A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các truyện dân gian đã học: thể loại, nội dung và ý nghĩa.
- Rèn luyện năng lực hệ thống hóa, khái quát hóa.
- Có ý thức tự củng cố, hệ thống hóa kiến thức cơ bản cần nắm vững.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ.
II.HS: Đọc và soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Từ đầu năm đến nay, các em đã được tìm hiểu một số văn bản của dòng văn học dân gian. Bài học hôm nay sẽ đi tổng kết và củng cố lại phần văn học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Đặc điểm của 1 số thể loại VHDG đã học: (20 phút)
?Hãy nhắc lại các thể loại truyện dân gian đã học?Nêu định nghĩa của từng thể loại?
- Chốt, và chia nhóm HS thảo luận: Dựa vào các định nghĩa trên và các tác phẩm đã học, hãy nêu các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian(Kể về gì?Ngệ thuật? Nội dung ý nghĩa?)
- Yêu cầu HS trình bày; lắng nghe và nhận xét tổng hợp.
- Phát biểu: Theo chú thích * (SGK/07; 53;
100; 124)
- Thảo luận tìm các đặc điểm của từng thể loại, trong 05 phút (02 nhóm thảo luận 01 thể loại).
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười
- Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ.
- Kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.
- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Có yếu tố tưởng
tượng kì ảo. - Có nhiều yếu tố thần kì, hoang đường - Bày tỏ thái độ và
cách đánh giá của người kể về nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.
- Thể hiện niềm tin, ước mơ về công bằng, công lí xã hội.
- Răn dạy con người 1 bài học nào đó trong cuộc sống.
- Tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống.
? Hãy liệt kê tên các tác phẩm đã học thuộc các thể loại nói trên?
- Nhận xét.
- HS liệt kê tên các tác phẩm đã học theo các thể loại truyện dân gian.
Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười
- Có 05 tác phẩm:
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.
- Có 05 tác phẩm: Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Có 04 tác phẩm:
Ếch ngồi đáy giếng;
Thầy bói xem voi;Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Có 02 tác phẩm:
Treo biển; Lợn cưới, áo mới.
Hoạt động 2: Tóm tắt và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật. (20 phút)
? Hãy chọn mỗi thể loại 1 tác phẩm để kể tóm tắt và phát biểu cảm nghĩ về 1 nhân vật mà em thích.
- Nhận xét, uốn nắn.
- HS tùy chọn tác phẩm và nhân vật rồi tự thể hiện (…)
(Hết tiết 1) IV. Củng cố: (03 phút)
- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà và soạn bài mới.
Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị bài tiết 02.
***********************************************************
Tuần 14, tiết 54 Ngày soạn: 04/12
Ngày dạy: 08/12
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
(Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa các thể loại truyện dân gian đã học.
- Rèn luyện năng lực so sánh, đối chiếu.
- Biết so sánh đối chiếu để nắm vững kiến thức.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
II.HS: Học lại nội dung tiết 01 và chuẩn bị tiết 02.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Ở tiết 01, các em đã ôn tập, củng cố lại các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại VHDG đã học. Trên cơ sở đó, tiết học này giúp chúng ta so sánh đối chiếu những điểm giống và khác nhau giữa 04 thể loại truyện dân gian đã nói ở tiết 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 3: Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. (20 phút)
? Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích?
Cho ví dụ minh họa.
- Nhận xét, chốt.
- Trao đổi theo nhóm và trả lời (…)
* Đáp án:
1. Giống nhau: Đều là truyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Ví dụ: - Au Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con ( Truyện “ Con Rồng, cháu Tiên”) - Quân 18 nước chư hầu ăn mãi không hết niêu cơm của Thạch Sanh ( Truyện Thạch Sanh) 22. Khác nhau:
PD so sánh Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích
1.Đối tượng được
kể. - Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ.
- Ví dụ: Kể lại quá trình Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh đô hộ.
- Kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh…
- Ví dụ: Thạch Sanh chém chằn tinh, diệt đại bàng cứu công chúa.
2. Nội dung, ý
nghĩa. - Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của người kể về nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.
- Ví dụ: Suy tôn nguồn gốc giống nòi tiên Rồng của dân tộc ( Truyện con Rồng, cháu Tiên)
- Thể hiện niềm tin, ước mơ về công bằng, công lí xã hội.
- Ví dụ: Thạch sanh thật thà, nhân hậu, nghĩa hiệp được lấy công chúa và làm vua, mẹ con Lí Thông xảo quyệt, nham hiểm bị sét đánh thành con bọ hung.
3. Quan niệm của người đọc, người nghe.
- Được người đọc người nghe tin là có thật.
- Không được người đọc người nghe tin là có thật.
Hoạt động 4: Truyện ngụ ngôn và truyện cười. (15 phút)
? Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? Cho ví dụ minh họa.
- Nhận xét, chốt.
- Trao đổi theo nhóm và trả lời (…)
* Đáp án:
1. Giống nhau: Đều là truyện dân gian, có yếu tố gây cười. Ví dụ: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, truyện cười “Treo biển”.
2. Khác nhau:
PD so sánh Truyện ngụ ngôn Truyện cười
1.Đối tượng được kể.
- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng.
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Ví dụ: Treo biển 2. Nội dung ý nghĩa - Răn dạy con người 1 bài học nào
đó trong cuộc sống.
- Ví dụ: Khuyên nhủ chúng ta khi xem xét 1 sự vật thì phải xem xét 1 cách toàn diện (Thầy bói xem voi)
- Tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống.
- Ví dụ: Phê phán thói khoe của (Lợn cưới áo mới).
Hoạt động 5: Đọc tham khảo. (05 phút) - Hướng dẫn cho HS đọc phần đọc thêm
(SGK/135,136) - Đọc to trước lớp phần đọc thêm (SGK/135,136).
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, làm bài tập chuẩn bị bài.
***********************************************************
Tuần 14, tiết 56 Ngày soạn: 04/12
Ngày dạy: 08/12