A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm truyện, kí đã học (học kì 2); hình thành những hiểu biết sơ lược về đặc điểm của truyện và kí - Biết tái hiện, so sánh và hệ thống hóa kiến thức.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Trong học kì 2, chúng ta đã đi tìm hiểu 1 số tác phẩm truyện và kí. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hệ thống.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Các tác phẩm truyện – kí đã học: (15 phút) - Hướng dẫn HS thống kê các tác phẩm
truyện và kí đã học theo theo bảng mẫu (SGK/117) rồi gọi HS trình bày.
- Nhận xét tổng hợp.
- Trình bày kết quả đã chuẩn bị ở nhà theo mẫu (SGK/117)
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét sửa chữa.
T T
Tên văn bản Tác giả Thể loại Nội dung chính
1 Bài học đường đời đầu tiên (Trích chương I,
“Dế Mèn phiêu lưu kí”, 1941)
Tô Hoài Truyện đồng thoại
Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
2 Sông nước Cà Mau (Trích chương XVIII,
“Đất rừng phương Nam”, 1957)
Đoàn Giỏi
Truyện dài
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm cănlà hình ảnh của cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo.
3 Vượt thác (Trích chương XI, “Quê nội”, 1974)
Võ Quảng
Truyện dài
Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn, con người lao động mạnh mẽ, hùng dũng.
4 Bức tranh của em gái tôi (Trích “Con dế ma”)
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TT Tên văn bản Tác giả Thể loại Nội dung chính 5 Buổi học cuối
cùng (Trích “ Những vì sao”)
A. Đô-đê Truyện
ngắn Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi 1 dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
6 Cô Tô (Trích “Cô Tô”, 1976)
Nguyễn Tuân
Kí, tùy bút (trữ tình)
Vẻ đẹp trong sáng, tráng lệ của thiên nhiên và cuộc sống lao động đông vui tấp nập của người dân đảo sau cơn bão.
7 Cây tre Việt Nam (Trích “Cây tre Việt Nam”, 1956)
Thép Mới Kí, thuyết minh phim
Tre là người bạn thân của người nông dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị, nhiều phẩm chất qúy báu - 1 biểu tượng của dân tộc VN.
8 Lòng yêu nước (Trích “Thời gian ủng hộ chúng ta”, 1942)
I. Ê-ren- bua
Kí, bút kí (chính luận)
Thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả và người dân Xô Viết trong chiến tranh vệ quốc. Đồng thời nêu lên chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…).
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
9 Lao xao (Trích
“Tuổi thơ im lặng”, 1985)
Duy Khán Kí, hồi kí
Kể và tả về các loài chim ở làng quê, qua đó thể hiện vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên, lòng yêu quê hương.
Hoạt động 2: Đặc điểm của thể truyện và thể kí: (10 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS trả lời câu
hỏi 2 (SGK/118) - Nhận xét chung.
- Trao đổi thống nhất kết quả đã chuẩn bị ở nhà cho bảng mẫu (SGK) rồi trình bày to trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét sửa chữa, rút kinh nghiệm.
T T
Tên văn bản Thể loại Cốt truyện Nhân vật Người kể chuyện
1 Bài học đường đời … Truyện X X X
2 Sông nước cà Mau Truyện (tả) X X (An)
3 Vượt thác Truyện (tả) X X (Cục, Cù lao)
4 Bức tranh của em gái tôi Truyện X X X
5 Buổi học cuối cùng Truyện X X X
6 Cô Tô Kí X X
7 Cây tre Việt Nam Kí X X (giấu mình)
8 Lòng yêu nước Kí X X (giấu mình)
9 Lao xao Kí X X
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Nhìn vào bảng thống kê, em thấy truyện và kí có gì giống và khác nhau.
- Phát biểu:
+ Giống: Đều thuộc loại tự sự, đều có nhân vật và người kể chuyện.
+ Khác:
- Chốt lại, lưu ý HS: Các văn bản: Vượt thác, Sông nước Cà mau là đoạn trích , mang yếu tố kí nhiều hơn nên không có cốt truyện, không có nhân vật (hoặc có, nhưng rất mừ nhạt); Các văn bản: Cô Tô, Cây tre VN là thể kí, thưng đậm chất trữ tình như 1 bài thơ bằng văn xuôi. Trong thực tế, không có 1 thể loại nào riêng biệt, mà chúng thường đan xen nhau.
