NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 32 - 37)

A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngoi kể trong văn tự sự.

- Phân tích được đặc điểm và tác dụng khác nhau của ngôi kể thứ nhất và thứ ba trong văn tự sự.

- Có thói quen và biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể linh hoạt, phù hợp.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

II.HS: Đọc và chuẩn bị trước bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (1 phút) Khi kể chuyện, người kể không chỉ biết xác định nhân vật và sự việc mà còn phải xác định được ngôi kể ntn làm sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện. Vậy khi kể chuyện, người ta thường lựa chọn và sử dụng ngôi kể ntn, nó có tác dụng ra sao? Bài học hôm nay sẽ giải đáp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1:Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

- Cho HS đọc to 02 đoạn văn làm ví dụ (SGK/88), và tổ chức cho HS thảo luận nhóm

- Đọc to 02 đoạn văn làm ví dụ (SGK/88), và thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 5

qua phiếu học tập trong 5 phút.

1. Đoạn văn 1,2 được kể theo ngôi kể nào?

Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?

- Nhận xét, và hỏi: Người kể xưng “tôi” trong đoạn văn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả?

- Chốt: Người kể chuyện xưng “tôi” trong truyện không nhất thiết là chính tác giả.

2.Theo em, trong ngôi kể xưng “tôi”và ngôi kể thứ 3 (người kể dấu mình) thì ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết, mình đã trải qua?

- Nhật xét, chốt về ngôi kể và tác dụng của ngôi kể.

3.Nếu thay đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi thứ 3 ( thay “tôi” bằng Dế Mèn) thì đoạn văn có sự thay đổi ntn? Có thể thay đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) được không, vì sao?

- Nhận xét, chốt về việc lựa chọn ngôi kể.

? Tóm lại, em hiểu thế nào là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3? Mỗi ngôi kể có tác dụng gì?

- Nhận xét, kết luận chung về ngôi kể và tác dụng, hạn chế của ngôi kể; cho HS đọc ghi nhớ (SGK/89).

phút. Đại diện các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhóm 1:

+ Đoạn 1 kể theo ngôi kể thứ 3, người kể dấu mình,gọi sự vật bằng tên của chúng (vua, thằng bé …)

+ Đoạn 2 kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”

- Phát biểu: Người kể xưng “tôi” trong đoạn văn 2 là nhân vật Dế Mèn

- Nhóm 2:

+ Ngôi kể xưng “tôi” chỉ được kể những gì mình biết, mình đã trải qua.

+ Ngôi kể thứ 3 (người kể dấu mình) có thể kể tự do, không bị hạn chế.

- Nhóm 3:

+ Nếu thay đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi thứ 3 ( thay “tôi” bằng Dế Mèn) thì đoạn văn trở thành đoạn văn có ngôi kể thứ 3.

+Không thể thay đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, vì không thể tìm được 1 người có mặt kắp mọi nơi.

- Khái quát, suy luận và tự thể hiện (…)

- Đọc to ghi nhớ (SGK/89).

Hoạt động 2: luyện tập:

- Hướng dẫn HS luyện tập. - Luyện tập cá nhân.

Bài 1: (SGK/89) Thay đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ 3.

- Thay “tôi” thành Dế Mèn.

- Lời kể được quan sát từ bên ngoài về các công việc của Dế Mèn nên lời kể khách quan hơn.

Bài 2: (SGK/89) Thay đổi ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ nhất.

- Thay Thanh, chàng bằng tôi.

- Lời kể được quan sát từ điều mình biết, nghe, thấy, nên lời kể giàu sắc thái biểu cảm hơn.

Bài 3: (SGK/90) Xác định ngôi kể của truyện Cây bút thần.

- Truyện Cây bút thần có ngôi kể thứ 3.

- Vì để đảm bảo tính khách quan và tự do, linh hoạt trong khi kể ( thời gian, địa điểm, các sự việc)

Bài 4: (SGK/90) Tìm hiểu ngôi kể thứ 3 trong truyện cổ tích và truyện truyền thuyết.

- Truyện cổ tích và truyện truyền thuyết thường sử dụng ngôi kể thứ 3, vìđể đảm bảo tính bền vững cho các sự kiện, lược bỏ những chi tiết riêng lẻ.

Bài 5: (SGK/90) Tìm hiểu ngôi kể trong thư từ.

- Khi viết thư, người ta thường sử dụng ngôi kể thứ nhất và số 2: tôi, mình, con, em, chúng tôi, chúng ta …

IV. Củng cố:

- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà và soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Dặn dò: (2 phút)

- HS học thuộc bài, làm bài tập 6 (SGK/90) chuẩn bị bài mới Ông lão đánh cá và con cá vàng.

***********************************************************

Tuần 9, tiết 34 Ngày soạn: 01/11

Ngày dạy: 06/11

Bài 9: Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

(Truyện cổ tích của A.Puskin) (Hướng dẫn dọc thêm) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và 1 số biện pháp nghệ thuật đặc sắc của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích nhân vật.

