CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 77 - 80)

(Phần tiếng Việt) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Nhận thấy được các lỗi chính tả thường mắc phải khi nói, viết của ba miền Bắc-Trung-Nam.

- Biết nhận diện và phân tích được các lỗi chính tả khi nói, viết.

- Tự khắc phục các lỗi chính tả mắc phải.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị.

II.HS: Đọc và chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Dựa vào đặc điểm địa lí, nước ta được chia làm ba vùng miền lớn: Bắc – Trung – Nam. Trong quá trình sử dụng tiếng Việt, mỗi vùng miền có những thói quen phát âm sai khác nhau: sai phụ âm đầu, sai phần vần, sai thanh. Bài học này giúp các em tìm hiểu và khắc phục các lỗi trên.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Các lỗi phát âm sai ở mỗi vùng miền. (10 phút)

? Dựa vào kiến thức địa lí, em hãy nêu tên các tỉnh của từng vùng, miền: Bắc-Trung- Nam?

- Nhận xét, kết luận

? Hãy liệt kê các lỗi phát âm sai của từng vùng, miền: Bắc-Trung-Nam?

- Nhận xét, kết luận

- Trao đổi và trả lời được tên 64 tỉnh thành của Việt Nam (theo bản đồ hành chính VN)

- Phát biểu theo mục I.1,2,3 (phần nội dung luyện tập – SGK/166,167)

Hoạt động 2: Luyện tập. (30 phút) - Hướng dẫn HS luyện tập

- Nhận xét, chốt và cho điểm.

- 1 số HS lên bảng làm bài, các HS còn lại làm bài tập vào giấy nháp.

- Nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

Bài 1: (SGK/167) Điền phụ âm thích hợp vào chỗ trống.

- trái (cây), chờ ( đợi), chuyển (chỗ), trải (qua), trơ (trụi), (nói) chuyện, (chương) trình, chẻ (tre).

- sấp (ngửa), (sản) xuất, sơ (sài), (bổ (sung), xung (kích), xua (đuổi), (cái) xẻng, xuất (hiện), (chim) sáo, sâu (bọ).

- rũ (rượi), rắc (rối), giảm (giá), (giáo) dục, (rung) rinh, (rùng) rợn, giang (sơn),(rau) diếp, dao (kéo), giao (kèo), dáo (mác).

- lạc (hậu), (nói) liều, (gian) nan, nết (na), lương (thiện), (ruộng) nương, lỗ (chỗ), (lén) lút , (bếp) núc, lỡ (làng).

Bài 2: (SGK/167) Chọn điền từ vào chỗ trống.

a. vây (cá), (sợi) dây, dây (điện), vây (cánh), giây (dưa), giây (phút), (bao) vây.

b. giết (giặc), (da) diết, viết (văn), (chữ) viết, giết (chết).

c.(hạt) giẻ, (da) dẻ, vẻ (vang), (văn) vẻ, dẻ (lau), (mảnh) dẻ, vẻ (đẹp), giẻ (rách) Bài 3: (SGK/167) Điền phụ âm s/x vào chỗ trống thích hợp.

xám xịt … sát mặt đất … sấm rền vang, chớp lóe sáng rạch xé … cây sung … cửa s

xơ xác … sầm sập đổ … loãng xoảng.

Bài 4: (SGK/167) Điền từ thích hợp có vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống.

Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một duộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng buốt, con chẫu chuộc.

Bài 5: (SGK/168) Viết dấu hỏi, dấu ngã.

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẵng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giổ, lỗ mãng cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Bài 6: (SGK/168) Chữa lỗi chính tả.

- Tía đã nhiều lần căn dặn (căng dặng) rằng (rằn) không được kiêu căng (căn).

- Môt cây che chắn (chắng) ngang (ngan) đường chẳng (chẳn) cho ai vô rừng (dừng) chặt (chặc) cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn (cắng) răng mà chịu nghen.

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà (phần luyện tập) và soạn bài mới.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, làm bài tập số 7, chuẩn bị bài Chương trình Ngữ văn địa phương (Phần Văn, Tập làm văn).

