TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TLV

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 181 - 186)

A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của phần văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 6;

- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của 1 số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học

- Biết hệ thống, tổng hợp, so sánh, chứng minh và phân tích.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị.

II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, các em đã được tìm hiểu 1 số tác phảm tiêu biểu của văn hoc dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại, văn bản nhật dụng trong cũng như ngoài nước. Để nắm vững lại kiến thức cơ bản của các văn bản trích học, bài học hôm nay giúp chúng ta tổng kết lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1:Tổng hợp tên các văn bản đã học. (05 phút)

? Hãy nêu theo thứ tự tên các văn bản đã học trong năm ở lớp 6.

- Chốt lại 32 văn bản..

- Phát biểu: Con Rồng, Cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm; Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Treo biển, Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Cô Tô, Cây tre VN, Lòng yêu nước, Lao xao; Cầu LB, chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động PN.

Hoạt động 2: Khái niệm thể loại. (10 phút)

? Dựa vào chú thích dấu sao ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 và cho biết:

- Thế nào là truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung

- Phát biểu theo chú thích dấu sao ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 và phát biểu (…)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

đại, VBND? Nêu tên các văn bản thuộc từng loại truyện trên.

- Chốt lại.

Hoạt động 3: Nhân vật trong các tác phẩm truyện. (18 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS trình bày

bảng thống kê về các nhân vật trong tác phẩm truyện.

- Nhận xét, uốn nắn và chốt lại.

- 1, 2 HS trình bày miệng về bảng thống kê đã chuẩn bị ở nhà.

- Cả lớp nhận xét và sửa chữa, rút kinh nghiệm.

TT Tên văn bản Nhân vật

chính

Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính 1. Con Rồng, cháu Tiên LLQ, Au Cơ Cao qúy, xinh đẹp, khỏe mạnh, tài giỏi, là tổ

tiên giống nòi của người Việt.

2. Bánh chưng, .. Lang Liêu Trung hiếu, nhân hậu, thông minh, là người làm ra bánh chưng, bánh giầy.

3. Thánh Gióng T.Gióng Người anh hùng đánh thắng giặc An, cứu nước.

4. Sơn Tinh, TT ST, TT ST tượng trưng cho cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ, TT hiện thân của lũ lụt.

5. Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi Người anh hùng dân tộc đánh đuổi giặc Minh xâm lược.

6. Sọ Dừa Sọ Dừa Nghèo khổ, xấu xí nhưng thông minh, tài giỏi, nhân hậu.

7. Thạch Sanh T.Sanh Nghèo khổ, thật thà, dũng cảm, nhân hậu.

8. Em bé thông minh. Em bé Nghèo khổ, thông minh, dũng cảm.

9. Cây bút thần Mã Lương Nghèo khổ, thông minh, ham học, thương yêu người dân nghèo.

10 Ong lão đánh cá … Ông lão, mụ vợ, cá vàng

Ông lão thật thà, nhân hậu đến nhu nhược;

mụ vợ thô lỗ, tham lam, bội nghĩa; Cá vàng độ lượng, giàu ơn nghĩa.

11 Ếch ngồi đáy giếng Con ếch Hiểu biết nông cạn nhưng chủ quan, bảo thủ, kiêu ngạo.

12 Thầy bói xem voi 5 thầy bói Nhìn nhận sự vật phiến diện, bảo thủ.

13 Đeo nhạc cho mèo Lũ chuột Sáng kiến viễn vông, thiếu khả thi … 14 Chân, Tay, … Chân, Tay .. Ghen tị, đố kị người khác …

15

. Treo biển Chủ nhà

hàng Làm việc thiếu chính kiến, không chọn lọc ý kiến trong việc làm.

