, GV cần phải biết chọn nội dung gì, vấn đề gì mà khi học thì SV được rèn luyện tư duy cao, được học cách học tốt nhất. Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò mò, bằng cách tạo sự hấp dẫn của tri thức và bằng tấm gương học tập của mình, GV cố gắng sáng tạo nên niềm say mê học tập và tự học tập cho SV.
Bảng 2.13. Thói quen sinh viên dành cho hoạt động tự học Dưới 2 giờ 2 đến 4 giờ > 4 giờ
SL % SL % SL %
160 53.3 104 34.6 36 12
98%
2% 0%
100%
0% 0%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Quan trọng Bình thường Không quan trọng
SV CBQL, GV
Biểu đồ 2.5. Thói quen sinh viên dành cho hoạt động tự học
Khi so sánh kết quả nhận thức sự cần thiết của tự học với thói quen tự học của sinh viên, ta thấy: Có đến 34.6% SV dành thời gian tự học trung bình mỗi ngày 2 - 4 giờ, một bộ phận SV đã dành thời gian > 4 giờ để tự học (12%), số sinh viên dành thời gian tự học dưới 2 giờ tương đối nhiều (53.3%). Tuy đa số đều nhận thức sự cần thiết của việc tự học nhưng ý thức tự học chưa cao.
Kết quả khảo sát, phỏng vấn và theo dõi thực tế nhận thấy đa số SV chỉ dành nhiều thời gian tự học khi có các bài tập, kỳ kiểm tra, thi cử hoặc có những nhiệm vụ học tập quan trọng. Những lúc rảnh rỗi, SV thường ít dùng thời gian cho việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung, phần lớn SV hiểu được sự cần thiết của tự học, có sự đầu tư thời gian để tự học, tự nghiên cứu. Kết hợp với quá trình điều tra bằng phiếu, tôi đã tiến hành trao đổi trực tiếp, phỏng vấn SV, kết quả cho thấy đa số SV đều có quỹ thời gian dành cho tự học. Tuy nhiên, cách bố trí, sắp xếp thời gian tự học trong ngày vẫn chưa được phù hợp, hợp lý, khoa học. Thời gian tự học ngoài giờ lên lớp chỉ dưới 2 giờ / ngày, thời gian này là ít so với yêu cầu của hoạt động tự học. Vì vậy vẫn chưa phát huy tối đa được hiệu quả của việc sử dụng thời gian tự học.