THẦY BÓI XEM VOI

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 41 - 45)

(Truyện ngụ ngôn) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung,ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt và phân tích nhân vật.

- Biết liên hệ tình huống của truyện phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Tanh ảnh, phiếu học tập, bảng phụ.

II.HS: Học lại khái niệm truyện ngụ ngôn và bài Ếch ngồi đáy giếng, soạn bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (05 phút)

? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? Nêu ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng ?

II. Dạy bài mới: (01 phút) Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có vô vàn sự vật sự việc cần phải xem xét. Nếu xem xét không đúng cách thì sẽ đem lại những hậu quả không lường Vậy, khi xem xét sự vật, sự việc, chúng ta cần xem xét ntn? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1:Đọc-hiểu chú thích. (03 phút) - Hướng dẫn HS tìm hiểu 09 từ khó

(SGK/103).

- Đọc lướt qua 09 từ khó (SGK/103).

Hoạt động 2:Đọc-hiểu văn bản. (07 phút) - Hướng dẫn HS đọc văn bản, GV đọc mẫu 1

lượt, chỉ định HS đọc lại và nhận xét giọng đọc.

?Kiểu nhân vật của truyện có gì khác so với truyện “Ếch ngồi đáy giếng”?

?Truyện có thể chia làm 2 phần. Hãy chỉ ra vị trí và nội dung chính của mỗi phần?

? Kể tóm tắt văn bản.

- Nhận xét, chốt.

- 1,2 HS đọc lại văn bản 1 lượt.

- Trao đổi, trả lời:

+ Kiểu nhân vật: con người.

+ P1:Từ đầu đến “chổi sể cùn”: Các thầy bói xem và miêu tả về voi; P2: Còn lại: Kết quả cuộc tranh luận.

+Kể tóm tắt: HS tự thể hiện.

Hoạt động 3:Phân tích văn bản.

* Bước 1: Cách các thầy bói xem voi và phán

về voi. (15 phút) 1.

- Gợi dẫn và tổ chứ cho HS thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 5 phút.

1. Vì bị mù nên các thầy bói đã xem voi bằng cách nào? Theo em, cách các thầy bói xem voi có gì đáng cười?

- Nhận xét, chốt.

2.Các thầy đã miêu tả về voi ntn? Thái độ của họ khi phán về voi ra sao ? Vì sao các thầy bói có thái độ như vậy?

- Nhận xét, chốt.

3. Theo em, trong mỗi lời phán của các thầy bói thì điều nào đúng, điều nào sai? Vì sao?

- Nhận xét, kết luận.

- Thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 5 phút. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.

- Nhóm 1:

+ Các thầy bói đã xem voi bằng cách “sờ”.

+ Cách xem voi đáng cười: mỗi người chỉ

“sờ” 1 bộ phận của con voi.

- Nhóm 2:

+ Cách miêu tả về voi: sun sun như con đĩa;

chần chẩn như cái đòn càn; bè bè như cái quạt thóc; sừng sững như cái cột đình; tun tủn như cái chổi sể cùn.

+ Thái độ của 5 thầy bói tự tin đến mức bảo thủ, chủ quan, vì mỗi thầy bói đã tận tay

“sờ”.

- Nhóm 3:

+ Lời phán chỉ đúng với bộ phận của con voi.

+ Lời phán sai ở chỗ đem 1 bộ phận của con voi mà gán cho toàn bộ 1 con voi.

* Bước 2: Kết quả cuộc tranh luận. (03 phút) 2.

? Kết quả cuộc tranh luận của 5 thầy bói được kể ntn?

- Phát biểu:

+ Họ xô xát, đánh nhau tóac đầu, chảy máu.

? 5 thầy bói có đáp ứng được mong muốn biết về hình thù của con voi không?

- Nhận xét, chốt.

+ Họ vẫn không biết được về hình thù của con voi.

Hoạt động 4: Ý nghĩa của truyện. (03 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Qua cách xem voi và phán về voi của 5 thầy bói, truyện khuyên nhủ ta điều gì?

- Nhận xét, bình giảng: Sự vật, hiện tượng thường to lớn, gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu mới chỉ biết 1 mặt, 1 khía cạnh mà đã khẳng định đó là toàn bộ thì sẽ sai lầm. Để kết luận đúng thì phải: 1. Xem xét toàn diện; 2.Có cách xem xét phù hợp; 3.