- Bồi dưỡng thêm tình nhân ái, lòng biết ơn, không tham lam bội bạc.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Tranh Ông lão đánh cá và con cá vàng, phiếu học tập, bảng phụ.

II.HS: Học lại bài “Cây bút thần và chuẩn bị bài mới”

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)

?Nhân dân TQ đã gửi gắm quan niệm và ước mơ của mình ntn qua truyện ngắn “Cây bút thần”?

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (1 phút) A. Pu-skin là đại thi hào Nga, được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”là 1 trong nhiều tác phẩm của ông được dịc sang tiếng Việt. Truyện này được sáng tạo trên cở sở truyện cổ tích, nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả với thời đại đương thời.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Đọc-hiểu chú thích. (5 phút) - Cho HS đọc chú thích * (SGK/95)

? Nêu 1 số hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?

- Chốt.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu 14 từ khó (SGK/95,96)

- Đọc to chú thích * (SGK/95)

- Phát biểu theo chú thích * (SGK/95)

- Đọc lướt qua 14 từ khó (SGK/95,96) Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản. (15 phút)

- Hướng dẫn đọc và đọc mẫu 1 đoạn rồi chỉ định HS đọc và nhận xét giọng đọc.

1.Truyện có những nhân vât nào, ai là nhân vật chính?

- Nhận xét và chốt.

2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, dựa vào dấu hiệu nào mà em biết? Tác dụng của ngôi kể này ntn?

- Nhận xét và chốt.

3. Hãy kể tóm tắt văn bản.

- 2,3 HS đọc nối tiếp đến hết văn bản.

- Trao đổi và trả lời:

1. Các nhân vật của truyện: ông lão đánh cá, bà mụ vợ, cá vàng, … Nhân vật chính: ông lão đánh cá

2. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể dấu mình, gọi trực tiếp tên nhân vật. Ngôi kể này làm cho lời kể được tự do, linh hoạt và khách quan.

- Nhận xét, uốn nắn và khích lệ. 3. HS tự thể hiện.

Hoạt động 3: Phân tích văn bản. (14 phút)

* Bước 1: Cuộc sống và tình huống của câu chuyện.

1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Cho HS đọc lại đoạn từ đầu đến “ ta chẳng cần gì cả”, và tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 3 phút.

1.Phần đầu văn bản cho em biết được ntn về cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá?

Cuộc sống ấy gợi cho em suy nghĩ ntn?

- Nhận xét, chốt và bình giảng.

2.Xác định sự việc tình huống làm nảy sinh câu chuyện. Sự việc tình huống đó được kể ra sao?

- Nhận xét, chốt lại về chi tiết cá vàng kì ảo.

3. Hành động thả cá vàng kèm theo lời chúc phúc và không để ý gì đến sự đền ơn của cá vàng đã cho em thấy ông lão là người ntn?

- Nhận xét, chốt.

- Đọc to lại đoạn từ đầu đến “ ta chẳng cần gì cả”, và thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 3 phút. Đại diện các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhóm 1:

+ Vợ chồng ông lão đánh cá sống trong 1 túp lều nát trên bờ biển, hàng ngày, chồng đi thả cá, vợ ở nhà quay sợi.

+ Cuộc sống tuy nghèo khổ nhưng lại gợi cảm giác về 1 cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của đôi vợ chồng già.

- Nhóm 2:

+ Tình huống làm nảy sinh câu chuyện: ông lão bắt được con cá vàng.

+ Cá vàng van xin, và hứa đền ơn nhưng ông lão chẳng cần vàthả cá vàng về biển.

- Nhóm 3: Việc làm đó cho thấy ông là người nhân hậu, tốt bụng và không tham lam.

(Hết tiết 1) IV. Củng cố: (3 phút)

- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học, hướng dẫn HS chuẩn bị phần còn lại của tiết 2.

Dặn dò: (2 phút) - HS học thuộc bài (tiết 1), chuẩn bị phần còn lại của tiết 2.

***********************************************************

Tuần 9, tiết 35 Ngày soạn: 02/11

Ngày dạy: 07/11

Bài 9: Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

(Truyện cổ tích của A.Puskin) (Hướng dẫn dọc thêm) (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và 1 số biện pháp nghệ thuật đặc sắc của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích nhân vật.

- Bồi dưỡng thêm tình nhân ái, lòng biết ơn, không tham lam bội bạc.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Tranh Ông lão đánh cá và con cá vàng, phiếu học tập, bảng phụ.

II.HS: Học lại nội dung tiết 1, chuẩn bị nội dung tiết 2.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (2 phút) GV cho HS nhắc lại tình huống của câu chuyện. HS trả lời (…) GV vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 3: Phân tích văn bản:

* Bước 2: Nhân vật ông lão. (20 phút) 2.

- Gợi dẫn và tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 5 phút.

