VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 93 - 97)

A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Nhận thấy được vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

- Có thói quen và biết vận dụng các kĩ năng trên khi làm bài văn miêu tả.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)

? Em hiểu thế nào là phép so sánh? Cho ví dụ minh họa.

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) So sánh được coi như là một phép tu từ. Vì vậy việc sử dụng phép so sánh trong nói và viết, nhất là viết văn miêu tả sẽ làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn.

Bài học hôm nay giúp các em làm quen thêm với phép tu từ đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. (35 phút) - Cho Hs đọc các đoạn văn trích làm ví dụ

(SGK/27,28)

- Chia nhóm, phát phiếu học tâp và tổ chức cho HS thảo luận nhóm trong 5 phút.

- Theo dõi, đôn đốc Hs thảo luận; Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

1.Đoạn văn a giúp em hình dung được những đặc điểm gì nổi bật của Dế Choắt, những chi tiết, hình ảnh nào cho em biết điều đó? Tìm các câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong đoạn văn? Để viết được đoạn văn trên, Tô Hoài đã thể hiện năng lực gì của mình?

- Nhận xét, chốt.

2.Đoạn văn b giúp em hình dung được những đặc điểm gì nổi bật của phong cảnh Cà Mau, những chi tiết, hình ảnh nào cho em biết điều đó? Tìm các câu văn có sự liên tưởng và so

- 2,3 HS đọc to 03 đoạn văn trích làm ví dụ (SGK/27,28)

- Ổn định nhóm.

- Thảo luận nhóm trong 5 phút; Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.

- Nhóm 1,4:

+Đặc điểm nổi bật của Dế Choắt: gầy gò, xấu xí, ốm yếu.

+ Các chi tiết hình ảnh: gầy gò, dài lêu nghêu , cánh ngắn củn, càng bè bè, nặng nề, râu cụt có 1 mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

+ Các câu văn có sự liên tưởng và so sánh: “ người gầy gò … như 1 gã nghiện thuốc phiện; đã thanh niên rồi … ngơ ngơ.”

+ Năng lực quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét.

- Nhóm 2,5:

+ Đặc điểm gì nổi bật của phong cảnh Cà Mau: Phong phú, hùng vĩ.

+ Các chi tiết hình ảnh: sông ngòi, kênh

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

sánh trong đoạn văn? Để viết được đoạn văn trên, Đoan Giỏi đã thể hiện năng lực gì của mình?

- Nhận xét, chốt.

3.Đoạn văn c giúp em hình dung được những đặc điểm gì nổi bật của phong cảnh mùa xuân, những chi tiết, hình ảnh nào cho em biết điều đó? Tìm các câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong đoạn văn? Để viết được đoạn văn trên, Vũ Tú Nam đã thể hiện năng lực gì của mình?

- Nhận xét, chốt.

rạch bủa giang chi chít, trời xanh, nước xanh, cây lá xanh, tiếng rì rào của rừng, của sóng biển, sông rộng mênh mông, nước đổ ầm ầm, rừng đước cao ngất.

+ Các câu văn có sự liên tưởng và so sánh:

“sông ngòi … như mạng nhện; dòng sông … như thác; cá nước bơi … như người bơi ếch

…; dòng sông … hơn ngàn thước; rừng đước

… như 2 dãy trường thành vô tận.”

+ Năng lực quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét.

- Nhóm 3,6:

+ Đặc điểm gì nổi bật của phong cảnh mùa xuân: xinh đẹp, náo nức.

+ Các chi tiết, hình ảnh: cây gạo sừng sững

…hàng ngàn bông hoa … ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn … ngọn nến trong xanh, hàng đàn chim bay đi, bay về, lượn lên lượn xuống, trò chuyện, trêu ghẹo và trnh cãi.

+ Các câu văn có sự liên tưởng và so sánh:

- Kết luận, ghi bảng: Cả 3 đoạn văn đều thể hiện tốt năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét nên đã tái hiện được các đặc điểm nổi bật của sự vật, của phong cảnh.