Truyện Kí
- Bắt buộc có nhân vật và cốt truyện.
- Tưởng tượng và hư cấu.
- Có thể hoặc không có nhân vật và cốt truyện.
- Ghi chép sự việc khách quan kèm theo sự cảm nhận
Hoạt động 3: Cảm nhận văn học. (15 phút) - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3,4 (SGK)
- Chốt lại.
- Trả lời theo năng lực cảm nhận văn học.
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút)
- HS học thuộc bài, chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn không có từ là.
***********************************************************
Tuần 30, tiết 118 Ngày soạn: 13/04
Ngày dạy: 16/04
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là; nắm được cấu tạo của câu miêu tả và câu tồn tại.
- Nhận diện và phân tích được của các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Biết sử dụng linh hoạt câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)
? Nêu cấu tạo và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Cho 1 ví dụ minh họa.
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Bên cạnh câu trần thuật đơn có từ là, ngữ pháp TV còn có kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. Chúng có gì giống và khác nhau, bài học sẽ giải đáp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. (10 phút) - Treo bảng phụ, cho HS đọc to ví
dụ(SGK/118,119) và thảo luận nhóm trong 05 phút:
? Xác định CN, VN cho ví dụ trên. VN của các câu trên do những từ hay cụm từ loại nào tạo thành?
- 1 HS đọc to ví dụ(SGK/118,119) và cả lớp thảo luận nhóm trong 05 phút, rồi trình bày:
+ Phú ông (CN)/ (không/ chưa) mừng lắm (VN, cụm tính từ).
+ Chúng tôi (CN)/ (không/ không phải) tụ hội ở góc sân (VN, cụm động từ).
? Chọn từ hay cụm từ phủ định thích hợp ở mục 3 điền vào trước VN của các câu trên.
- Chốt lại.
? Từ đó, em thấy câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì giống với câu trần thuật đơn có từ là?
- Kết luận, cho HS đọc ghi nhớ (SGK/119)
- Khái quát, đối chiếu và phát biểu (…)
- 1 HS đọc to ghi nhớ (SGK/119) Hoạt động 2: Câu tồn tại và câu miêu tả. (10 phút)
- Gợi dẫn và cho HS đọc ví dụ (SGK/119).
? Xác định CN, VN của 2 câu trên. Chọn 1 câu thích hợp điền vào chỗ trống của đoạn văn ở mục 2, rồi giải thích kí do.
- Chốt lại.
? Qua đó, em thấy câu miêu tả và câu tồn tại có gì khác nhau về mặt cấu tạo?
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/119)
- 1 HS đọc ví dụ (SGK/119).
- Trao đổi và trả lời:
+ … hai cậu bé con (CN) tiến lại (VN).
+ … tiến lại (VN) hai cậu bé con (CN)
+ Chọn câu a (câu miêu tả) cho thích hợp với đoạn văn miêu tả ở mục 2.
- Khái quát, so sánh và phát biểu (…) - 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/119) Hoạt động 3: Luyện tập: (15 phút)
- Hướng dẫn và tổ chức luyện tập. - Luyện tập theo cá nhân.
Bài tập 1: (SGK/120)
a. – Bóng tre (CN) trùm lên âu iếm làng, bản, xóm, thôn (VN, miêu tả).
- … thấp thóang (VN, tồn tại) mái đình mái chùa cổ kính (CN).
- … ta (CN) gìn giữ 1 nền văn hóa lâu đời (VN, miêun tả).
b. - … có (VN, tồn tại) cái hang của Dế Choắt (CN).
c. - … tua tủa (VN, tồn tại) những mầm măng (CN).
- Măng (CN) trồi lên nhoạn hoắt như 1 cái gai … (VN, miêu tả) Bài tập 2: (SGK/120)
- HS viết 1 đoạn văn ngắn miêu tả cảnh sân trường.
- Sử dụng được ít nhất 1 câu tồn tại.
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút)
- HS học thuộc bài, làm bài tập còn lại, chuẩn bị bài Ôn tập văn miêu tả.
***********************************************************
Tuần 30, tiết 119 Ngày soạn: 14/04
Ngày dạy: 19/04