ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 175 - 178)

A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Ôn tập, củng cố về công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các dấu câu: dấu chấm, dáu chấm hỏi, dấu chấm than.

- Biết nhận diện, phân tích và sửa lỗi dấu câu.

- Có ý thức sử dụng linh hoạt các dấu câu trong khi viết.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Dấu câu thường dùng để tách các bộ phận trong câu và kết thúc câu. Vì vậy chúng là 1 hình thức ngữ pháp rất quan trọng trong ngữ pháp Tiếng Việt. Bài học hôm nay giúp các em tổng kết lại 1 số công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của dấu câu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Công dụng: (10 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài tập

2, 2 (SGK/149)

- Nhận xét và cho điểm.

- 02 HS lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét, sửa chữa.

Bài 1: Điền dấu câu thích hợp vào dấu ( ).

a. (!): bộc lộ thái độ trịch thượng, lên mặt; b. (?): gây suy nghĩ cho người được hỏi;

c. (!): biểu thị thái độ cầu cứu; d. (.): dùng để miêu tả.

Bài 2: Nhận xét về cách dùng dấu câu.

a. Thay dùng dấu chấm than (!) bằng dấu chấm (.) để thể hiện tính cách hách dịch hằng ngày của Dế Mèn.

b. Thay dùng dấu chấm (.) bằng dấu chấm than, chấm hỏi (!?) để biểu thị thái đ nghi ngờ, châm biếm.

? Thông thường, các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than thường được dùng ntn? Hãy chỉ ra sự đặc biệt của việc dùng dấu câu trong thực tế?

- Chốt lại, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/150)

- Phát biểu: (…)

- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/150) Hoạt động 2: Chữa 1 số lỗi thường gặp: (10 phút)

- Hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài tập 2, 2 (SGK/149)

- Nhận xét và cho điểm.

- 02 HS lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét, sửa chữa.

Bài 1: So sánh cách dùng dấu câu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Cách 1, dùng dấu chấm là hợp lí; Cách 2, dùng dấu phẩy là không hợp lí, vì: biến câu thàng câu ghép có 2 vế rời rạc, dài dòng về câu.

b. Cách 1, dùng dấu phấy là không hợp lí, vì tách CN ra khỏi VN; cách 2, hợp lí.

Bài 2: Sửa lỗi dấu chấm hỏi và dấu chấm than.

a. Câu 1, 2 thay dấu chấm hỏi (?) bằng dấu cấm (.) b. Thay dấu chấm than (!) bằng dấu chấm (.)

Hoạt động 3: Luyện tập: (20 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài tập

2, 2 (SGK/151, 152) - Nhận xét và cho điểm.

- Làm bài tập theo nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác láng nghe và nhận xét, sửa chữa.

Bài 1: Đặt dấu chấm thích hợp vào đoạn văn.

Tuy rét vẫ kéo dài, … sông Lương. Mùa xuân … đen xám. Trên những bái đất phù sa … trổ hoa (…) Mùa xuân đã đến … tỏa khói. Những ngỳa mưa phùn, … trắng xóa. Có những buổi,

… lau sậy.

Bài 2: Nhận xét cách dùng dấu chấm hỏi..

Dấu chấm hỏi ở câu 2, 5 dùng không đúng. Vì câu 2, 5 là câu trần thuật.

Bài 3: Đặt dáu chấm than thích hợp vào cuối câu.

Câu 1, 2 dùng dấu chấm than, câu 3 dùng dấu chấm.

Bài 4: Đặt dấu câu thích hợp vào dấu ().

Câu (2) điền dấu (?);Câu (3) điền dấu (!);Câu (4) điền dấu (.); Câu (5) điền dấu (?); Câu (6, 7) điền dấu (!);Câu (8) điền dấu (.);

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu (Tiếp theo)

***********************************************************

Tuần 33, tiết 131 Ngày soạn: 04/05

Ngày dạy: …../05

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Ôn tập, củng cố về công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của dấu phẩy.

- Biết nhận diện, phân tích và sửa lỗi dấu phẩy.

- Có ý thức sử dụng linh hoạt dấu phẩy trong khi viết.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (03 phút) Hãy nhắc lại công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dâu chấm than? HS phát biểu (…) GV vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1:Công dụng. (10 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài tập

(SGk/157, 158) - Nhận xét, chốt.

- Trao đổi và trả lời:

Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.

a. Vừa lúc đó, … ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt … vùng dậy, vươn vai … b. S uốt 1 đời người … , tre vời người …

c. Nước … , thuyền ….

Bài 2: Giải thích cách đặt dấu phẩy ở bài tập 1:

Dấu phẩy dùng để ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính (câu a, b), ngăn cách các từ ngữ cùng nằm trong 1 liên danh câu a), các vế của câu ghép (câu c).

? Qua đó, em thấy dấu phấy có những công dụng nào?

- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/158)

- Khái quát, tổng hợp và phát biểu (…) - 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/158) Hoạt động 2: Chữa 1 số lỗi thường gặp. (07 phút)

- Hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài tập (SGk/157, 158)

- Nhận xét, chốt.

- Trao đổi và trả lời:

Bài 1: Đặt dấu phẩy.

a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó

…trò chuyện, trêu ghẹo … cãi nhau, ồn mà vui …

b. … cổ thụ, những chiếc lá vàng … Nhưng … mùa đông, chúng vẫn còn … vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.

Hoạt động 3: Luyện tập: (21 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài tập

(SGk/159)

- Nhận xét, cho điểm.

- 04 HS lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét và sửa chữa.

Bài 1: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp.

a. Từ xưa đến nay, Thánh Gióng …, sức mạnh phi thường …

b. Buổi sáng, sương muối …, bãi cỏ … núi đồi, thung lũng, làng bản … , tràn vào trong nhà , quấn l;ấy người đi đường.

Bài 2: Đăt CN thích hợp vào dấu ba chấm (…) a. xe máy, xe đạp

b. hoa cúc, hoa huệ c. vườn nhãn, vườn xoài

Bài 3: Đặt VN thích hợp vào dấu ba chấm (…) a. phi thẳng xuống mặt nước

b. bắt gặp các bác nông dan đang làm ruộng.

c. thẳng, xòe hình cánh quạt.

d. trong xanh, phẳng lặng.

Bài 4: Nhận xét cách dùng dấu phẩy của tác giả Thép Mới.

Dấu phẩy trong câu văn đã diễn tả được hoạt động đều đặn, kiên nhãn của chiếc cối xay khiến câu văn vừa có nhịp điệu, vừa thể hiện được tình cảm của tác giả.

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, chuẩn bị bài Trả bài TLV miêu tả sáng tạo, bài kiểm tra Tiếng Việt.

***********************************************************

Tuần 33, tiết 132 Ngày soạn: 05/05

Ngày dạy: …../05

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 175 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w