Biết lắng nghe ý kiến người khác. Chân lí Kh phải được được giải thích khéo lóe thông minh chứ không phải là ẩu đả.

- Cho HS đọc ghi nhớ (SGK/103)

- Khái quát, suy luận và tự thể hiện. (…)

- Đọc to ghi nhớ (SGK/103) Hoạt động 5: Luyện tập. (05 phút)

- Hướng dẫn HS làm phần luyện tập.

- Nhận xét, uốn nắn về cách nhìn nhận đánh giá sai lệch.

- Mỗi 1 HS tự tìm 1 số ví dụ của mình hoặc của bạn có nội dung tương tự văn bản. Sau đó đọc to trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung và tự rút ra bài học chung.

IV. Củng cố: (03 phút)

- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà và soạn bài mới.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, làm tiếp phần Luyện tập (SGK 103), chuẩn bị bài Danh từ (tiếp theo).

***********************************************************

Tuần 11, tiết 40 Ngày soạn: 09/11

Ngày dạy: 14/11

DANH TỪ

(Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Ôn lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng; nắm được các cách viết danh từ riêng.

- Luyện kĩ năng phân tích đặc điểm của danh từ.

- Sử dụng chính xác danh từ trong khi viết.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Phiếu học tập, bảng phụ.

II.HS: Học lại bài Danh từ (tiết 1), chuẩn bị phần tiếp theo.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (05 phút)

? Hãy cho biết ý nghĩa khái quát của danh từ? Nêu đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị. Cho ví dụ minh họa.

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Ở tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về đặc điểm của danh từ và danh từ chỉ đơn vị. Tiết học này sẽ tìm hiểu về 2 nhóm nhỏ của danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1:Danh từ chung và danh từ riêng.

- Cho Hs đọc to ví dụ (SGK/108) và tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 3 phút.

1. Liệt kê các danh từ chung và danh từ riêng có trong ví dụ (SGK/108) theo mẫu sau:

- Danh từ chung: vua, - Danh từ riêng: Hà Nội, - Nhận xét, chốt.

2. Hãy cho biết cách viết danh từ riêng và danh từ chung có gì khác nhau?

- Nhận xét, chốt.

3.Hãy cho biết quy tắc viết hoa các loại danh từ riêng:

- Chỉ tên người, tên địa lí của Việt Nam.

- Chỉ tên người, tên địa lí của nước ngoài.

- Tên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng …

- Nhận xét, và hướng dẫn HS tìm ví dụ.

? Từ việc phân tích trên, em có những nhận biết ntn về danh từ chung và danh từ riêng cũng như các quy tắc viết hoa danh từ riêng?

- Kết luận, cho HS đọc ghi nhớ (SGK/109)

- Đọc to ví dụ (SGK/108) và thảo luận nhóm qua phiếu học tập trong 3 phút.Đại diện các nhóm trình bày, các nóm còn lại nhận xét, bổ sung.

- Nhóm 1:

+ Danh từ chung: vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.

+Danh từ riêng:Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nôị.

- Nhóm 2:

+ Danh từ riêng thường được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.

+ Danh từ chung thì không được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.

- Nhóm 3:

+ Tên người, tên địa lí của Việt Nam: thường được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.

+ Tên người, tên địa lí của nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu của từ, giữa các tiếng thường có dấu gạch nối.

+ Tên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng: Viết hoa chữ cái đầu của từ.

- Khái quát, tổng hợp và trả lời.

- Đọc to ghi nhớ (SGK/109) Hoạt động 2: Luyện tập.

- Hướng dẫn HS luyện tập.

- nhận xét tổng hợp và cho điểm.

- 3 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp cùng làm vào giấy nháp, rồi nhận xét bài làm của bạn.

Bài 1: (SGK/109)

- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.

- Danh từ chung: miền, đất, nước, ta, vị, thần, nòi, rồng, con trai, tên.

Bài 2: (SGK/109)

- Chúng đều là danh từ riêng.

- Vì, chữ cái được viết hoa và gọi tên riêng của 1 sự vật Bài 3: (SGK/109)

Tiền giang Tiền Giang, hậu giang Hậu Giang, đồng tháp Đồng Tháp … IV. Củng cố: (03 phút)

- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà và soạn bài mới.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, làm bài tập còn lại, chuẩn bị bài Trả bài kiểm tra Văn.

***********************************************************

Tuần 11, tiết 42 Ngày soạn: 10/11 Ngày dạy: 14/11

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w