(Xi-át tơn) A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Thấy được sự gắn bó thân thiết với thiên nhiên và quê hương, đất nước. Từ đó thấy được 1 vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên và môi trường.
- Nắm được 1 số biện pháp nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và tìm hiểu văn bản nhật dụng; Biết yêu qúy và bảo vệ thiên nhiên, môi trường trong sạch.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)
?Thế nào là văn bản nhật dụng? Hãy cho biết vai trò và vị trí của cầu Long Biên trong lịch sử và hiện nay.
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Thiên nhiên và môi trường là 1 vấn đề bức xúc của cuộc sống con người hiện nay. Làm sao để có thể bảo vệ chúng? Chúng có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người? Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Đọc-hiểu chung: (25 phút)
1. Tác giả Xi-át-tơn: 1.
? Nêu những hiểu biết của em về Xi-át-tơn?
- Chốt lại. - Phát biểu theo chú thích dấu sao (SGK/138)
2. Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”: 2.
? Hãy cho biết hoàn cảnh và nội dung chính của bức thư.
- Chốt lại.
? Xác định phương thức biểu đạt và bố cục của bức thư?
- Chốt lại, ghi bảng.
- Phát biểu theo chú thích dấu sao (SGK/138) - Phát biểu:
+ Phương thức biểu đạt: Nghị luận, miêu tả, biểu cảm
+ Bố cục: 03 phần (P1: Từ đầu đến “cha ông chúng tôi”: Quan niệm về đất đai của người da đỏ; P2: Tiếp đến “có sự ràng buộc”:
Cách đối xử về đất của người da đoe và người da trắng; P3: Còm lại: Điều kiện để sống và tồn tại.
3. Đọc từ khó và văn bản: 3.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó (SGK/138) - Đọc lướt qua 11 từ khó (SGK/138)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Đọc mẫu 1 đoạn đầu rồi chỉ định HS đọc nối tiếp đến hết.
- 3, 4 HS đọc nối tiếp đến hết với giọng lúc tha thiét, khi đanh thép, mỉa mai.
Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản. (10 phút) 1. Quan niệm về đất đai của người da đỏ: 1.
?Phần đầu bức thư, tác giả đã nêu rõ quan niệm về đất đai và thiên nhiên của người da đỏ ntn? Quan niệm đó thể hiện tình cảm gì của họ với đất đai, thiên nhiên?
- Chốt lại, ghi bảng.
? Tìm các từ ngữ, câu văn chứa phép so sánh và nhân hóa trong phần này và cho biết tác
- Trao đổi và trả lời:
+ Quan niệm vế đất đai và thiên nhiên của người da đỏ: là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm, là mẹ, là người chị, người em, là gia đình là máu của tổ tiên người da đỏ. Thể hiện sự gắn bó, yêu qúy đất đai, thiên nhiên sâu sắc.
+ Các từ ngữ, câu văn chứa phép so sánh và nhân hóa: (…) Tác dụng: Tạo sức hấp dẫn
dụng của chúng?
- Chốt lại.
(HẾT TIẾT 1)
cho đoạn văn và thể hiệm được tình cảm gắn bó với thiên nhiên của người da đỏ.
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị phần 2, 3 cho tiết tới.
***********************************************************
Tuần 32, tiết 126 Ngày soạn: 27/04
Ngày dạy: 03/05
BỨC THƯ CỦA THU LĨNH DA ĐỎ
(Xi-át tơn) (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Thấy được sự gắn bó thân thiết với thiên nhiên và quê hương, đất nước. Từ đó thấy được 1 vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên và môi trường.
- Nắm được 1 số biện pháp nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và tìm hiểu văn bản nhật dụng; Biết yêu qúy và bảo vệ thiên nhiên, môi trường trong sạch.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (03 phút) Phần đầu của bức thư, thủ lính Xi-át-tơn đã cho ta biết quan niệm của người da đỏ về đất đai và thiên nhiên ntn? HS phát biểu (…) GV vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2:Đọc-hiểu văn bản: (34 phút) 2. Thái độ và cách đối xử với đất đai, thiên
nhiên của người da trắng:
2.
? Hãy chỉ ra sự đối lập trong cách cư xử với đất, thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng.
- Chốt lại, ghi bảng và thuyết giảng những lợi ích và hậu quả của nền công nghiệp.
? Vì vậy, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nêu ra những điều kiện nào trước lời đề nghị mua đất của người da trắng?
- Chốt lại.
- Trao đổi và phát biểu:
+ Coi đất là kẻ thù, kẻ để chinh phục, khai thác; như những vật mua được, tước đoạt được rồi bán đi như những con cừu, hạt kim cương sáng ngời.
+Không để ý bảo vệ, giữ gìn âm thanh, không khí.
+ Thích thảm sát muông thú.
- Trao đổi và phát biểu:
+ Phải giữ gìn không khí và làm cho nó trở thành nơi thiêng liêng của người da trắng.
+ Phải đối xử với muông thú như những người anh em.
? Để nêu được sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện tình cảm, thái độ của mình, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Chốt và lưu ý về giọng điệu của đoạn văn.
- Phát biểu: Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, phép lặp, đối lập.
3. Điều kiện để đảm bảo cuộc sống. 3.