16 Lơn cưới, áo mới 2 chàng trai Khoe của lố lăng

17 Con hổ có nghĩa Con hổ Lối sống nghĩa tình trọn vẹn 18

. Mẹ hiền dạy con Bà mẹ Thông minh, , thương yêu và nghiêm khắc 19 Thầy thuốc giỏi … Phạm Bân Giỏi nghề, thương yêu người bệnh, cứng cỏi 20 Bài học đường đời … Dế Mèn Cường tráng, đẹp đẽ nhưng kiêu ngạo 21 Bức tranh của em … Người anh Hay ghen tuông đố kị

22 Buổi học cuối cùng Phrăng Lười học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS T

T Tên văn bản Nhân vật chính Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính

23 Đêm nay

Bác…

Bác Hồ Giản dị, yêu thương bộ đội

24 Lượm Lượm Hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời, dũng cảm, hăng say làm cách mạng.

? Xác định các văn bản thuộc thể kí trong chùm văn bản VHHĐ.

? Hãy chọn 03 nhân vật trong các nhân vật trên mà em thích nhất. Vì sao em lại thích các nhân vật đó?

- Chốt lại.

? Các truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại có gì giống nhau về phương thức biểu đạt?

- Chốt lại.

- Phát biểu: (…)

- Phát biểu theo cảm nhận của bản thân (…)

- Trao đổi và trả lời: Đều có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể …

Hoạt động 4: Các văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và nhân ái. (07 phút)

? Hãy liệt kê các văn bản (SGK, tập 2) về những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc ta.

- Nhận xét và chốt lại.

- Trao đổi và trả lời:

+ Các bản thể hiện truyền thống yêu nước:

Sông nước Cà mau, Vượt thác, Lượm, Cô Tô, Cây tre VN, Lao xao; Cầu LB, chứng nhân lịch sử, Động PN.

+ Các thể hiện truyền thống nhân ái: Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Đêm nay Bác không ngủ.

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị bài Tổng kết phần Tập làm văn.

***********************************************************

Tuần 34, tiết 134 Ngày soạn: 09/05

Ngày dạy: …./05

TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TLV

(Tiếp theo) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Hệ thống hóa, khái quát hóa và củng cố lại kiến thức cơ bản của các kiểu bài Tập làm văn đã học trong lớp 6.

- Nhận diện, tái hiện, so sánh, chứng minh, phân tích.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị.

II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Trong chương trình Ngữ văn, phần TLV, các em đã được học ngững kiểu bài TLV nào? HS phát biểu (…). GV: Bài học hôm nay giúp các em củng cố kiến thước cơ bản của các kiểu văn bản đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Phương thức biểu đạt của các văn bản trích học.(0 phút) - Hướng dẫn và tổ chức cho HS bảng thống

kê về phương thức biểu đạt của các văn bản trích học.

- Nhận xét, chốt lại.

- 1, 2 HS trình bày miệng trước lớp về bảng thống kê về phương thức biểu đạt của các văn bản trích học đã chuẩn bị ở nhà.

- Cả lớp lắng nghe và nhận xét, sửa chữa.

TT Các phương thức biểu đạt Thể hiện qua các văn bản trích học

1 Tự sự Con Rồng, Cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh

Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm; Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Treo biển, Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;

Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Buổi học cuối cùng, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, 2 Miêu tả Sông nước Cà mau, Vượt thác, Mưa, Cô Tô, Cây tre

VN, Lao xao; Động PN.

3 Biểu cảm Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Cô Tô, Mưa, Cây tre VN, Lao xao; Cầu LB, chứng nhân lịch sử.

4. Nghị luận Lòng yêu nước, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

- Hướng dẫn và tổ chức cho HS làm câu hỏi số 2, SGK/155.

- Nhận xét, chốt.

- Trao đổi và trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

TT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính

1 Thạch Sanh Tự sự dân gian (truyện cổ tích)

2 Lượm Tự sự, biểu cảm (thơ hiện đại)

3 Mưa Miêu tả, biểu cảm (thơ hiện đại)

4 Bài học đường đời đầu tiên Tự sự (truyện hiện đại)

5 Cây tre Việt Nam Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh (bút kí hiện đại)

? Trong chương trình Ngữ văn 6, em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Hãy thống kê.

- Chốt lại.

- Phát biểu:

+ Văn bản tự sự: kể chuyện sáng tạo, kể chuyện đời thường , kể chuyện tưởng tượng.

+ Văn bản miêu tả: Tả cảnh, tả người, vật (tả chân dung, tả người gắn liền với công việc) Hoạt động 2: Đặc điểm và cách làm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Điểm khác nhau của các văn bản tự sự, miêu tả, đơn từ.