***********************************************************

Tuần 18, tiết 70 Ngày soạn: 02/01

Ngày dạy: 08/01

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

(Phần Văn và Tập làm văn) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Nắm được 1 số tác phẩm truyện dân gian, sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương (Tây Nguyên)

- Rèn luyện năng lực, thói quen sưu tầm, tìm tòi - Bồi dưỡng thêm lòng tự hào quê hương.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Hướng dẫn HS tìm tòi, sưu tầm.

II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Nước ta có đến 54 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống Bên cạnh nền văn hóa chung, mỗi thành phần dân tộc đều có nét văn hóa riêng. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu thêm về nét văn hóa riêng của người Đắk Lắk – Tây Nguyên.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Tác phẩm văn học địa phương. (30 phút) - Gợi dẫn và hỏi:

? Dựa vào kết quả đã chuẩn bị trước ở nhà, em hãy giới thiệu các tác phẩm văn học, các sinh hoạt văn hóa dân gian mà em biết?

- Nhận xét, biểu dương.

? Hãy chọn tóm tắt 1 tác phẩm văn học địa phương mà em thích nhất?

- Biểu dương và nhận xét về bản tóm tắt .

? Hãy giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em cho là tiêu biểu nhất?

- Nhận xét, kết luận.

- Trao đổi theo nhóm về những nội dung đã chuẩn bị trước ở nhà và thống kê các tác phẩm văn học, các sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương.

- Xung phong tóm tắt 1 tác phẩm văn học địa phương đã chuẩn bị.

- Xung phong giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương

Hoạt động 2: Tham khảo. (10 phút) - Giới thiệu tên 1 số tác phẩm văn học và trò

chơi dân gian tiêu biểu:

+ Văn học: Trường ca Đam Săn, Xing nhã, Dăm Vi …

+ Sinh hoạt dân gian: Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cồng chiêng …

- Tóm tắt sử thi Đam Săn:

- Lắng nghe và tự ghi nhớ.

- Lắng nghe và tự ghi nhớ.

Theo tập tục “Chuê ê” (nối dây), Đam Săn phải lấy hai người vợ, đó là hai chị em: Hơ Nhí, Hơ Bơhí. Đam Săn không chấp nhận, bỏ về nhà chị gái tên là H Ang, nhưng Giàng (trời) buộc phải lấy.

Đam Săn vốn tính ngang tàng từ trong bụng mẹ. Khi về nhà Hơ Nhí, chàng tỏ ra lười biếng, bê trể công việc và chặt cây thần Smuk – cây linh hồn của hai chị em Hơ Nhí. Cây đỗ, hai chị em Hơ Nhí chết. Giàng lại làm cho hai chị em Hơ Nhí sống lại, bắt chàng làmchồng.

Sau khi chiến thắng hai vị tù trưởng hùng mạnh: Kên Kên, Stao Ngư thì Đam Săn trở thành vị tù trưởng giàu có và hùng mạnh nhất. Đam Săn theo đuổi một khát vọng lớn hơn – quyết đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ. Trên đường đi không thành, trở về và bị chết giữa đầm lầy rừng sáp đen của phù thủy Rusinít.

Chàng chết, hồn biến thành con ruồi bay vào miệng bà chị Hơ Ang và sinh ra Đam Săn cháu. Chú bé tiếp tục nối dây và trở thành vị tù trưởng hùng mạnh.

- Nội dung và nghệ thuật của sử thi Đam Săn:

+ Nội dung: Phản ánh chân thực tập tục nối dây của người Êđê và cuộc đấu tranh để thóat khỏi sự ràng buộc của tập tục.

+Nghệ thuật: Trí tưởng tượng bay bổng, táo bạo.

Giống truyện dân gian: Phản ánh ước mơ, khát vọng.

Khác truyện dân gian: Chỉ phản ánh 1 khía cạnh, 1 góc độ của 1 dân tộc ở 1 vùng, miền: Tập tục nối dây và chế độ mẫu hệ

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS soạn bài mới.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, chuẩn bị bài Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện

***********************************************************

Tuần 18, tiết 72 Ngày soạn: 02/01

Ngày dạy: 08/01

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w