- Cho HS đọc to mục I.3 (SGK/28) và hỏi:

? Đối chiếu với đoạn nguyên văn (mục 1, đoạn 2) để chỉ ra đoạn này đã bỏ những chữ gì?

? Những chữ bị bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này ntn?

- Chốt, lưu ý đến khả năng dùng từ và phép so sánh.

? Qua việc tìm hiểu các đoạn văn trên, em rút ra được bài học gì khi làm bài văn miêu tả?

- Kết luận, cho HS đọc ghi nhớ (SGK)

“cây gạo … như 1 tháp đèn khổng lồ;hàng ngàn bông hoa … lửa hồng;hàng ngàn búp nõn … ánh nến trong xanh.

+ Năng lực quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét.

- 1 HS đọc to mục I.3 (SGK/28) - Phát biểu:

+Những chữ bị bỏ: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như 2 dãy trường thành vô tận.

+ Đoạn văn thiếu cụ thể, thiếu hấp dẫn người đọc, người nghe.

- Khái quát, tổng hợp và phát biểu.

- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/28) (HẾT TIẾT 1) IV. Củng cố: (03 phút)

- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị phần Luyện tập.

***********************************************************

Tuần 20, tiết 80 Ngày soạn: 21/01

Ngày dạy: 26/01

QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Vận dụng tốt kiến thức phần lí thuyết để thực hành nhận diện, phân tích và viết đoạn văn miêu tả.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét.

- Có thói quen quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét các sự vật, sự việc thường gặp trong đời sống.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Hướng dẫn và phân công HS chuẩn bị.

II.HS: Chuẩn bị phần luyện tập.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (03 phút) Để viết được bài văn miêu tả, người viết cần có những năng lực nào? Vì sao lại cần có những năng lực đó? HS nhắc lại kiến thức lí thuyết (…) GV: Tiết học này giúp các em luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 2:Luyện tập. (38 phút)

- Hướng dẫn và tổ chức cho HS luyện tập theo nhóm; Nhận xét, uốn nắn kết quả thảo luận của các nhóm.

- Luyện tập nhóm theo yêu cầu của GV; Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.

Bài 1: (SGK/28,29)

- Xác định vị trí quan sát và cách chọn lựa hình ảnh của tác giả:

+ Vị trí quan sát từ xa, ở trên cao.

+ Hình ảnh đặc sắc: Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.

- Điền từ vào chỗ trống của đoạn văn: 1.gương bầu dục; 2.cong cong; 3. cổ kính; 4. xám xịt; 5.

xanh um.

Bài 2: (SGK/29)

- Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn:

+ Thân hình: người rung rinh 1 màu nâu bóng mỡ; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm; râu dài, uốn cong.

+ Tính tình: trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu.

Bài 3: (SGK/29) Những đặc điểm nổi bật của ngôi nhà hoặc căn phòng ở: Vị trí; Hướng; Nền;

Tường; Cửa; Mái …

Bài 4: (SGK/29) Liên tưởng và so sánh hình ảnh, sự vật.

- Mặt trời: Có thể liên tưởng và so sánh với mâm lửa/ mâm vàng/ khách lạ …

- Bầu trời: Có thể liên tưởng và so sánh với lồng bàn khổng lồ/ nửa quả cầu xanh … - Những hàng cây: Có thể liên tưởng và so sánh với đội quân xếp hàng/ tường thành … - Núi (đồi): Có thể liên tưởng và so sánh với bát úp/ cua kềnh …

- Những ngôi nhà: Có thể liên tưởng và so sánh với viên gạch/ bao diêm …

Bài 5: (SGK/29) Viết 1 đoạn văn miêu tả quang cảnh của 1 dòng sông hay khu rừng.

- HS tự viết được đoạn văn miêu tả thể hiện được năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

- Đọc to bài tập trước lớp; cả lớp góp ý và rút kinh nghiệm.

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, làm tiếp bài tập 5; chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi.

***********************************************************

Tuần 21, tiết 81 Ngày soạn: 27/01

Ngày dạy: 29/01

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w