THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
Bài 27: Văn bản: LÒNG YÊU NƯỚC
(I. Ê-ren-bua) (Hướng dẫn đọc thêm) A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nhận thấy được lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì gần gũi và quen thuộc nhất của quê hương; thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của bài kí.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích thể kí – chính luận.
- Bồi dưỡng thêm lòng yêu gia đình, quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)
? Vì sao có thể nói cây tre là biểu tượng cao qúy của dân tộc VN?
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Yêu nước là 1 tình cảm tự nhiên, thiêng liêng. Tình cảm trừu tượng này được nhà văn I. Ê-ren-bua lí giải 1 cách giản dị, thuyết phục qua bài kí “Lòng yêu nước” mà hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Đọc- hiểu chung: (0 phút)
1. Tác giả I. Ê-ren-bua: 1.
? Giới thiệu những hiểu biết của em về nhà văn I. Ê-ren-bua.
- Chốt lại.
- Phát biểu theo chú thích dấu sao (SGK/107).
2. Văn bản “Lòng yêu nước”: 2.
? Hãy cho biết thời gian sáng tác và xuất xứ của văn bản.
- Chốt lại.
- Phát biểu theo chú thích dấu sao (SGK/107).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Văn bản được viết theo thể loại nào? Hãy cho biết nội dung chủ yếu và cách lập luận của bài văn.
- Chốt lại.
- Trao đổi và trả lời:
+ Thể loại: Kí – chính luận
+ Nội dung chính: Lí giải nguồn gốc của lòng yêu nước. Cách lập luận đi từ chung đến riêng.
3. Đọc từ khoa và văn bản: 3.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu 14 từ khó (SGK) - Hướng dẫn và chỉ dịnh HS đọc văn bản.
- Đọc lướt qua 14 từ khó (SGK/ 107, 108) - 2,3 HS đọc nối tiếp 1 lượt đến hết văn bản với giọng lúc mềm mại, lúc rắn rỏi.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản:
1. Cội nguồn của lòng yêu nước: 1.
? Theo nhà văn, lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? Em có nhận xét gì về ý kiến đó.
- Chốt lại và thuyết giảng: Bằng sự trải nghiệm đời sống, tác giả cho ta hiểu lòng yêu nước không phải là cái gì chung chung, mà là 1 tình yêu cụ thể bắt nguồn từ những tình cảm cụ thể, giản dị.
? Vì chiến tranh, người dân Xô Viết nhớ những gì về quê hương?
- Chốt và giảng: Người dân ở mỗi vùng đều tha thiết nhớ và tự hào về vẻ đẹp của quê hương qua tất cả những gì thân thuộc, gắn bó.
? Em có nhận xét gì về cách lựa chọn và miêu tả hình ảnh qua nỗi nhớ của người dân Xô Viết ở mỗi miền quê.
- Phát biểu:
+ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà
+ Ý kiến xác thực.
- Trao đổi và trả lời: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô …; người xứ U-crai-na nhớ đến bóng thùy dương …; người xứ Grui-di-a ca tụng khí trời của núi cao …; người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va …; người Mát-xcơ-va nhớ phố cổ, …
- Phát biểu: Tác giả chọn và miêu tả 1 số hình ảnh tiêu biểu của mỗi vùng.
2. Chân lí của lòng yêu nước: 2.
? Chân lí của lòng yêu nước được thể hiện trực tiếp qua câu văn nào trong đoạn 2? Em có nhận xét gì về câu văn đó.
- Chốt lại, giảng: Câu văn trước nêu quy luật của tự nhiên, đối ứng với câu sau.
? Sức mạnh được tạo ra từ lòng yêu của người dân Xô Viết thể hiện 1 cách cảm động qua chi tiết nào? Em hiểu ntn về chi tiết đó.
- Chốt và thuyết giảng: Chi tiết đó thể hiện 1
- Phát biểu:
+ Câu văn “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”
+ Câu văn sử dụng biện pháp tăng tiến.
- Trao đổi và trả lời:
+ Chi tiết thể hiện cảm động sức mạnh của lòng yêu nước: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.”
tiếng nói thầm kín, tha thiết. Cuộc sống và hạnh phúc của mỗi người gắn liền với vận mệnh của quê hương đất nước, bởi thế mất nước là mất tất cả. Tình cảm đó không chỉ được thể hiện ở người Nga mà còn được thể hiện ở tất cả các dân tộc bị xâm lược. Lịch sử và nhân dân không bao giờ quyên những con người như thế.