1.Trong truyện, ông lão đã phải mấy lần ra biển gọi cá vàng, ông ra biển gọi cá vàng để làm gì? Hãy tìm những chi tiết miêu tả thái độ, cử chỉ, hành động của ông lão trong mỗi lần ra biển? Qua đó, em thấy ông lão là người ntn?

- Nhận xét, chốt lại và bình giảng.

2. Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi ntn? Hãy cho biết ý nghĩa của từng lần thay đổi ấy ra sao?

- Nhận xét, chốt lại và bình giảng về ý nghĩa của sự đổi thay của biển.

3.Việc kể lại 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện. Hãy cho biết tác dụng của biện pháp này?

- Nhận xét, chốt lại.

- Thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 5 phút. Đại diện các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhóm 1:

+ Ông lão đã phải 05 lần ra biển gọi cá vàng.

+ Thái độ, cử chỉ, hành động của ông lão trong mỗi lần ra biển: L1: ông đi ra biển; L2: lại đi ra biển; L3: lại lóc cóc đi ra biển; L4: hỏang sợ kêu xin, đành lủi thủi ra biển; L5: không dám trái lời, lại đi ra biển.

+ Ông lão là người thật thà, nhân hậu đến nhu nhược, biết sai mà vẫn làm, vô tình tạo điều kiện cho cái xấu, tham lam độc ác hoành hành.

- Nhóm 2:

+ Cảnh biển thay đổi qua mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng: L1:biển gợn sóng êm ả; L2: biển xanh đã nổi sóng; L3: biển xanh nổi sóng dữ dội; L4: biển nổi sóng mù mịt; L5: 1 cơn giông tố kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

+ Ý nghĩa: Thể hiện cơ giận dữ, phản đối lòng tham không đáy của mụ vợ.

- Nhóm 3: Sự lặp lại 5 lần tăng tiến đã tạo ra được sự lôi cuốn, hồi hộp cho truyện và góp phần tô đậm tính cách nhân vật.

* Bước 3: Nhân vật mụ vợ. (12 phút) 3.

- Gợi dẫn và hỏi:

1. Mụ vợ đã đòi hỏi những gì? Theo em, trong những đòi hỏi đó, những đòi hỏi nào có thể đồng tình, và những đòi hỏi nào không thể đồng tình? Vì sao?

- Trao đổi và trả lời:

1. + Mụ vợ đòi hỏi: 1 cái máng lợn ăn, 1 ngôi nhà rộng, làm bà nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng, làm Long Vương

+ Lần 1,2 có thể đồng tình, vì đó là những thứ chính đáng cho cuộc sống của vợ chồng ông lão; các đòi hỏi sau không thể đồng ý,

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Nhận xét, chốt lại.

2. Hãy tìm các chi tiết miêu tả lời nói, hành động của mụ vợ đối với chồng trước và sau mỗi lần yêu cầu ra biển gọi cá vàng?

Qua đó, em có nhận xét chung ntn về tính

vì thể hiện lòng tham và bội bạc tột cùng của mụ.

2. Lời nói, hành động của mụ vợ đối với chồng:

+L1: đồ ngốc; L2: đồ ngu; L3: mắng như tát nước vào mặt (…);L4: mắng và bắt xuống

cách bà mụ vợ?

- Nhận xét, chốt lại.

quét chuồng ngựa, tát vào mặt ông lão …; L5: không thèm nhìn, ra lệnh đuổi đi …

+Mụ vợ chua ngoa, thô lỗ và tham lam tột độ, vong ân bội nghĩa

* Bước 4: ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng. (3 phút)

4.

- Gợi dẫn và hỏi:

1. Câu chuyện được kết thúc ntn? Y nghĩa của kết thúc đó?

- Nhận xét và bình về cách kết thúc truyện.

2. Hình tượng cá vàng trong truyện tượng trưng cho điều gì?

- Trao đổi và trả lời:

1. Mụ vợ trở về lại với cuộc sống ngày xưa, ngồi bên chiếc máng lợn ăn đã sứt mẻ trước túp lều nát.

2. Hình tượng cá vàng trong truyện tượng trưng cho lòng biết ơn và công lí xã hội.

Hoạt động 4: Tổng kết: (4 phút) 1.Truyện đã sử dụng những biện pháp nghệ

thuật nào?

2. hãy cho biết ý nghĩa của câu chuyện?

- Nhận xét, chốt lại và cho HS đọc ghi nhớ (SGK/96)

- Khái quát, suy luận và tự thể hiện (…)

- Đọc to ghi nhớ (SGK/96) IV. Củng cố: (3 phút)

- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà và soạn bài mới.

Dặn dò: (1 phút)

- HS học thuộc bài, làm bài tập chuẩn bị bài Thứ tự kể trong văn tự sự.

***********************************************************

Tuần 9, tiết 36 Ngày soạn: 02/11

Ngày dạy: 07/11

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w