BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 109 - 112)

(A. Đô-đê) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu qúy tiếng mẹ đẻ, đó là 1 phương tiện quan trọng của lòng yêu nước; Nắm được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm nhân vật qua miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.

- Luyện kĩ năng đọc và phân tích ngoại hình, hành động, ngôn ngữ nhân vật.

- Củng cố và bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp-kiểm tra bài cũ: (05 phút)

?Nêu cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong văn bản

“Vượt thác”?

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (01 phút) Yêu nước là tình cảm tự nhiên. Nó bắt nguồn từ tất cả những gì gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống và được thể hiện rất sâu sắc và đa dạng. Bài học hôm nay sẽ chứng minh làm rõ điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Đọc-hiểu chung:(28 phút)

1. Nhà văn A. Đô-đê: 1.

? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn A.

Đô-đê?

- Chốt.

- Phát biểu theo chú thích * (SGK/54)

2. Văn bản “Buổi học cuối cùng” 2.

?Văn bản được viết dựa vào hoàn cảnh lịch sử nào?

- Chốt, nhấn mạnh thời gian, địa điểm; Ghi bảng.

?Theo em, nhan đề của truyện có dụng ý gì?

- Chốt.

? Truyện được kể theo lời nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?

- Chốt, ghi bảng.

- Phát biểu: Văn bản lấy bối cảnh sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (Đức) năm 1870- 1871…

- Trao đổi và trả lời: Nói về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp (tiếng mẹ đẻ) để hôm sau sẽ học những buổi học khác bằng tiếng Đức.

- Phát biểu:

+ Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, theo ngoi thứ nhất.

+ Các nhân vật của truyện: (…) Thầy Ha- men là nhân vật gây ấn tượng nổi bật nhất.

3. Đọc từ khó và văn bản: 3.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Hướng dẫn tìm hiểu 13 từ khó (SGK/54) - Hướng dẫn và đọc mẫu 1 đoạn đầu rồi chỉ định HS đọc nối tiếp.

- Đọc lướt qua 13 từ khó (SGK/54).

- 3,4 HS đọc nối tiếp 1 lượt đến hết văn bản với giọng xót xa, tiếc nuối, cảm động.

Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản: (07 phút) 1. Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng: 1.

? Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường tới trường, quang cảnh ở trường và không khí lớp học?

- Chốt, ghi bảng.

? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

- Trao đổi và trả lời:

+ Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị trước trụ sở xã – nơi đưa đến mọi tin chẳng lành từ 2 năm nay.

+ Trường lớp bình lặng như buổi sáng chủ nhật và trang trọng, khác lạ (khác với buổi học bình thường: thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, HS ngồi lặng lẽ và lớp học có cả dân làng tham gia với vẻ buồn rầu.

- Vùng An-dát bị nước Phổ chiếm đóng và

Tâm trạng của Phrăng?

(HẾT TIẾT 1)

hôm sau phải học tiếng Phổ Phrăng ngạc nhiên, chóang váng.

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút) - HS học thuộc bài, chuẩn bị phần còn lại.

***********************************************************

Tuần 23, tiết 90 Ngày soạn: 25/02

Ngày dạy:27/02

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(A. Đô-đê) (Tiểp theo) A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu qúy tiếng mẹ đẻ, đó là 1 phương tiện quan trọng của lòng yêu nước; Nắm được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm nhân vật qua miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.

- Luyện kĩ năng đọc và phân tích ngoại hình, hành động, ngôn ngữ nhân vật.

- Củng cố và bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

I. GV: Bảng phụ, phiếu học tập II.HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:

I. Ổn định lớp:

II. Dạy bài mới:

* Dẫn vào bài: (03 phút) Cho HS nhắc lại kiến thức cơ bản của tiết 1: Sự khác lạ trên đường tới trường, quang cảnh ở trường và không khí lớp học qua quan sát của Phrăng? HS trả lời (…) GV vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản: (Tiếp theo) (33 phút) 1. Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng: 1.

? Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng diễn biến ntn trong buổi học cuối cùng?

- Bình giảng về sự thay đổi về thái độ, tình cảm, suy nghĩ của Phrăng; Ghi bảng.

? Cảnh dân làng chăm chú nghe giảng và cụ Hô-de đánh vần có ý nghĩa gì ?

- Chốt và bình.

- Trao đổi và trả lời: Phrăng cảm thấy ân hận, xấu hổ, tự trách mình và chăm chú nghe giảng; thương yêu và kính trọng thầy.

- Phát biểu: Vừa tạo nên không khí thiêng liêng của buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, vừa thể hiện được tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp của người dân.

2. Thầy giáo Ha-men: 2.

? Trang phục; thái độ đối với HS của thầy Ha-men lúc kết thúc buổi học được miêu tả ntn?

- Chốt.

- Tìm kiếm chi tiết, từ ngữ và phát biểu:

+Trang phục: đẹp đẽ, trang trọng (Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt …)

+Thái độ với HS: nhẹ nhàng, ôn tồn, dịu dàng và nhiệt tình giảng bài.

? Thầy Ha-men đã nói về tiếng Pháp ntn?

Em hiểu như thế nào về câu nói đó của thầy Ha-men?

- Chốt, bình giảng.

? Hành động, cử chỉ của thầy Ha-men lúc kết thúc buổi học được miêu tả ntn? Hành động, cử chỉ đó đã gợi cho em cảm nghĩ gì?

- Chốt, bình giảng.

?Qua đó, hình ảnh nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

- Chốt, ghi bảng.

? Hãy tìm 1 số câu văn trong truyện có dùng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh ấy?

- Chốt.

- Trao đổi, trả lời:

+Nói về tiếng Pháp: Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất …

+ Câu nói bộc lộ tình yêu tiếng mẹ đẻ và là lời gửi gắm, nhắn nhủ tới HS và nhân dân vùng An-dát.

- Trao đổi, trả lời:

+ Hành động, cử chỉ cuối buổi học: Đứng im, chăm chú nhìn xung quanh, nghẹn ngào và viết mạnh lên bảng …

+ Hành động, cử chỉ đó thể hiện sự xúc động mạnh, sự đau đớn, xót xa và nuối tiếc vì mai thầy phải xa rời tất cả.

- Phát biểu theo cảm nhận.

- Tìm kiếm và phát biểu theo SGK.

Hoạt động 3: Tổng kết: (05 phút)

? Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản?

? Nêu những thành công nào về nghệ thuật? - Khái quát và trả lời.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/55).

- 1 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/55).

IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.

- Hướng dẫn HS học bài.

Dặn dò: (01 phút)

- HS học thuộc bài, làm phần Luyện tập, chuẩn bị bài Nhân hóa

***********************************************************

Tuần 23, tiết 91 Ngày soạn: 25/02

Ngày dạy:27/02

Một phần của tài liệu Phân phối bài giản THCS NGU VAN 6 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w