A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố kiến thức văn tả cảnh, tả người
- Rèn luyện kĩ năng nói 1 vấn đề đã chuẩn bị trước tập thể 1 cách tự tin, rõ rành, diễn cảm.
- Bồi dưỡng thêm tính chủ động, tự tin trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Hướng dẫn và phân công HS chuẩn bị II.HS: Chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Dạy bài mới:
* Dẫn vào bài: (03 phút) Hãy nhắc lại cách làm bài văn miêu tả và nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục 3 phần của bài văn miêu tả? HS phát biểu (…) GV vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Yêu cầu luyện nói. (05phút) - Nêu các yêu cầu trong luyện nói:
+ Nói theo dàn ý đã chuẩn bị trước ở nhà (phân biệt đọc và nói)
+ Đầu bài nói phải có giới thiệu, kết thúc phải có lời cảm ơn người nghe.
+ Tư thế thẳng, hướng về người nghe. Giọng nói vừa nghe, rõ rành, diễn cảm.
+ Kết hợp linh hoạt cử chỉ, điệu bộ và ngữ điệu trong khi nói.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Luyện nói trên lớp.
1. Tả miệng theo đoạn văn có sẵn. 1.
- Cho HS đọc to lại đoạn văn (SGK/71).
? Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
- Nhận xét, uốn nắn, biểu dương.
- 1 HS đọc to lại đoạn văn (SGK/71).
- 1,2 HS xung phong tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
2. Tả miệng theo trí nhớ về 1 văn bản. 2.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Từ truyện buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng.
(Trang phục? Giọng nói, cử chỉ, thái độ khi Phrăng đến muộn và không học bài? Nét mặt, lời nói, hành động của thầy trong buổi học?) - Nhận xét, uốn nắn, biểu dương
- 2,3 HS lên bảng và tả lại bằng miệng cho cả lớp nghe.
- Cả lớp lắng nghe và góp ý.
3. Tả miệng về hình ảnh 1 thầy giáo cũ. 3.
- Cho HS đọc lại đề bài (SGK/71); Chia HS làm 06 nhóm và tổ chức thảo luận trong 05 phút.
* Gợi ý: Em đi thăm thầy giáo cũ vào thời gian nào, đi với ai và tâm trạng ntn? Quang cảnh nhà thầy có gì đổi thay sau nhiều năm?
Trang phục và thái độ, cử chỉ, lời nói của thầy? Hai thầy trò đã nói những gì, câu nói nào của thầy khiến em nhớ nhất? Tâm trqạng lúc chia tay ra về?
- Quán xuyến HS thảo luận và yêu cầu HS trình bày.
- Lắng nghe và nhận xét, uốn nắn, khích lệ.
- 1 HS đọc to lại đề bài (SGK/71)
- Thảo luận thống nhất dàn ý đã chuẩn bị theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày; Cả lớp góp ý.
IV. Củng cố: (03 phút) - GV hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm vững của bài học.
- Hướng dẫn HS học bài.
Dặn dò: (01 phút)
- HS học lại bài, tập tả miệng ở nhà cho người thân nghe về 1 đối tượng miêu tả em thích;
- Chuẩn bị bài Kiểm tra Văn
***********************************************************
Tuần 25, tiết 97 Ngày soạn: 09/03
Ngày dạy: 11/03
KIỂM TRA VĂN
A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Hệ thống hóa và củng cố kiến thức cơ bản của phần văn bản đã học (từ tuần 19 đến tuần 24) - Kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp nhận văn học và năng lực tái nhận, tái hiện.
- Củng cố tính trung thực, nghiêm túc trong thi cử.
B. CHUẨN BỊ:
I. GV: Ra đề, làm đáp án và biểu điểm
II.HS: Ôn lại phần các văn bản đã học từ tuần 19 (SGK Ngữ văn 6, tập 2) C. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Bài kiểm tra:
* Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Chọn một đáp án trả lời mà em cho là đúng nhất trong mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu của các văn bản: “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi),
“Vượt thác” (Võ Quảng) là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2: Văn bản nào sau đây thuộc thể thơ năm chữ?
A. “Buổi học cuối cùng” (A. Đô-đê) B. “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi) C. “Vượt thác” (Võ Quảng) D. “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) Câu 3: Các văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Sông nước Cà Mau”, “Bức tranh của em gái tôi”, “Vượt thác”, “Buổi học cuối cùng” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Kể theo ngôi thứ nhất B. Kể theo ngôi thứ hai
C. Kể theo ngôi thứ ba D. Tất cả đều sai
Câu 4: Nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài) được miêu tả có gì nổi bật về ngoại hình và tính cách?
A. Có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ. B. Gầy gò, ốm yếu, xấu xí.
C. Tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. D. Kết hợp ý A với ý B là đúng.
Câu 5: Truyện “Buổi học cuối cùng” (A. Đô-đê) đã miêu tả nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua những chi tiết nào?
A. Ngoại hình B. Cử chỉ, lời nói C. Tâm trạng D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng và đầy đủ về nội dung của văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?
A. Truyện phê phán, chê trách tính bẩn thỉu và nghịch ngợm của em gái.
B. Truyện phê phán, chê trách tính ích kỉ và tính đố kị của người anh.
C. Truyện ca ngợi tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế ở mình.
D. Truyện miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật theo ngôi kể thứ nhất.
II. Phần tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm) Nêu nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).
Câu 2: (1,0 điểm) Tìm phép tu từ được dùng trong câu văn sau: “Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.” (Trích văn bản “Vượt thác”)
Câu 3: (2,0 điểm) Câu nói: “Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giừ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” (Trích văn bản “Buổi học cuối cùng”) đã thể hiện được tình cảm gì của thầy giáo Ha-men?
III. Đáp án và thang điểm:
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
HS trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Cụ thể:
Câu 1:B ; Câu 2: D ; Câu 3: A ; Câu 4: D ; Câu 5:D ; Câu 6: C.
II. Phần tự luận:
Câu 1: HS trả lời được các ý sau:
- Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân; thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ (2,0 điểm)
- Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm; sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động (2,0 điểm)
Câu 2: Câu văn sử dụng phép tu từ:
- So sánh (0,5 điểm) - Nhân hóa (0,5 điểm)
Câu 3: Câu nói về tiếng Pháp của thầy giáo Ha-men thể hiện tình cảm:
- Ngợi ca, yêu qúy tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc … (1,0 điểm) - Tình yêu đất nước thiết tha, sâu sắc … (1,0 điểm)
III. Dặn dò: (01 phút)
- HS về xem lại bài, chuẩn bị bài Trả bài viết TLV tả cảnh viết ở nhà
***********************************************************
Tuần 25, tiết 98 Ngày soạn: 09/03
Ngày dạy: 12/03