Tác giả đã khơi dậy ở người đọc lòng tự hào, ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
+ Trả lời theo cảm nhận.
Hoạt động 3: Tổng kết:
? Bài văn cho em hiểu được ntn về nguồn gốc và chân lí của lòng yêu nước?
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/109)
- Khái quát và phát biểu (…)
- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/109) IV. Củng cố: (03 phút)
- GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn.
***********************************************************
Tuần 28, tiết 111 Ngày soạn: 30/03
Ngày dạy: 02/04
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nắm vững khái niệm câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
- Biết nhận diện và phân tích đặc điểm và chức năng của câu trần thuật đơn.
- Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn trong nói, viết 1 cách hợp lí.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)
?Đặt 1 câu văn và phân tích đặc điểm cấu tạo của CN và VN của câu văn đó.
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Ở Tiểu học, các em đã được học những kiểu câu nào? HS phát biểu (…) GV: Trong ngữ pháp TV, câu luôn có thành phần chính: CN, VN. Xét về đặc điểm cấu tạo và mục đích nói, người ta chia câu thành nhiều kiểu câu khác nhau. Bài học hôm nay sẽ đi tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và mục đích nói của kiểu câu tràn thuật đơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Câu trần thuật đơn là gì? (15 phút) - Treo bảng phụ và cho HS đọc to ví dụ (SGK/
101) - 1 HS đọc to ví dụ (SGK/ 101)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Đoạn trích trên gồm có mấy câu? Hãy cho biết các câu trên dùng để làm gì (mục đích nói)?
- Chốt lại và giảng: Ngoài chức năng chính là dùng để kể, tả, nêu ý kiến, các câu trên còn dùng kèm theo cảm xúc.
- Phát phiếu học tập và tổ chức cho HS thảo luận trong 5 phút; Theo dõi, đôn đốc và yêu cầu HS trình bày.
? Xác định CN, VN của các câu trần thuật vừa tìm được rồi xếp chúng thành 2 loại: loại câu do 1 cụm C-V tạo thành và loại câu do 2 cụm ánhóng đôi tạo thành.
- Chốt lại và giảng về loại câu có 2 cụm C-V sóng đôi tạo thành.
? Qua đó, em thấy câu trần thuật đơn có cấu tạo ntn và dùng để làm gì?
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/101)
- Phát biểu:
+ Đoạn trích gồm có 09 câu
+ Các câu 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9 dùng để kể, tả lại việc Dế Mèn không cho Dế Choắt đào thông ngách sang nhà mình; Câu 3: dùng để bộc lộ cảm xúc; câu 7: dùng để đề nghị.
- Thảo luận nhóm trong 5 phút; Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
+ … tôi (CN1) / đã hếch răng lên (VN1), xì 1 hơi rõ dài (VN2).
+ … tôi (CN) / mắng (VN)
+ Thông ngách sang nhà ta (VN)? (Tĩnh lược CN)
+ Dễ nghe nhỉ (VN) ! (Tĩnh lược CN)
+ Chú mày (CN1) / hôi như cú mèo thế này (VN1) / ta (CN2) / nào chịu được (VN2).
+ Đào tổ nông thì cho chết (VN). (Tỉnh lươc CN)
+ Tôi (CN1) / về (VN1), không 1 chút bận tâm (VN2).
- Khái quát và trả lời.
- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/101) Hoạt động 2: Luyện tập: (20 phút)
- Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập - Luyện tập cá nhân và theo nhóm.
Bài 1: (SGK/101) Tìm và xác định tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Câu 1: dùng để giới thiệu và miêu tả (câu 3,4 không phải câu trần thuật đơn) - Câu 2: dùng để nêu ý kiến.
Bài 2: (SGK/102) Xác định kiểu câu và nêu tác dụng.
Tất cả đều thuộc câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu.
Bài 3: (SGK/102) So sánh kiểu câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
Các câu trần thuật (a, b, c) đều giới thiệu nhân vật phụ trước, qua miêu tả các việc làm, quan hệ của nhân vật phụ với nhân vật chính.
Bài 4: (SGK/103) Nhận xét tác dụng của câu trần thuật giới thiệu nhân vật.
Các câu trần thuật (a, b) ngoài việc dùng để giới thiệu nhân vật còn miêu tả các hành động của nhân vật.
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút)
- HS học thuộc bài, làm các bài tập còn lại; chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn có từ là.
***********************************************************
Tuần 28, tiết 112 Ngày soạn: 31/03
Ngày dạy: 05/04
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là, và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
- Nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo và tác dụng của câu trần đơn có từ là.
- Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là vào nói, viết một cách hợp lí.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)
? Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho 1 ví dụ và phân tích cấu tạo và tác dụng của câu trần thuật đơn đó.
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (01 phút) Bên cạnh câu trần thuật đơn, ngữ pháp TV còn có câu trần thuật đơn có từ là. Câu trần thuật đơn có từ là có gì giống và khác câu trần thuật đơn? Bài học hôm nay sẽ giải đáp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Đặc điểm của câu trần thuật dơn có từ là: (15 phút) - Treo bảng phụ và cho HS đọc to ví dụ
(SGK/114)
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS thảo luận nhóm trong 05 phút:
? Xác định CN, VN và phân tích cấu tạo của vị ngữ của các câu trên.
? Chọn từ ngữ thích hợp đã cho ở mục 3 (SGK) để điền vào trước các VN của các câu trên.
- Chốt lại.
? Qua đó, em hãy cho biết đặc điểm của câu trần thuật có từ là?
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/114)
- 1 HS đọc to ví dụ (SGK/114)
- Thảo luận nhóm trong 05 phút rồi đại diện nhóm trình bày:
a. Bà đỡ Trần (CN) / (không phải) là người huyện Đông Triều (VN: cụm danh từ).
b. Truyền thuyết (CN) / (không phải) là loại truyện dân gian … (VN: cụm danh từ).
c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (CN) / (chưa phải) là 1 ngày trong trẻo, sáng sủa (VN:
cụm danh từ)
d. Dế Mèn trêu chị Cốc (CN) / (không phải) là dại (VN: tính từ)
- Khái quát, tổng hợp và phát biểu.
- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/114).
Hoạt động 2: Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: (05 phút) - Cho HS đọc lại ví dụ (mục I, SGK) và hướng
dẫn HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (mục II, SGK/115)
- Chốt lại.
? Qua đó, em thấy câu trần thuật đơn có từ là gồm có mấy kiểu, đó là những kiểu nào?
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/115).
- Đọc lướt qua ví dụ (mục I, SGK/ 114) và trao đổi trả lời:
+ Câu b: trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN.
+ Câu a: giới thiệu vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN.
+ Câu c: miêu tả đặc điểm, trạng thái của vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN.
+ Câu e: đánh giá về vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN.
- Khái quát, tổng hợp và trả lời.
- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/115).
Hoạt đọng 3: Luyện tập: (15 phút)
- Hướng dẫn và tổ chức luyện tập. - Luyện tập cá nhân và theo nhóm.
Bài tập 1: (SGK/115, 116) Tìm câu trần thuật đơn có từ là.
Tất cả đều là câu trần thuật đơn có từ là.
Bài tập 2: (SGK/116) Xác định CN, VN và kiểu câu trần thuật đơn có từ là ở BT 1.
a. Hoán dụ (CN) / là là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác coa quan hệ gần gũi … (VN). (Câu định nghĩa)
b. Người ta gọi chàng (CN) / là Sơn Tinh (VN). (Câu giới thiệu)
c. Tre (CN) / là cánh tay của người nông dân (VN). (Câu miêu tả, giới thiệu) Tre (CN) / còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ (VN). (Câu miêu tả, giới thiệu)
Nhạc của trúc, nhạc của tre (CN) / là khúc nhạc đồng quê (VN) (Câu miêu tả, giới thiệu) d. Bồ các (CN) / là bác chim ri (VN). (Câu giới thiệu)
Chim ri (CN) / là dì sáo sậu (VN). (Câu giới thiệu) Sáo sậu (CN) / là cậu sáo đen (VN). (Câu giới thiệu) Sáo đen (CN) / là em tu hú (VN). (Câu giới thiệu) Tu hú (CN) / là chú bồ các (VN). (Câu giới thiệu)
đ. Vua nhớ công ơn phong (CN) là Phù Đổng Thiên Vương … (VN). (Câu miêu tả) e. Khóc (CN) / là nhục (VN). (Câu đánh giá)
Và dại khờ (CN) / là những lũ người câm (VN). (Câu đánh giá) Bài tập 3: (SGK/116)
HS viết đoạn văn lên bảng sử dụng hợp lí 1 số câu trần thuật đơn có từ là và nêu được tác dụng.
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút)
- HS học thuộc bài, làm lại bài tập 3 (SGK); chuẩn bị bài Lao xao.
***********************************************************
Tuần 29, tiết 113 Ngày soạn: 05/04
Ngày dạy: 08/04