1.

? Hãy so sánh nội dung, mục đích, hình thức trình bày (các phần trong 1 văn bản) của 3 loại văn bản: tự sự, miêu tả, đơn từ.

- Nhận xét, chốt lại.

- 1, 2 HS trình bày miệng trước lớp về kết quả đã chuẩn bị ở nhà.

- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.

T T

Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức

1 Tự sự Giúp người đọc tìm hiểu, giải thích sự việc

Hệ thống chuỗi các chi tiết, hành động, sự việc diễn ra theo 1 cốt truyện nhất định

Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần (thơ, vè

…) 2 Miêu tả Giúp người đọc hình

dung cụ thể đặc điểm, tính chất của sự vật

Hệ thống chuỗi hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét.

Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần (thơ, ca dao …)

3 Đơn từ Đề đạt 1 nguyện vọng của 1 cá nhân hay tập thể.

Trình bày lí do, yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng để người có thẩm quyền giải quyết.

Viết theo mẫu hoặc không theo mẫu.

Hoạt động 3: Bố cục bài văn.

? Hãy nêu nội dung nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục 3 phần của bài văn miêu tả và tự sự.

- Nhận xét, chốt.

- 1 HS trình bày miệng trước lớp kết quả đã chuẩn bị.

- Cả lớp lắng nghe, nhận xét và sửa chữ.

T

T Các phần Tự sự Miêu tả

1 Mở bài Giới thiệu truyện, nhân vật Giới thiệu đối tượng miêu tả 2 Thân bài Kể diễn biến câu chuyện 1 cách chi

tiết và theo trình tự xuôi hoặc ngược

Miêu tả chi tiết đối tượng theo 1 trình tự hợp lí

3 Kết bài Kể kết thúc câu chuyện hoặc nêu cảm nghĩ.

Nêu cảm xúc, tình cảm của người tả.

Hoạt động 4: Nhân vật, sự việc và chủ đề trong văn tự sự.

? Nêu mối quan hệ của sự việc, nhân vật với chủ đề của văn bả tự sự. Cho ví dụ.

- Nhận xét, chốt lại.

? Nhân vật trong văn tự sự thường được kể , miêu tả qua những yếu tố nào?

? Thứ tự kể và ngôi kể làm cho cách kể thêm

- Trao đổi và trả lời:

+ Nhân vật làm ra sự việc, làm cho sự việc không bị rời rạc và tạo ra cốt truyện. Sự việc và nhân vật tập trung làm rõ chủ đề.

+ Ví dụ: Truyện Thánh Gióng có sự việc: sự ra đời kì lạ, gặp sứ giả, đánh tan giặc, về trời

… Nhân vật làm nên các sự việc đó là Gióng.

Sự việc và nhân vật đã làm rõ chủ đề: ước mơ có người anh hùnh đánh đuổi giặc ngoại xâm.

- Phát biểu: Kể nhân vật qua các yếu tố: chân dung, ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, việc làm …

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

linh hoạt ntn?

- Nhận xét, chốt lại.

- Thứ tự kể theo thời gian làm ho câu chuyện mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi; kể theo thứ tự không gian làm cho cảnh vật dễ xem, ngắm;

kể không theo trình tự nào mà xáo trộn theo tâm trạng người kể làm cho câu chuyện có sự bất ngờ.

- Ngôi kể thứ 3: khách quan; ngôi kể thứ nhất: giàu cảm xúc.

Hoạt động 5: Phương pháp miêu tả.

? Vì sao khi miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật hiện tượng và con người?

? Nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.

- Chốt lại.

- Phát biểu:

+ Làm cho sự miêu tả đúng đắn, sâu sắc.

+ Các phương pháp: tả cảnh vật, đồ vật, con vật, tả con người, tả cảnh sinh hoạt, tả sáng tạo.

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, làm phần luyện tập, chuẩn bị bài Tổng kết phần tiếng Việt.

***********************************************************

Tuần 34, tiết 135 Ngày soạn: 10/05

Ngày dạy: …. /05

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 181 - 186)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w