Văn bản: LAO XAO

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 150 - 154)

THI LÀM THƠ NĂM CHỮ

Bài 28: Văn bản: LAO XAO

(Duy Khán) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên ở làng quê qua cách quan sát, miêu tả sinh động về hình ảnh các loài chim trong văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản miêu tả.

- Bồi dưỡng thêm tình yêu loài vật và thiên nhiên.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)

? Tác giả I. Ê-ren bua đã lí giải cho em hiểu ntn về lòng yêu nước qua bài kí “Lòng yêu nước”?

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống nơi làng quê thường êm đềm, tươi đẹp, đầy sức sống. Điều đó đã được nhà văn Duy Khán quan sát và miêu tả 1 cách sinh động trong bài kí “Lao xao” mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Đọc-hiểu chung.(20 phút)

1. Nhà văn Duy Khán. 1.

? Giới thiệu những nét chính về nhà văn Duy Khán.

- Chốt lại.

- Phát biểu theo chú thích dấu sao (SGK/112)

2. Văn bản “Lao xao”. 2.

? Hãy cho biết xuất xứ, thời gian sáng tác và thể loại của văn bản.

- Chốt lại.

? Em hiểu ntn về hồi kí tự truyện?

- Thuyết giảng.

? Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung và nội dung chính của mỗi phần?

- Chốt lại.

? Bài văn kể và tả các loài chim ở làng quê theo trình tự nào (gợi ý a & b, SGK)?

- Chốt lại và giảng: Các loài chim được tác giả sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau (chim hiền, chim ác) rồi đặc tả 1 số loài.

- Phát biểu theo chú thích dấu sao (SGK/112) - Phát biểu tự do.

- Trao đổi và trả lời: Văn bản có thể chia làm 2 phần.

+ P1: Từ đầu đến “ lặng lẽ bay đi”: Cảnh màu hè.

+ P1: Còn lại: Thế giới loài chim

- Trao đổi và trả lời: Bài văn kể và tả các loài chim ở làng quê theo cảm xúc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

3. Đọc từ khó và văn bản. 3.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu 08 từ khó (SGK/112, 113)

- Đọc mẫu 1 đoạn đầu rồi chỉ định HS đọc tiếp.

- Đọc lướt qua 08 từ khó (SGK/112, 113) - 3,4 HS đọc diễn cảm nối tiếp đến hết văn bản .

Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản. (15 phút) 1. Cảnh buổi sáng mùa hè ở làng quê. 1.

? Cảnh buổi sáng mùa hè ở làng quê được tác giả quan sát và miêu tả qua những hình ảnh, hương vị, âm thanh nào?

? Tác giả đã cho em cảm nhận được ntn về đặc điểm nổi bật của cảnh buổi sớm mùa hè ở làng quê?

- Chốt lại, thuyết giảng: Lao xao là âm thanh chủ đạo. Đó là không chỉ là cái lao xao của ong bướm mà còn là cái lao xao của đất trời, cây cỏ, của tâm hồn tác giả. Cảnh buổi sáng là cái nền để tác giả quan sát, miêu tả các loài chim.

- Trao đổi và trả lời:

+ Hình ảnh: cây cối um tùm, hoa, ong bướm;

hương vị: thơm mát; âm thanh: lao xao.

+ Cảnh êm đềm, đẹp đẽ, trong lành.

2. Thế giới loài chim: 2.

a. Nhóm chim hiền. a.

? Liệt kê tên các loài chim hiền được nói đến

trong văn bản. - Đọc lướt qua đoạn “ Sớm.” đến “chéc chéc” và trao đổi trả lời:

? Theo em, vì sao chúng được gọi là những con chim hiền?

- Chốt lại.

(HẾT TIẾT 1)

+ Loài chim hiền: bồ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn.

+ Chúng là chim hiền, vì đó là những con chim gần gũi, có ích cho thiên nhiên và con người.

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị phần còn lại: Nhóm chim ác.

***********************************************************

Tuần 29, tiết 114 Ngày soạn: 05/04

Ngày dạy: 09/04

Bài 28: Văn bản: LAO XAO

(Duy Khán) (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên ở làng quê qua cách quan sát, miêu tả sinh động về hình ảnh các loài chim trong văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản miêu tả.