?Kết thúc bức thư, tác giả đã khuyên người da trắng điều gì?
- Chốt, ghi bảng.
? Em hiểu ntn về câu: Đất là mẹ. Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra đối với những đứa con của đất?
- Thuyết giảng: Đất che chở, nuôi sống con người. Nếu hủy hoại đất đai, thiên nhiên thì môi trường sinh thái sẽ mất cân bằng, đe dọa trực tiếp cuộc sống con người. VD: Khai thác rừng bừa bãi thì tạo nên hạn hán, lũ lụt …
- Trao đổi và phát biểu:
+ Tác giả đã khuyên người da trắng: phải dạy cho con cháu biết qúy trọng đất đai, coi đất là mẹ…
+Phát biểu theo hiểu biết của bản thân.
Hoạt động 3: Tổng kết: (04 phút)
? Qua bức thư, em thấy đất đai, thiên nhiên có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống con người?
Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ?
? nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/140)
- Khái quát, tổng hợp và phát biểu (…)
- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/140) IV. Củng cố: (03 phút)
- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút)
- HS học thuộc bài, làm phần luyện tập, chuẩn bị bài Chữa lỗi về CN, VN (Tiếp theo)
***********************************************************
Tuần 32, tiết 127 Ngày soạn: 27/04
Ngày dạy: ……/05
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
(Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nhận biết được nguyên nhân của câu viết thiếu cả 2 thành phần chính, lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
- Biết nhận diện, phân tích và sửa chữa được các lỗi viết thiếu cả 2 thành phần chính, lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
- Sử dụng câu đầy đủ, chính xác trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)
? Hãy cho biết nguyên nhân của việc câu viết thiếu CN hoặc VN?
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Trong khi viết, câu không chỉ mắc lỗi thiếu CN hoặc VN mà còn thiếu cả CN lẫn VN trong 1 câu, quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần câu không hợp lí.
Nguyên nhân của các lỗi trên là gì? bài học giúp các em tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Câu thiếu cả CN lẫn VN.(05 phút) - Treo bảng phụ và cho HS đọc to 2 câu văn
(SGK/141)
? Nguyên nhân mắc lỗi thiếu cả CN lẫn VN của 2 câu văn trên là gì? Hãy sửa lại cho đúng.
- Chốt, ghi bảng.
- 1 HS đọc to 2 câu văn (SGK/141) - Trao đổi và trả lời:
+ Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là CN, VN.
+ Sửa: Thêm 1 cụm C-V hợp lí sau trạng ngữ (…)
Hoạt động 2: Câu sai về qua hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. (05 phút) - Treo bảng phụ và cho HS đọc to câu văn
(SGK/141)
? Xác định CN, VN của câu văn trên. Mỗi bộ phận in đậm nói về ai? Câu trên sai ntn?
- 1 HS đọc to câu văn (SGK/141) - Trao đổi và trả lời:
+ CN: ta, VN: thấy dượng Hương Thư …
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Hãy sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, chốt lại.
+ Mỗi bộ phận in đậm nói về dượng Hương Thư nhưng trong câu văn được hiểu là nói về
“ta” (CN)
+ Sửa: Chuyển cụm từ im đậm đứng sau
“dượng Hương Thư”.
Hoạt động 3: Luyện tập: (25 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS luyện tập.
- Nhận xét chung và cho điểm.
- Lần lượt lên bảng làm bài tập.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
Bài 1: (SGK/141) Xác định CN, VN.
a. … cầu (CN) được đổi tên thành cầu Long Biên (VN).
b. … lòng tôi (CN) lại nhớ những năm tháng chóng đế quốc Mĩ oanh liệt và hào hùng (VN).
c. … tôi (CN) cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc (VN) Bài 2: (SGK/142) Viết thêm CN, VN hợp lí vào chỗ trống.
a. Mỗi khi tan trường, học sinh đổ ra đường đông nghịt./ … b. Ngoài cánh đồng, đàn bò đang gặm cỏ. / …
c. Giữa cánh đồng lúa chín, các bác nông dân đang thu hoạch mùa. / … d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, mọi người đã reo lên. / …
Bài 3: (SGK/142) Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa ở các câu văn cho sẵn.
a. Thiếu CN, VN. Sửa: một cụ rùa nổi lên.
b. Thiếu CN, VN và lủng củng. Sửa: thêm cụm C-V: cha ông ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc. Bỏ: của dân tộc ta, 1 dân tộc anh hùng.
c. Thiếu CN, VN. Sửa: nhà nước ta đã tiến hành tôn tạo lại cầu Long Biên.
Bài 4: (SGK/142)Tìm chỗ sai của câu văn cho sẵn và sửa.
a. Sai về ngữ nghĩa (cầu không thể bóp còi). Sửa: Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và tiếng còi xe vang cả dòng sông yên tĩnh.
b. Ở đây mẹ “vừa đi học về” nên Thúy không thể “cất vội cặp sách”. Sửa: Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo …
c. Không rõ ai được nhận bút. Sửa: Thêm từ em vào trước từ được.
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút)
- HS học thuộc bài, chuẩn bị bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.
***********************************************************
Tuần 32, tiết 128 Ngày soạn: 28/04
Ngày dạy: …../05