- Bồi dưỡng thêm tình yêu loài vật và thiên nhiên.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (03 phút) Vì sao nhưng loài chim: bồ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu, sáo đen, tu hú, … được coi là nhóm chim hiền? HS phát biểu (…) GV vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản: (35 phút) (Tiếp theo) 2.b/ Nhóm chim ác, chim xấu: 2.b/

? Hãy liệt kê tên các loài chim được tác giả xếp vào nhóm chim ác, chim xấu.

- Chốt.

? Tác giả đã kể về nguồn gốc và miêu tả về loài chim bìm bịp ntn? - Chốt lại và giảng lưu ý về nguồn gốc của chim bìm bịp

? Hình ảnh chim diều hâu được kể và tả ra sao? Diều hâu tượng trưng cho điều gì?

- Chốt lại.

? Cảnh diều hâu sà xuống bắt gà con, gà mẹ xù cánh liều chết cứu con và cảnh diều hâu

- Liệt kê, phát biểu: Loài chim ác gồm: bìm bịp, diều hâu, quạ, chèo bẻo, chim cắt.

- Trao đổi và phát biểu: Chim bìm bịp do 1 ông sư dữ như hổ mang hóa thành. Nó có cánh nâu, sống chui rúc trong bụi cây, ít khi ra mặt vào buổi sáng, tiếng kêu kì lạ.

- Trao đổi và phát biểu:

+ Kể: diều hâu bắt gà, đánh nhau với gà mẹ, với chèo bảo. Tả: diều hâu bay cao, mũi khoằm, đánh hơi tinh, tiếng rú khủng khiếp…

+ Diều hâu tượng trưng cho sự chết chóc.

- Phát biểu: Sự cạnh tranh sinh tồn giữa các loài vật, tình mẹ con sâu sắc của loài vật, quy

tha gà con bất ngờ bị chèo bẻo đánh túi bụi, gợi cho em suy nghĩ gì?

- Chốt và thuyết giảng.

? Quạ được kể và tả ra sao? Với cách miêu tả đó, loài chim này gợi cho em liên tưởng đến hạng người nào trong xã hội?

- Chốt lại.

? Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo, rồi lại bị đàn chèo bẻo phục kích đánh cho ngấp ngoái, gợi cho em suy nghĩ gì?

- Thuyết giảng: Chim cắt là 1 loài chim lợi hại, gần như vô địch nhưng cũng bị đánh bại.

Điều đó gợi lên bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc: dù tài giỏi mà gây tội ác thì sớm muộn sẽ bị thất bại, bị trừng trị. Đó là quy luật của

luật “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.

- Trao đổi và phát biểu:

+ Quạ cùng họ với diều hâu, nhưng kém cỏi, hèn hạ, lấc láo, đáng ghét, đáng khinh.

+ Liên tưởng đến hạng người trộm cắp.

- Phát biểu theo cảm nhận (…)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TN và con người “ác giả ác báo”.

? Cách kể và tả về các loài chim như trên đã thể hiện thái độ gì của tác giả? Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê?

- Chốt lại.

- Phát biểu:

+Cách kể, tả đó đã thể hiên thái độ căm ghét cái ác, cái xấu, cái bịp bợm trong cuộc sống.

+ Tác giả là người sống gắn bó và yêu mến thiên nhiên, làng quê.

3. Đặc sắc nghệ thuật. 3.

? Nhận xét về tài quan sát và sự kết hợp giữa tả và kể trong văn bản?

? Để miêu tả loài chim, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?

? Hãy tìm 1 số câu thành ngữ, đồng dao được sử dụng trong bài văn?

- Chốt lại.

- Trao đổi và trả lời:

+ Quan sát tinh tế, đan xen tả với kể 1 cách linh hoạt, tự nhiên.

+ Dùng biện pháp nhân hóa, loài chim hiện lên có tính cách như con người.

+ Thành ngữ: kẻ cắp bà già, đồng dao: bồ các … chú bồ các.

Hoạt động 3: Tổng kết. (03 phút)

? Đoạn kí “Lao xao” đã cho em thấy được tình cảm của tác giả đối với làng quê? Em có những tình cảm và hiểu biết thêm điều gì về làng quê?

? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/113)

- Khái quát, tổng hợp và phát biểu (…)

- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/113) IV. Củng cố: (03 phút)

- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, làm phần luyện tập, chuẩn bị bài Kiểm tra Tiếng Việt

***********************************************************

Tuần 29, tiết 115 Ngày soạn: 05/04

Ngày dạy: 09/04

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w